Đề nghị đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm thay cho 'cụ Rùa' đã chết
(VTC News) – GS Nguyễn Lân Dũng đề nghị đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm thay cho 'cụ Rùa' đã chết chiều 19/1.
Trao đổi với VTC News, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết dù đang công tác trong TP.HCM nhưng vẫn nắm được thông tin rùa Hồ Gươm đã chết chiều qua 19/1. Hiện tại, người dân Hà Nội cũng đang rất quan tâm đến sự việc này.
Rùa Hồ Gươm trong một lần nổi lên khỏi mặt nước |
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng cho rằng loài vật này đã trở thành biểu tượng của Hồ Gươm hàng trăm năm qua. Vì vậy, TP Hà Nội có thể đưa rùa trên hồ Đồng Mô về thả tại Hồ Gươm vì “Hồ Gươm không thể thiếu rùa”.
Lý giải về ý kiến này, GS Dũng cho rằng cá thể rùa Đồng Mô cũng giống với rùa Hồ Gươm nên hoàn toàn phù hợp.
Trước đó, năm 2012,Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie khẳng định với VTC News đã làm xét nghiệm AND rùa Đồng Mô tại Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật và kết quả xét nghiệm cho thấy rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi liệu có nên ướp xác rùa Hồ Gươm, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Phải ướp xác rùa Hồ Gươm để ở đền Ngọc Sơn vì đây là di sản quốc gia. Rùa Hồ Gươm còn gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm báu”.
Tiêu bản rùa khổng lồ trong đền Ngọc Sơn |
Trong khi đó, tối 19/1, PGS Hà Đình Đức, người có khoảng 20 năm nghiên cứu về rùa ở Hồ Gươm cho hay đã được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) gọi điện báo tin sự việc.
Theo PGS Đức, lần cuối cụ rùa nổi lên là từ 10h đến 12h ngày 21/12/2015. Ở lần nổi này, mai cụ rùa vẫn bóng nhẫy, trơn mượt.
Cũng theo ông Đức, năm 2015 số lần cụ rùa hồ Gươm nổi lên mặt nước khá ít. Tháng 11 nổi hai lần, tháng 12 nổi một lần. Trung bình mỗi tháng cụ rùa nổi vài lần, thấp hơn hẳn nhưng năm trước, trung bình một tháng nổi khoảng chục lần.
Khi hỏi liệu có ướp xác rùa Hồ Gươm hay không, ông Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay : "Trước mắt, sẽ đưa xác cụ rùa về đền Ngọc Sơn để bảo quản. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ hội ý".Hiện tại, các lực lượng chức năng của TP. Hà Nội đã được triệu tập để bàn cách giải quyết, trong đó sẽ xin ý kiến các nhà khoa học về việc bảo quản xác cụ rùa.
Video: Bắt được rùa biển khổng lồ ở Quảng Bình
Nguồn: VTV
2.
"Nhà rùa học" không đồng ý đề nghị đưa rùa Đồng Mô thay "cụ rùa"
Theo PGS.TS Đức, về hình thái rùa Đồng Mô và rùa Hồ Gươm khác nhau rất nhiều, chưa kể, môi trường ở Đồng Mô cũng sạch hơn so với môi trường hiện tại của hồ Hoàn Kiếm.
PGS.TS Hà Đình Đức cùng "cụ Rùa" Hồ Gươm. Ảnh: ông Đức cung cấp/Zing.vn
Sau khi rùa Hồ Gươm qua đời, xác rùa được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Theo TS Nguyễn Quang Tề (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm năm 2011), cá thể rùa ở Hồ Gươm (người dân quen gọi là "cụ rùa") đã sống đến vài trăm tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới.
"Trong lần cứu chữa năm 2011, chúng tôi chưa xác định chính xác tuổi của cụ rùa. Tuy nhiên, ước tính cụ rùa đã vài trăm tuổi.
Cụ rùa cũng đạt đến kích thước tối đa với chiều dài 2,08 mét, rộng 1,08 mét, nặng 169kg. TS Tề cho biết thêm, cá thể rùa sống lâu nhất trên thế giới được ghi nhận là 180 năm.
"Vì thế, "cụ rùa" hồ Hoàn Kiếm thuộc loài sống lâu nhất thế giới", TS Tề cho hay.
Theo PGS.TS Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về rùa Hoàn Kiếm, xác cụ rùa đang được bảo quản tại phòng lạnh của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để chờ xử lý, có thể làm tiêu bản lưu giữ.
Ông Đức cũng khẳng định, việc làm tiêu bản rùa Hồ Gươm để lưu giữ hoàn toàn khả thi và việc này nếu được sẽ do các chuyên gia thực hiện giống với tiêu bản đang có trong đền Ngọc Sơn.
Cụ thể, các nhà khoa học sẽ lấy hết phần nội tạng của rùa ra, tiêm chất chống thối vào những chỗ không lấy được cơ ra. Sau đó thì sấy, rồi cho thuốc chống mốc vào...
Trước đề nghị đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm thay cho "cụ rùa" đã chết của một chuyên gia, PGS.TS Đức đã bày tỏ sự không đồng tình với ý kiến này.
Ông nêu quan điểm, thực tế, về hình thái, rùa Đồng Mô và rùa Hồ Gươm khác nhau rất nhiều. Chưa kể, môi trường ở Đồng Mô cũng khác và sạch hơn so với môi trường hiện tại của hồ Hoàn Kiếm.
"Theo tôi, nên tìm một "cụ rùa" nào gần gần với "cụ rùa" Hồ Gươm thì có thể chấp nhận được còn đưa rùa Đồng Mô vào thì nó không giống với rùa ở đây. Cho nên đưa vào nó không hay.
Còn cụ thể thế nào sẽ phải do cơ quan quản lý Nhà nước, hội đồng khoa học quyết định", ông Đức nói.
Rùa Hoàn Kiếm (còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) được mô tả lần đầu tiên từ năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này.
Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa (TCF) xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp (CR) năm 2010.
Theo các nhà khoa học, loài rùa Hồ Gươm chỉ còn 4 cá thể, gồm một con sống ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), một ở Đồng Mô và hai con còn lại ở Trung Quốc.
Năm 2011, Hà Nội đã đưa cụ rùa lên khám bệnh và chữa trị trong hơn ba tháng, sau đó thả về tự nhiên cùng rất nhiều thức ăn dự trữ là cá.
Giới chức Hà Nội và các nhà khoa học khám định kỳ cho "cụ rùa".
Lần nổi lên gần đây nhất của cụ rùa Hồ Gươm là vào trưa 21/12/2015. Khi đó, "cụ rùa" nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm - Hà Nội).
http://kenh14.vn/xa-hoi/nha-rua-hoc-khong-dong-y-de-nghi-dua-rua-dong-mo-thay-cu-rua-20160121141304203.chn
3.
Tiêu bản rùa quý hiếm tại Việt Nam
18:30 21/01/2016
Hàng loạt tiêu bản rùa quý có xuất xứ từ khắp các tỉnh thành đang được trưng bày tại ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Chia sẻ
|
Đáng chú ý nhất trong phòng trưng bày là cá thể rùa mai mềm, chiều dài 1,2 m, nặng 52 kg được tiến sĩ Vũ Ngọc Thành, nguyên cán bộ khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội trực tiếp làm tiêu bản. |
Rùa chết và nổi tại hồ Hoàn Kiếm năm 2010. Tiến sĩ Thành cho biết, đây còn được gọi là ba ba Nam Bộ (cua đinh). |
Một cán bộ phòng trưng bày thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết, việc trưng bày chủ yếu để phục vụ nghiên cứu, học tập cho cán bộ, sinh viên trường. Có những tiêu bản được đem về từ thời Pháp thuộc. |
Hình ảnh tiêu bản rùa bốn mắt, được đưa về phòng trưng bày năm 1971. Đây là một trong những loài được Tổ chức bảo tồn rùa châu Á xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng từ năm 1939. Tại Việt Nam, loài rùa này xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam, nhưng rất hiếm. |
Rùa đất Spengle đưa về năm 1935, là một trong những loài rùa nước ngọt tại Việt Nam. Hiện tại nó được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. |
Rùa núi vàng được tìm thấy tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 1940, sau đó được đưa về để phục vụ nghiên cứu. Loài rùa này sống chủ yếu ở vùng núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn... hay các tỉnh khác như Bắc Giang, Tây Ninh. |
Rùa núi viền có nguồn gốc từ Sa Pa, Lào Cai được các chuyên gia phát hiện năm 1938. Rùa núi viền thường sinh sống trên cạn, ở các khe rãnh thung lũng, có nhiều ở Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Kon Tum... |
Rùa sa nhân được đưa về phòng trưng bày năm 2003 và được Tổ chức rùa châu Á xếp vào sách đỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên ở nước ta thường xuyên xuất hiện những trang mạng buôn bán rùa sa nhân. |
Rùa hộp trán vàng được tìm thấy tại vườn thú Sài Gòn năm 1939. Đây là loài rùa trong sách đỏ Việt Nam, cấm buôn bán dưới mọi hình thức. |
Rùa hộp Amboi - lưng đen cũng nằm trong sách đỏ Việt Nam, đưa về phòng trưng bày năm 1939 sau khi phát hiện tại vườn thú Sài Gòn. |
Ngoài hàng loạt tiêu bản rùa, tại đây còn có những loài khác như đồi mồi, ba ba... |
Tất cả đều là những loài có giá trị. Sau khi mổ và làm các biện pháp khác nhau, chúng được nhồi bông và giữ |
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét