Trần Đức Thảo
Đợi mãi không thấy đâu, suốt từ năm ngoái qua năm nay (xem ở đây), tôi chán rồi. Tôi sẽ nói trước luôn, và sẽ không trở lại chuyện này nữa.
Tôi chỉ nói đúng một điều duy nhất: ý nghĩa sự tồn tại của Trần Đức Thảo.
Trần Đức Thảo tồn tại chỉ để nói một điều: triết học theo kiểu đó là không thể, là ảo tưởng, thậm chí là xuẩn ngốc, với một xứ sở như ở đây. Hơn thế nữa, tồn tại của Trần Đức Thảo là sự phủ nhận cho toàn bộ những ảo tưởng nằm trong các triết học "hệ thống". Xét ở riêng khía cạnh này, sự tồn tại của Trần Đức Thảo có ý nghĩa hơn sự tồn tại của Jean-Paul Sartre rất nhiều, vạn lần hơn. Đúng thế, để hiểu Trần Đức Thảo, chính là phải nhìn vào Sartre, chứ nhìn vào đâu nữa? Đâu phải tự dưng mà có câu chuyện ấy: câu chuyện dẫu có diễn ra thật hay không hề diễn ra, thì nó vẫn cứ là cốt yếu để hiểu, Trần Đức Thảo cao hơn nhiều so với Jean-Paul Sartre, vì, rất đơn giản, Trần Đức Thảo tồn tại để chứng minh một điều vô nghĩa. Khi mà hư vô là thứ lớn nhất, chẳng có gì bao trùm được nữa, thì sự vô nghĩa lớn lao hơn bất kỳ một sự có nghĩa nào. Điều này là sơ đẳng, nhưng chỉ là sơ đẳng với những ai không ngu. Đúng hơn, là sơ đẳng với những ai biết ngu, không bị quáng mắt bởi những màu mè hoa lá chói ngời tư duy thẳm sâu hữu thể hiện sinh nhân bản situation và vô vàn thứ khác; về cơ bản, tất tật là lừa dối đấy. Phần lớn con người, nhất là cáctriết gia, tồn tại cả cuộc đời mà không hiểu điều này. Nhưng cay đắng nhất là các trường hợp nhận ra khi đã già, sắp chết. Cuối đời, Trần Đức Thảo chọn bệnh điên đấy, không phải tự dưng mà bị điên đâu. Cố mà hiểu điều đó nhé.
Trí thức Việt Nam phần lớn mang trong mình sự phẫn. Sự phẫn ấy không dễ tiếp cận đâu. Nhượng Tống là một ví dụ: Nhượng Tống là hiện thân của bí ẩn đấy, đừng nghĩ là lại gần được ông ấy. Trần Đức Thảo, ở trường hợp riêng của mình, cũng vậy. Bất kỳ sự tiếp cận nào không đúng chỉ làm hại họ thêm nữa mà thôi.
Những điều này, tôi nói vì lợi ích chung, mặc dù tôi nghĩ "lợi ích chung" này đâu có xứng đáng để được hưởng điều đó. Cũng chẳng phải là trách nhiệm của tôi đâu. Nhưng thôi cứ nói, cố mà hiểu.
Khi họ đã dành nguyên cả cuộc đời mình để chứng minh một điều gì đó rất to lớn, điều họ cần đâu phải là khóc thương. Những cái ấy lớn lao hơn nhiều. Khóc thương, ngậm ngùi, nước mắt nước mũi, cảm khái: đừng trẻ con đến thế.
Họ chỉ cần duy nhất một điều thôi: họ cần được hiểu. Từ sự vô nghĩa mà họ ôm trọn trong mình, cần thiết là nảy sinh được những gì có nghĩa. Vậy thôi.
Tôi chỉ nói đúng một điều duy nhất: ý nghĩa sự tồn tại của Trần Đức Thảo.
Trần Đức Thảo tồn tại chỉ để nói một điều: triết học theo kiểu đó là không thể, là ảo tưởng, thậm chí là xuẩn ngốc, với một xứ sở như ở đây. Hơn thế nữa, tồn tại của Trần Đức Thảo là sự phủ nhận cho toàn bộ những ảo tưởng nằm trong các triết học "hệ thống". Xét ở riêng khía cạnh này, sự tồn tại của Trần Đức Thảo có ý nghĩa hơn sự tồn tại của Jean-Paul Sartre rất nhiều, vạn lần hơn. Đúng thế, để hiểu Trần Đức Thảo, chính là phải nhìn vào Sartre, chứ nhìn vào đâu nữa? Đâu phải tự dưng mà có câu chuyện ấy: câu chuyện dẫu có diễn ra thật hay không hề diễn ra, thì nó vẫn cứ là cốt yếu để hiểu, Trần Đức Thảo cao hơn nhiều so với Jean-Paul Sartre, vì, rất đơn giản, Trần Đức Thảo tồn tại để chứng minh một điều vô nghĩa. Khi mà hư vô là thứ lớn nhất, chẳng có gì bao trùm được nữa, thì sự vô nghĩa lớn lao hơn bất kỳ một sự có nghĩa nào. Điều này là sơ đẳng, nhưng chỉ là sơ đẳng với những ai không ngu. Đúng hơn, là sơ đẳng với những ai biết ngu, không bị quáng mắt bởi những màu mè hoa lá chói ngời tư duy thẳm sâu hữu thể hiện sinh nhân bản situation và vô vàn thứ khác; về cơ bản, tất tật là lừa dối đấy. Phần lớn con người, nhất là cáctriết gia, tồn tại cả cuộc đời mà không hiểu điều này. Nhưng cay đắng nhất là các trường hợp nhận ra khi đã già, sắp chết. Cuối đời, Trần Đức Thảo chọn bệnh điên đấy, không phải tự dưng mà bị điên đâu. Cố mà hiểu điều đó nhé.
Trí thức Việt Nam phần lớn mang trong mình sự phẫn. Sự phẫn ấy không dễ tiếp cận đâu. Nhượng Tống là một ví dụ: Nhượng Tống là hiện thân của bí ẩn đấy, đừng nghĩ là lại gần được ông ấy. Trần Đức Thảo, ở trường hợp riêng của mình, cũng vậy. Bất kỳ sự tiếp cận nào không đúng chỉ làm hại họ thêm nữa mà thôi.
Những điều này, tôi nói vì lợi ích chung, mặc dù tôi nghĩ "lợi ích chung" này đâu có xứng đáng để được hưởng điều đó. Cũng chẳng phải là trách nhiệm của tôi đâu. Nhưng thôi cứ nói, cố mà hiểu.
Khi họ đã dành nguyên cả cuộc đời mình để chứng minh một điều gì đó rất to lớn, điều họ cần đâu phải là khóc thương. Những cái ấy lớn lao hơn nhiều. Khóc thương, ngậm ngùi, nước mắt nước mũi, cảm khái: đừng trẻ con đến thế.
Họ chỉ cần duy nhất một điều thôi: họ cần được hiểu. Từ sự vô nghĩa mà họ ôm trọn trong mình, cần thiết là nảy sinh được những gì có nghĩa. Vậy thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét