Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC



FRIEDRICH NIETZSCHE
(1844-1900)

DER WILLE ZUR MACHT

CHÍ HÙNG-VĨ
()

TẬP MỘT
1-134

Bản Việt-ngữ của
NGUYỄN QUỲNH
Zựa trên bản Anh-ngữ 1967 của Walter Kaufmann

THAY LỜI TỰA

Năm 1958, khi còn là học-sinh trung-học tôi được đọc ít bài jới thiệu rất thô-sơ và thiếu sót về triết-học của Nietzsche đăng trên tạp-chí Sáng-tạo và cuốnSứ-Mệnh Văn-nghệ của Nguyễn Nam-châu. Vì những tác-jả viết bài trên không fải là những nhà khảo cứu chuyên-môn, nên tôi fải tự tìm đọc những tác-fẩm của Nietzsche, kể từ 1961 tới 1966, khời đầu với những cuốn Thus Spake Zarathustra, Volonté de Puissance, Twilight of the Idols và Beyond Good and Evil. Hai cuốn đầu ảnh-hưởng tới bài viết của tôi,” Đưa vào Í-niệm Không-mầu” (Introduction au sense de la Non-couleur), 1965. Chỉ có Jáo-sư Tiến-sĩ Hubert Hohl, Fó Jám-đốc viện Goethe ở Sàigòn đọc và nhận ra là tôi đã học đòi Nietzsche và Lão-tử.
 
Chí Hùng-vĩ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) tức Der Wille zur Macht được tôi zịch sang Việt-ngữ lần đầu, năm 1972, nhưng mới được một chương thì bỏ. Năm 2005, tôi trình bày sơ qua tư-tưởng trong Der Wille zur Macht tại Viện Triết-học Hà Nội. Năm 2008, Quantic Universe xuất-bản tập I bản Việt-ngữ của tôi tại Hoa-kì, zưới nhan đề, Chí Hùng-vĩ (Í-chí vươn tới Quyền-lực).
 
Vì tầm quan-trọng của của Der Wille zur Macht đối với tôi trong tuổi trẻ, nên tôi zịch sang Việt-ngữ để tri ân, đồng thời xin gửi tới độc-jả của Tiền-vệ, với ước mong rằng tác-fẩm độc-đáo này júp cho các học-jả và sinh-viên ban Triết thấy được tư-tưởng của Nietzsche. Muốn hiểu tư-tưởng trong Chí Hùng-vĩ, người đọc fải có căn-bản vững vàng về lịch-sử, xã-hội, chính-trị, văn-hóa và ngệ-thuật Âu-châu trong ba thế-kỉ 17, 18 và 19. Ảnh hưởng của tư-tưởng Nietzsche vô cùng lớn lao đối với Triết-học Tây-fương trong suốt thế-kỉ hai mươi. Hạn-từ “nôn-mửa” lần đầu xuất-hiện trong Chí Hùng-vĩ
 
Trong bản Việt-ngữ này, những chữ in ngiêng zựa vào nguyên-tác của Nietzsche, còn những chữ đặt trong móc vuông [...] là chữ của tôi thêm vào để làm sáng tỏ tư-tưởng Nietzsche trong tiếng Việt. Der Wille zur Macht được Heidegger coi là một sáng-tạo nghệ-thuật, và ông đã viết một bộ gồm bốn cuốn để ca ngợi Chí Hùng-vĩ của Nietzsche.
 
Nguyễn Quỳnh, EPC College, Feb. 2009.

__________

MỞ

(Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

1
Bàn tới những jì gọi là vĩ-đại ta fải có hai thái-độ: hoặc là iên-lặng, hoặc là bàn về tất cả tính vĩ-đại của chúng. Ngĩa là bàn tới cái vĩ-đại một cách hồn-nhiên không nể nang jì cả.

2
Điều tôi muốn nói liên-quan tới hai thế-kỉ sắp tới. Tôi bàn về cái jì sẽ đến, và điều tất-nhiên không thể nào khác hơn. Cái sẽ đến đó chính là Chủ-ngĩa Hư-vô. Sự-kiện ấy liên-quan tới lúc này, vì nó xảy ra ngay tại đây. Thế thì tương-lai đã lên tiếng bằng cả trăm kí-hiệu, i như là định-mệnh lên tiếng khắp mọi nơi. Chúng ta fải lắng nge tiếng nhạc của tương-lai. Đôi khi, toàn thể văn-hóa Âu-châu của chúng ta đang đi vào đại-nạn, ngột-ngạt không sao chịu nổi, chồng chất từ thập-niên này tới thập-niên khác. Sự ngột-ngạt bồn chồn, hừng hực và ồ ạt như một jòng sông muốn chảy tới cùng, không có thì jờ suy-ngĩ, và cũng chẳng zám suy-ngĩ.

3
Điếu tôi nói ở đây chưa phải là thực-hành mà chẳng qua mới chỉ là suy-ngĩ. [Tức là suy-tư] theo kiểu một triết-ja và [suy-tư] trong cô-tịch theo bản-năng, cho nên, tôi có cái lợi [không những] chỉ né sang một bên mà còn đứng ở bên ngoài, kiên nhẫn và thong zong đứng về fía sau. Trong khi ấy, [người] có tinh-thần zám fiêu-lưu và zám thử-ngiệm không còn nữa khi họ đã bước vào mê-cung của tương-lai. Trong khi ấy, có người có khả-năng tiên-tri quay nhìn trở lại để hình zung cái jì sắp xảy ra. Tuy nhiên, một khi con người theo chủ-ngĩa Hư-vô đúng ngĩa nhất ở Âu-châu và đã sống chết với nó [toàn bộ tư-tưởng] thì người ấy thoát khỏi Hư-vô.

4
Ta không nên hiểu lầm hai chữ Hư-vô muốn nói ở tương-lai, vì Chí Hùng-vĩ (Í-chí Vươn tới Quyền-lực) là nỗ-lực xét lại toàn bộ já-trị. Í-niệm này chỉ có ngĩa nếu nó có khuynh-hướng chống lại fong-trào Hư-vô, trên cơ-sở lí-thuyết và hành-động. Một fong-trào nào đó ở tương-lai sẽ thay thế chủ-ngĩa Hư-vô zữ-zội này. Nhưng đây chỉ là jả-thiết. Xét về mặt luận-lí và tâm-lí, thì chắc chắn fong-trào Hư-vô có thể chỉ xảy ra sau nó và chính từ nó mà thôi. Thế thì, chủ-ngĩa Hư-vô đến để làm jì? Chủ-ngĩa ấy đến chỉ vì những já-trị của chúng ta có cho tới lúc này đã hết rồi. Chủ-ngĩa Hư-vô cho ta một sự cáo-chung hợp lí nhất về những já-trị và lí-tưởng của chúng ta. Cho nên, chúng ta fải biết rõ chủ-ngĩa Hư-vô trước khi chúng ta thấy rõ những cái gọi là já-trị đúng sai. Đôi khi, chúng ta cũng cần những já-trị mới.


TẬP MỘT

CHỦ-NGĨA HƯ-VÔ Ở ÂU-CHÂU

1 (1885 – 1886)
FÁC-HỌA ZÀN-BÀI

1. Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng. Cơn khủng-hoảng ấy luôn luôn cho fép ta suy ziễn ra nhiều thứ. Đúng ra, chúng ta chỉ có một cách jải-thích mà thôi: Chủ-ngĩa Hư-vô bắt nguồn từ tinh-thần Thiên-chúa Jáo.

2. Ngày tàn của Thiên-chúa Jáo zo chính luân-lí (morality) của Thiên-chúa Jáo gây ra. Không có luân-lí nào thay thế cho nó hết [tức là nó chết bởi vì chính nó]. Luân-lí của Thiên-chúa Jáo fản-bội Thượng-đế của chính nó. Chúng ta fát mửa ra vì cái sai lầm và zối-trá trong cách jải-thích thế-jan và lịch-sử của Thiên-chúa Jáo. Khởi đầu đạo ấy nói: “Thượng-đế là chân-lí”, để rồi, đạo ấy nhảm nhí nói: “Tất cả đều sai.”

3. Chủ-ngĩa Hồ-ngi coi luân-lí [morality chứ không fải ethics] là iếu-tố quyết-định. Chấm zứt lối jải-thích luân-lí ở thế-jan đưa tới chủ-ngĩa Hư-vô, vì lối jải-thích này không còn khả-năng sau khi nó đã đi quá xa để đưa chúng ta vào chủ-ngĩa Hư-vô. Câu nói, “cái jì cũng thiếu í-ngĩa” có ngĩa là ta không đủ khả-năng jải-thích được thế-jan, sau khi đã tốn quá nhiều hơi sức để hiểu lẽ hồ-ngi, và để biết rằng mọi ziễn-jải về thế-jan đều sai bét. Đạo Fật thì chỉ khoái Tính Không. Đạo Fật của người Ấn không fải là kết-tinh cao-đẳng của sự fát-triển luân-lí. Bởi vậy, tính Hư-vô của Fật-jáo chưa jải quyết được những vấn-đề thuộc fạm-vi luân-lí, ví zụ: sinh là khổ. Sinh ra là một lỗi lầm. Zo đó, Fật-jáo cho rằng lỗi lầm này là bể khổ. Có fải đây là cách định já-trị theo luân-lí? Nỗ-lực của Triết-học là hạ bệ “Ông Thần hay Thượng-đế mang zanh luân-lí” (như thuyết vô-thần của Hegel). Nói khác đi là hạ bệ mọi lí-tưởng như đại-hiền, thánh-nhân, và thi-nhân. Bởi vì những thứ lí-tưởng này ngịch với “chân-thực”, “đẹp”, và “tốt” [tính thiện].

4. Tuy nhiên, chống lại “vô ngĩa” là một chuyện, còn chống lại những fán-đoán về já-trị luân-lí lại là một chuyện khác. Tôi muốn hỏi thế này, “Cho tới bây jờ Triết-học và Khoa-học đã bị những fán-đoán của luân-lí ảnh-hưởng tới mực nào?” Hỏi như thế có fải vì chúng ta có ác-cảm với Khoa-học hay không? Có fải vì thế mà chúng ta chống đối Khoa-học không? [Ví-zụ] fê-bình thuyết của Spinoza. Những lối fán xét vô já-trị của Ki-tô Jáo ở khắp mọi nơi, trong mọi hệ-thống khoa-học và xã-hội. Chúng ta vẫn chưa có một fương-fáp fê-bình luân-lí Ki-tô Jáo.

5. Những kết-quả có tính hư-vô của ngành Khoa-học khảo-sát những hiện-tượng tự-nhiên[1] trong thời hiện-đại, cùng với những nỗ-lực vượt thoát. Khả-năng ngiên-cứu của ngành khoa-học này tự nó suy thoái, mâu-thuẫn, và fản khoa-học. Kể từ Copernicus con người tiếp tục ra khỏi trọng tâm để đi về điểm x, tức là điểm mờ tối xa xôi.[2]

6. Những hậu-quả mang mầu sắc hư-vô nằm trong những suy-tư về chính-trị và kinh-tế. Nhưng trong hai lĩnh-vực này mọi nguyên-lí zựa trên lịch-sử rõ ràng, nên rất tầm-thường, vô-fúc và xảo-trá. Ví-zụ, chủ-ngĩa quốc-ja, chủ-trương vô chính fủ, và cách trừng-fạt. Còn sự fục-hồi tự-zo cho jai-cấp và con người chẳng thấy bàn tới bao jờ.

7. [Ta chỉ thấy] những hậu-quả mang tính sử có mầu sắc hư-vô và những kết-quả của “những sử-ja có khuynh-hướng thực-tế và lãng-mạn”. Trong khi ấy, ngệ-thuật trong thế-jới mới thiếu tinh-thần độc-đáo. Sự băng hoại của ngệ-thuật đã đi vào u-tối, [cho nên] vị-trí vô-địch của Goethe quá rõ ràng.

8. Ngệ-thuật [suy thoái] và bước tới của chủ-ngĩa Hư-vô chính cũng là chủ-ngĩa Lãng-mạn thấy ngay trong đọan cuối vở kịch Nibellungen của Wagner.


I. CHỦ-NGĨA HƯ-VÔ

2 (Xuân–Thu 1887) [3]
Chủ-ngĩa Hư-vô là jì? Chủ-ngĩa Hư-vô xuất-hiện khi những já-trị cao nhất tự chúng fá-sản, và không còn mục-đích. Tại sao? Không có câu trả lời.

3 (Xuân–Thu 1887) [4]
Chủ-ngĩa Hư-vô táo bạo tin vào cái mong-manh tuyệt-đối của đời sống khi chủ-ngĩa ấy tiến tới những já-trị cao nhất. Đồng thời ta cũng nhận ra là ta thiếu quyền tối-thiểu để đặt jả-thiết cho một cái jì xa hơn, hay jả-thiết rằng trong chính cái jì ấy có những sự-kiện có thể là “linh-thiêng”, hoặc trong chính cái jì ấy có một thứ luân-lí tái-sinh.
Vì í-thức này là kết-quả của sự vun-trồng “chân-tính”, nên nó chính là đức-tin vào luân-lí.

[Còn tiếp]

 
_________________________
[1]Natural Science hay Khoa-học Tự-nhiên, theo Nietzsche, và ngay cả theo một số học-jả, là một cụm-từ vô-ngĩa vì không thể có “môn-học tự-nhiên”. Fải viết là Khoa-học ngiên-cứu những hiện-tượng có tính tự-nhiên.
[2]Nguyên-nhân sinh ra những vấn-đề Luân-lí (Genealogy of Morals). Tham-luận thứ 3, đoạn 25.
[3]Theo Erich Podach, thì những gi-chú số 2, 13, 22 và 23 gom lại thành một trong sổ gi-chép của Nietzsche, chứ không trình-bày theo thứ-tự. Gi-chú ấy bắt đầu như sau:
“Chủ-ngĩa Hư-vô là một hiện-tượng bình-thường và chẳng có mục-đích jì cả. Tại sao? Không sao tìm ra câu trả lời. Thế thì Hư-vô Chủ-ngĩa có ngĩa jì? Nó chỉ có ngĩa khi những já-trị cao nhất tự fá-sản.”
Chủ-ngĩa ấy có tính mơ-hồ:
Chủ-ngĩa Hư-vô là zấu-hiệu của quyền-lực. Khi quyền-lực tăng mãi lên nó trở thành Chủ-ngĩa Hư-vô có tính bạo-động, cho nên
Chủ-ngĩa Hư-vô có thề là một zấu-hiệu của quyền-lực...
 
(Xin đọc Ein Blick in Notizbüche (Xem qua Tạp-gi của Nietzsche) Heidelberg, Wolfang Rothe, 1963, trang 205 f. Sách của Schechta trình bày gi-chú này làm bốn fần, theo thứ-tự i như những bản được coi là tiêu-chuẩn: 2, 13, 22, và 23. Để thấy rõ í của Podach và Schechta xin đọc bài của Kaufmann, “Nietzsche in the Light of his Suppressed Manuscript” trong Journal of the History of Philosophy, October 1964 (II. 2). Trang 205-225.
 
[4]Trong bản-thảo của Nietzsche gi-chú này viết là “Thiết-lập fương-án” (Zum Plane). Xin xem Werke, ấn-bản Grossoktav, XXI (1911), t. 497. Những tư-liệu trong sách này gi theo năm “1911”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: