Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Trung Quốc lo sợ trước động thái Mỹ điều các radar X-band tới Nhật và Đông Nam Á khiến mọi động tĩnh dù là nhỏ nhất của mình đều bị Mỹ soi kỹ.


“Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trong khu vực Châu Á của Washington lấy Bình Nhưỡng làm mục tiêu, không phải Bắc Kinh”, Bộ Ngoại giao Mỹ luôn lặp đi lặp lại một thông điệp rõ ràng như vậy. Nhưng liệu có ai tin đó là sự thật?
Vòng vây của X-band
Các chuyên gia quân sự của Mỹ và Trung Quốc vẫn nghi ngờ về tuyên bố nêu trên của Mỹ, họ cho rằng liệu hệ thống phòng thủ tên lửa X-Band đắt tiền, có công nghệ cao này vượt xa khả năng quân sự của Bình Nhưỡng, có nhắm vào Trung Quốc?
Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì kêu gọi Mỹ cần xử lý thận trọng trong những vấn đề phòng thủ tên lửa, duy trì sự ổn định của toàn cầu, thúc đẩy lòng tin giữa các quốc gia, “tránh việc Mỹ đặt sự an toàn quốc gia mình lên trên những nước khác”.
Trung Quốc chắc cũng hiểu rằng các hệ thống radar này trước hết nhằm vào họ, Triều Tiên chỉ là cái cớ. Phó tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách an ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ có thể phát hiện, xác định quỹ đạo, mô hình, đánh chặn tên lửa đạn đạo khác. Tôi tin rằng hệ thống này chủ yếu nhằm phát hiện tên lửa của Trung Quốc”.
 Mỹ sẽ đặt lá chắn tên lửa X-Band 2 ở miền Nam Nhật Bản và X-Band 3 đặt ở khu vực Đông Nam Á nhằm theo dõi Trung Quốc
Mỹ sẽ đặt lá chắn tên lửa X-Band 2 ở miền Nam Nhật Bản và X-Band 3 đặt ở khu vực Đông Nam Á nhằm theo dõi Trung Quốc
Mỹ đặt lá chắn tên lửa X-Band 2 ở miền Nam Nhật Bản và X-Band 3 đặt ở khu vực Đông Nam Á kết hợp với X-Band 1 đã được xây dựng ở quận Aomori miền bắc Nhật Bản vào năm 2006 nhằm tạo ra một vòng cung phòng thủ cho phép Mỹ và các nước đồng minh của mình phát hiện, cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo phóng từ Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc. Cần lưu ý rằng, năm 2006, Trung Quốc đã phản đối Mỹ đặt X-Band đầu tiên ở tỉnh Aomori, phía Bắc Nhật Bản nhưng có lẽ Mỹ đã cương quyết coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng nên họ đã quyết tâm thực hiện.
Sau X-Band đầu tiên đặt tại Nhật, hệ thống thứ hai có thể sẽ được đặt trên một hòn đảo ở phía Nam nước này. Okinawa đã được xem xét nhưng loại trừ sau đó, do cư dân trên đảo vốn phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ. Theo Wall Street Journal, Lầu Năm Góc đang bàn bạc với chính phủ Nhật. Chỉ cần Tokyo gật đầu, vài tháng sau sẽ lắp đặt xong X-Band nhưng người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật từ chối bình luận.
Một số quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Philippines đang tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, vì vậy, có thể xem đây là địa điểm tiềm năng để đặt X-Band 3.
Hệ thống radar tiên tiến này được cho là có khả năng phát hiện, theo dõi các mục tiêu ở khoảng cách xa tới 5000 km. Với tầm quan sát xa và được bố trí 2 hệ thống ở trên vùng biển Hoa Đông cùng một hệ thống ở biển Đông, có thể nói Mỹ đang săm soi từng động tĩnh nhỏ nhất từ Trung Quốc.
Hệ thống mắt thần tại Australia
Theo AFP, ngày 14/11, Mỹ-Australia cùng tuyên bố, quân Mỹ sẽ triển khai radar sóng ngắn C-band không quân có chức năng mạnh và kính viễn vọng không gian ở Australia, coi đó là một phần chuyển dịch chiến lược sang châu Á của Mỹ.
Các quan chức cấp cao Mỹ tiết lộ, đây là lần đầu tiên Mỹ triển khai radar C-band ở nam bán cầu, sẽ giúp cho Mỹ theo dõi tốt hơn các mảnh vỡ không gian, giám sát hoạt động ra vào ở tầng khí quyển và hoạt động phóng không gian của Trung Quốc. Radar này được lắp đặt ở khu vực thuộc thị trấn nhỏ Exmouth ở phía tây bắc Australia.
 Siêu radar C-band của Mỹ
Siêu radar C-band của Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói, thỏa thuận đạt được ngày 14/11 “là một bước nhảy vọt to lớn trong lĩnh vực hợp tác không gian giữa Mỹ-Australia”, cũng là “một bước đi mới quan trọng” tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của lực lượng quân sự Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith giải thích, việc lắp đặt radar C-band “sẽ tăng cường lớn việc giám sát các mãnh vỡ không gian trên bầu trời Australia”, đồng thời phát đi lời cảnh báo về những rác thải trong không gian (space debris) đối với các vệ tinh nhân tạo.
Phía Mỹ cũng cho biết, Mỹ sẽ giúp Australia xây dựng trạm radar, đào tạo nhân viên điều khiển, nhưng nhân viên quân sự Mỹ sẽ không ở lại vĩnh viễn. Chi phí cho việc thiết lập và bắt đầu vận hành radar số hóa C-band này là 30 triệu AUD, nhưng chi phí mỗi năm khoảng 10 triệu AUD.
 Thị trấn nhỏ Exmouth (ngôi sao màu đỏ) ở khu vực tây bắc Australia là nơi quân Mỹ sẽ lắp đặt siêu radar C-band.
Thị trấn nhỏ Exmouth (ngôi sao màu đỏ) ở khu vực tây bắc Australia là nơi quân Mỹ sẽ lắp đặt siêu radar C-band.
Vị trí triển khai radar đã rõ ràng phản ánh chiến lược “quay trở lại châu Á” của Mỹ, sẽ trở thành hệ thống giám sát không gian quỹ đạo trái đất thấp đầu tiên ở nam bán cầu. Radar C-band mỗi ngày có thể theo dõi 200 mục tiêu, có thể giúp xác nhận vệ tinh cùng quỹ đạo của nó và các “hiện tượng dị thường tiềm ẩn”.
Theo các nguồn tin quốc tế, hệ thống radar này hiện triển khai ở căn cứ không quân trên đảo Antigua, thuộc vùng biển Caribe; đến năm 2014, hệ thống này sẽ được chuyển tới căn cứ thông tin Harold Holt (hải quân) ở phía tây bắc Australia.
Ngoài ra, hai bên còn đồng ý chuyển hệ thống “kính viễn vọng giám sát không gian” (SST) tiên tiến (do Mỹ tự nghiên cứu chế tạo, thiết lập tại bang New Mexico) tới Australia – đây là một chiếc kính viễn vọng giám sát quân sự. Mạng tin tức không gian Australia ngày 14/11 cho biết, nhân viên Mỹ cũng sẽ được đưa đến Australia để điều khiển hệ thống radar này.
Được biết, việc thiết kế ra chiếc kính viễn vọng này là để theo dõi những vật thể có thể tích nhỏ trong không gian tầng sâu, ở độ cao khoảng 30-50 nghìn km. Kính viễn vọng quang học này do Cục dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp (DARPA) – cơ quan nghiên cứu công nghệ cao của Lầu Năm Góc nghiên cứu phát triển. Không quân Mỹ sẽ tham gia vào hoạt động thử nghiệm SST và sử dụng SST như một bộ cảm biến thuộc mạng theo dõi không gian của họ.
 Kính viễn vọng
Kính viễn vọng
Hệ thống này có thể được xem như một biện pháp giám sát vơi Trung Quốc khi Trung Quốc đã phóng tên lửa tiêu diệt một chiếc vệ tinh, tạo ra hơn 3.000 mảnh vỡ trong không gian vào năm 2007.
 Vệ tinh do thám của Mỹ
Vệ tinh do thám của Mỹ
 
 Năm 2007, Trung Quốc phóng tên lửa diệt vệ tinh, gây lo ngại cho Mỹ
Năm 2007, Trung Quốc phóng tên lửa diệt vệ tinh, gây lo ngại cho Mỹ
Như vậy chúng ta cơ thể thấy rằng với các hệ thống radar tối tân X-band được triển khai ở Nhật và Đông Nam Á (khả năng là Philippines) cùng hệ thống radar C-band và kính viễn vọng ở Austraulia, Mỹ đã thiết lập một vành đai mắt thần bao quanh Trung Quốc. Với hệ thống radar này, nhất cử nhất động của Trung Quốc khó qua mặt được Mỹ
Theo trí thức trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: