(GDVN) - Ra đa quân sự là những con thú luôn thèm khát điện năng, nó phải được cung cấp liên tục, toàn thời gian. Vận chuyển nhiên liệu hóa thạch ra đảo nhân tạo...
Đài Loan dựng đài tưởng niệm phi pháp 69 năm chiếm đảo Ba Bình Hồng Kông truy vấn công ty nạo vét tham gia bồi lấp trái phép ở Trường Sa Học giả Trung Quốc: Dùng nắm đấm ở Biển Đông là ngu xuẩn, ra tòa là tốt nhất
South China Morning Post ngày 30/11 đưa tin, Trung Quốc đã vận hành một thử nghiệm khai thác năng lượng sóng biển để tạo ra hệ thống máy phát điện với công suất tối đa vượt 200 KW nhằm phục vụ vận hành trận địa ra đa quân sự (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng các trạm sản xuất điện từ sóng biển gần các đảo nhân tạo bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông, nơi Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp chủ quyền, hàng hải với một số nước láng giềng, để giảm thiểu mối đe dọa mất điện tại các trận địa ra đa quân sự thiết lập (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo.
Những trạm điện nổi khổng lồ dự kiến sẽ tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát của Trung Quốc về mặt quân sự trên Biển Đông. Một trạm phát điện từ năng lượng sóng có kích thước bằng một sân bóng đá đã được vận hành thử nghiệm ở vùng biển ngoài khơi đảo Đại Vạn Sơn, gần thành phố Chu Hải tỉnh Quảng Đông hồi đầu tháng này.
Các nhà khoa học thuộc Viện Chuyển đổi năng lượng, Viện Khoa học Quảng Châu cho biết, trạm phát điện từ năng lượng sóng thử nghiệm này sử dụng các động cơ tiên tiến, máy phát điện hiệu quả và liên tục chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng và nó vẫn có thể duy trì hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu, thậm chí là ngay cả khi có siêu bão.
Tốc độ bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) nhanh một cách chóng mặt mà Trung Quốc tiến hành, bao gồm cả các cơ sở quân sự lẫn dân sự ở Trường Sa đòi hỏi Bắc Kinh phải chuẩn bị chuỗi cung ứng điện năng trong những năm gần đây. Vấn đề đau đầu nhất đối với Bắc Kinh là làm thế nào để duy trì nguồn cung điện năng liên tục và ổn định cho trận địa ra đa quân sự trên đảo nhân tạo.
"Ra đa quân sự là những con thú luôn thèm khát điện năng, nó phải được cung cấp liên tục, toàn thời gian. Vận chuyển nhiên liệu hóa thạch ra đảo nhân tạo ở xa rất tốn kém và mất thời gian. Việc vận chuyển cũng có thể bị ảnh hưởng dễ dàng bởi thời tiết xấu hoặc 'láng giềng không thân thiện' (?)", một nhà nghiên cứu xin giấu tên do vấn đề "nhạy cảm", nói với South China Morning Post.
Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết.
Giới nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra một trong những máy phát điện lớn nhất thế giới sử dụng năng lượng sóng với công suất vượt quá 200 KW. Những nhà máy điện dùng năng lượng sóng biển ở Mỹ và Úc cho công suất đầu ra khoảng 150 KW. Việc chuyển đổi năng lượng sóng lớn nhất cho đến nay là một thử nghiệm được triển khai tại Bồ Đào Nha, ghi nhận công suất đầu ra khoảng 750 KW.
Các nhà máy phát điện bằng năng lượng sóng do Trung Quốc xây dựng được cho là có thể hoạt động ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Trong trường hợp có bão, nó sẽ tự động nhấn chìm một phần, chỉ để lại một phần nhỏ trên mặt biển để tránh thiệt hại do gió mạnh. Các trạm điện này cũng không bị neo cố định vào lòng biển để có thể tự do di chuyển đến nơi nào sóng mạnh.
Trạm phát điện này được cho là vẫn hoạt động và tạo ra điện ngay cả khi bị nhấn chìm phần lớn. Điện năng sản xuất ra sẽ được Trung Quốc dẫn về các đảo nhân tạo bằng hệ thống cáp ngầm dưới nước.
Lý Minh, một giáo sư công nghệ ra đa từ đại học Công nghệ Tây An tỉnh Thiểm Tây cho rằng, hệ thống ra đa quân sự có nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn và không thể hoạt động toàn thời gian với nguồn cung điện năng thiếu ổn định. Sử dụng các nhà máy phát điện từ sóng là giải pháp hợp lý, tuy nhiên ông nghi ngờ một nhà máy điện từ sóng biển có thể đáp ứng đủ nhu cầu, bởi một ra đa cảnh báo quân sự tiêu thụ nhiều hơn 200 KW.
Một vấn đề khác là chi phí vận hanh và duy trì các nhà máy sản xuất điện từ sóng biển như vậy rất lớn với nhiều cụm phát điện để tạo thành mạng lưới điện để cho sản lượng tối đa. Chỉ riêng một trạm sản xuất điện thử nghiệm nêu trên đã ngốn của Trung Quốc gần 20 triệu nhân dân tệ, tương đương khoảng 3,12 triệu USD cho thiết kế và chế tạo nó.
Một góc đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, ảnh: SCMP. |
Những trạm điện nổi khổng lồ dự kiến sẽ tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát của Trung Quốc về mặt quân sự trên Biển Đông. Một trạm phát điện từ năng lượng sóng có kích thước bằng một sân bóng đá đã được vận hành thử nghiệm ở vùng biển ngoài khơi đảo Đại Vạn Sơn, gần thành phố Chu Hải tỉnh Quảng Đông hồi đầu tháng này.
Các nhà khoa học thuộc Viện Chuyển đổi năng lượng, Viện Khoa học Quảng Châu cho biết, trạm phát điện từ năng lượng sóng thử nghiệm này sử dụng các động cơ tiên tiến, máy phát điện hiệu quả và liên tục chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng và nó vẫn có thể duy trì hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu, thậm chí là ngay cả khi có siêu bão.
Tốc độ bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) nhanh một cách chóng mặt mà Trung Quốc tiến hành, bao gồm cả các cơ sở quân sự lẫn dân sự ở Trường Sa đòi hỏi Bắc Kinh phải chuẩn bị chuỗi cung ứng điện năng trong những năm gần đây. Vấn đề đau đầu nhất đối với Bắc Kinh là làm thế nào để duy trì nguồn cung điện năng liên tục và ổn định cho trận địa ra đa quân sự trên đảo nhân tạo.
"Ra đa quân sự là những con thú luôn thèm khát điện năng, nó phải được cung cấp liên tục, toàn thời gian. Vận chuyển nhiên liệu hóa thạch ra đảo nhân tạo ở xa rất tốn kém và mất thời gian. Việc vận chuyển cũng có thể bị ảnh hưởng dễ dàng bởi thời tiết xấu hoặc 'láng giềng không thân thiện' (?)", một nhà nghiên cứu xin giấu tên do vấn đề "nhạy cảm", nói với South China Morning Post.
Trạm sản xuất điện từ năng lượng sóng Trung Quốc thử nghiệm ngoài khơi đảo Đại Vạn Sơn, Chu Hải, Quảng Đông ngốn 20 triệu nhân dân tệ, khoảng 3,13 triệu USD. Ảnh: SCMP. |
Giới nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra một trong những máy phát điện lớn nhất thế giới sử dụng năng lượng sóng với công suất vượt quá 200 KW. Những nhà máy điện dùng năng lượng sóng biển ở Mỹ và Úc cho công suất đầu ra khoảng 150 KW. Việc chuyển đổi năng lượng sóng lớn nhất cho đến nay là một thử nghiệm được triển khai tại Bồ Đào Nha, ghi nhận công suất đầu ra khoảng 750 KW.
Các nhà máy phát điện bằng năng lượng sóng do Trung Quốc xây dựng được cho là có thể hoạt động ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Trong trường hợp có bão, nó sẽ tự động nhấn chìm một phần, chỉ để lại một phần nhỏ trên mặt biển để tránh thiệt hại do gió mạnh. Các trạm điện này cũng không bị neo cố định vào lòng biển để có thể tự do di chuyển đến nơi nào sóng mạnh.
Trạm phát điện này được cho là vẫn hoạt động và tạo ra điện ngay cả khi bị nhấn chìm phần lớn. Điện năng sản xuất ra sẽ được Trung Quốc dẫn về các đảo nhân tạo bằng hệ thống cáp ngầm dưới nước.
Lý Minh, một giáo sư công nghệ ra đa từ đại học Công nghệ Tây An tỉnh Thiểm Tây cho rằng, hệ thống ra đa quân sự có nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn và không thể hoạt động toàn thời gian với nguồn cung điện năng thiếu ổn định. Sử dụng các nhà máy phát điện từ sóng là giải pháp hợp lý, tuy nhiên ông nghi ngờ một nhà máy điện từ sóng biển có thể đáp ứng đủ nhu cầu, bởi một ra đa cảnh báo quân sự tiêu thụ nhiều hơn 200 KW.
Một vấn đề khác là chi phí vận hanh và duy trì các nhà máy sản xuất điện từ sóng biển như vậy rất lớn với nhiều cụm phát điện để tạo thành mạng lưới điện để cho sản lượng tối đa. Chỉ riêng một trạm sản xuất điện thử nghiệm nêu trên đã ngốn của Trung Quốc gần 20 triệu nhân dân tệ, tương đương khoảng 3,12 triệu USD cho thiết kế và chế tạo nó.
Hồng Thủy
Nguồn: Giaoduc
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét