Tưới nhớt đã qua sử dụng lên rau
Những hộ trồng rau ở khu vực phường Thạnh Xuân, quận 12 đều đặn mỗi ngày pha thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, dầu nhớt,… để tưới rau giúp rau xanh mướt, lá đẹp,…
Thực chất sử dụng dầu nhớt không làm cho rau lớn mau, chúng chỉ tạo nên một lớp màng nhầy khó phá vỡ, giúp rau ít bám bụi, xanh hơn,… Bình thường nhớt đã rất độc hại, trong khi đó nhớt đã qua sử dụng thì càng gây hại cho sức khỏe hơn vì bên trong chúng chứa chì, kẽm,… Nếu sử dụng các loại rau tưới nhớt đã qua sử dụng lâu dài thì chắc chắn sẽ gây ung thư.
Cho bò, dê ăn rác đại trà
Những bãi rác thải tại các làng quê đang mọc lên như nấm sau mưa. Bất chấp nguy hiểm rình rập, những kiếp người sống, mưu sinh cùng rác cũng tăng lên nhanh chóng.
Đi kèm theo đó là hình ảnh hững đàn bò được chăn thả trên những đống rác thải sinh hoạt đã trở nên phổ biến ở nhiều địa phương. Bất chấp tác hại từ loại "thực phẩm chăn nuôi" dạng này đã được các nhà khoa học, chuyên gia cảnh báo từ lâu.
Trong đống rác thải chất cao như núi thật khó có thể nói trong đó chứa những chất độc gì. Với thời gian ăn rác lâu như vậy, dần dần các chất độc hại sẽ càng được tích trữ và loại thịt nhiễm những chất độc này mang đến khả năng gây hại đến dường nào thì chưa thể thống kê hết được.
Táo, lê, chuối, dưa hấu để lâu không hư
Những quả táo ta vốn đã rất nổi tiếng là có vị ngon ngọt nhưng người mua loại trái cây này dần một thưa thớt. Đơn giản là vì loại trái cây này rất dễ nhiễm sâu bệnh gây hại, chỉ có cách duy nhất là phun thuốc trừ sâu liều lượng lớn mới có thể đảm bảo được sự phát triển và cho quả ngon của loại cây ăn trái này.
Bên cạnh đó người dùng Việt cũng đã quá quen thuộc với hình ảnh táo, lê, chuối,… để trưng một thời gian dài mà lỡ quên trên bàn thờ hay trong tủ lạnh thì cũng không bị hư hay thối rữa. Rõ ràng, chỉ có hóa chất độc hại mới giữ được trái cây tươi ngon lâu đến thế.
Một quả táo để 9 tháng không hư
Nhúng sầu riêng vào hóa chất
Sau một thời gian mật phục theo dõi, ngày 7/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Đắk Lắk đã ập vào bắt quả tang các nhân công của cơ sở thu mua sầu riêng Minh Tâm, tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắk của ông Lê Minh Tâm (SN 1978, ngụ huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đang nhúng quả sầu riêng vào thùng hóa chất được pha sẵn.
Theo các nhân công ở đây, việc nhúng trái sầu riêng vào hóa chất là nhằm mục đích làm cho trái sầu riêng mau chín. Để có lãi thì phải dùng hóa chất để sầu riêng chín nhanh hơn, múi đẹp, ngon. Đặc biệt, màu sắc của sầu riêng bị nhúng hóa chất gần giống như trái chín tự nhiên, chỉ có người sành sầu riêng mới phân biệt đâu là trái tự chín và bị ép chín.
Loại hóa chất các chủ cơ sở thường dùng nhuộm trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hóa chất càng nặng đô thì thời gian thúc sầu riêng chín càng rút ngắn. Sau khi nhúng, chưa đầy 12 giờ sau là sầu riêng chín.
“Nghề” làm mít chín
Để những quả mít non chín cùng một lúc, nhiều chủ vựa tại tỉnh Đắk Lắk bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, bơm hóa chất vào trong trái. Sau 24 giờ, mít non vỏ cứng, chưa có mùi... đồng loạt chín, ruột vàng, thơm ngào ngạt.
Nhiều năm nay, hai huyện Krông Pắk và Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) được xem là “thủ phủ” mít lớn nhất cả nước. Khi mít được “phù phép” chín “siêu tốc”, chủ vựa lột lấy múi bán cho các nhà máy.
Cạnh chỗ công nhân làm, những ruột mít vàng ruộm để cạnh đám phế phẩm thối rữa. Ruồi nhặng, côn trùng bu bám đầy, thậm chí có con chết dính vào múi, nhưng vẫn được công nhân đưa vào bịch mang đi nhập cho lò sấy.
Để có được nguồn múi thành phẩm dồi dào, hàng ngày ông Bốn (chủ một sơ sở tại tỉnh) gom về cơ sở của mình cả tấn mít trái còn xanh, vỏ cứng, chưa có mùi rồi dùng hóa chất “thúc” mít non chín “siêu tốc”. Ông Bốn tiết lộ: “Nếu cứ để chín từ từ sẽ hỏng ăn. Muốn có lời phải ủ làm sao để cả tấn mít đồng loạt chín, rồi thuê công nhân lột”.
Các loại thịt có chất tạo nạc
Một số chủ một trại chăn nuôi sử dụng loại chất này cho biết, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dạng này. Đa phần là không biết xuất xứ hoặc có nguồn gốc từ Trung Quốc, giá mỗi hộp dao động từ 300.000 đến 2.000.000 đồng, đơn vị tính theo gam hoặc kg, tùy theo dạng thường hay đậm đặc.
Khi pha trộn thì chỉ hơn 1 tháng, heo đã có thể đạt trọng lượng 25 - 30 kg/con. Hiện nay, các loại thuốc này được bán khá tràn lan, có thể dễ dàng kiếm hàng tại các thành phố lớn hay các khu vực tập trung nhiều khu chăn nuôi.
http://petrotimes.vn/nguoi-viet-dang-giet-nhau-nhu-the-nao-358156.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét