(GDVN) - Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
Aung San Suu Kyi: Các nghị sĩ NLD buộc phải nói được tiếng Anh Thein Sein - Người kiến tạo hòa bình và nuôi dưỡng nền dân chủ cho Myanmar Bà Aung San Suu Kyi sẽ lãnh đạo đất nước thế nào khi không thể thành Tổng thống?
Ngày 2/12, tờ Telegraph của Anh đưa tin, lãnh tụ đảng Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp với Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing và Tổng thống Myanmar Thein Sein để bàn về việc chuyển giao quyền lực sau bầu cử.
Theo như lời của Bộ trưởng Thông tin Ye Htut, người đã được tham dự cuộc họp cùng với Tổng thống, cho các phóng viên biết: "Họ đã thảo luận việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ tiếp theo. Các cuộc thảo luận đã được diễn ra trong sự ấm áp và cởi mở”.
Như vậy, nền dân chủ tại Myanmar đã được nuôi dưỡng dưới thời của chính quyền Tổng thống Thein Sein đã đảm bảo cho một cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, kết thúc trong hòa bình, và kết quả của nó là chiến thắng lịch sử cho NLD.
Nay nền dân chủ ấy lại tiếp tục được đảm bảo bởi quân đội, khi quyết định chuyển giao một cách êm thấm quyền lực cho chính phủ chuyển tiếp sau bầu cử.
Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nên đã tổ chức thành công cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên từ năm 1960 và quyết định tôn trọng kết quả bầu cử, dù đảng cầm quyền được quân đội hậu thuẫn chịu thất bại nặng nề.
Cũng cần nhắc lại lại là năm 1990, NLD cũng chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử nhưng kết quả đã bị chính phủ quân sự lúc đó gạt bỏ, và lãnh tụ NLD Aung San Suu Kyi bị bắt, bị quản thức hơn 20 năm.
Vì vậy, có thể khẳng định đây là một chiến thắng mang tính quyết định cho nền dân chủ tại Myanmar.
Có nhiều người lo ngại nền dân chủ tại Myanmar có thể “chết yểu” vì nó làm suy giảm quyền lực của quân đội – lực lượng nắm quyền tại Myanmar mấy thập kỷ nay.
Nhưng với diễn biến mới nhất này, có thể thấy nền dân chủ ấy đã tiếp tục có sức sống để đảm bảo cho một xã hội dân chủ và tự do tại Myanmar – điều mà người dân Myanmar đã gửi gắm qua cuộc bầu cử vừa qua.
Tuy nhiên, một điều được nhiều người quan tâm là vai trò và vị thế của bà Aung San Suu Kyi sẽ như thế nào khi Hiến pháp Myanmar có những quy định khiến cho bà không thể trở thành Tổng thống Myanmar, mặc dù NLD của bà giành chiến thắng áp đảo và bà là lãnh tụ đảng.
Cuộc gặp với lãnh đạo quân đội cho thấy, điều lo ngại này có thể được giải quyết sớm hơn, đáp ứng ý nguyện của người dân và cá nhân bà Aung San Suu Kyi.
Tờ Telegraph viết :“Đảng của bà Suu Kyi chiếm đa số áp đảo tại quốc hội Myanmar, bà và những người ủng hộ bà đang hy vọng sửa đổi Hiến pháp để cho phép bà trở thành Tổng thống.
Nhưng với 25 phần trăm số ghế Quốc hội dành riêng cho quân đội, họ sẽ có thể phản đối bất kỳ thay đổi nào của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đại tướng Min Aung Hlaing đã báo hiệu rằng quân đội có thể tạo điều kiện cho các thay đổi Hiến pháp vào những thời điểm cụ thể”.
"Chúng tôi không cứng nhắc về Hiến pháp, nhưng chúng ta cần tình hình chính trị ổn định và sự phát triển đất nước. Chúng ta cần phải thay đổi dần dần", ông Min Aung Hlaing nói với tờ The Washington Post.
Và theo The Telegraph, ngày 2/12 trong cuộc gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo cao nhất của quân đội lại lặp lại điều này – “ổn định và phát triển” – cho thấy quân đội Myanmar thật sự ủng hộ và sẽ tạo điều kiện để bà Suu Kyi làm Tổng thống Myanmar.
Cuộc bầu cử dân chủ diễn ra đã đáp ứng khát vọng của người dân Myanmar là sự đổi thay đất nước, kết quả cuộc bầu cử được chính quyền và quân đội cam kết tôn trọng đã đáp ứng nguyện vọng của người dân Myanmar là tiến trình dân chủ không bị đảo ngược.
Nay quân đội đảm bảo việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ chuyển tiếp đã củng cố thêm niềm hy vọng ấy, nguyên tắc dân chủ và tự do sẽ định hình cho mọi sinh hoạt chính trị tại Myanmar.
Những ý nguyện của người dân Myanmar đã được những người lãnh đạo đất nước tiếp tục lắng nghe và đáp ứng, đã làm tăng thêm hy vọng vào một đất nước Myanmar sẽ hồi sinh và phát triển, làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho người dân Myanmar trong tương lai.
Bà Aung San Suu Kyi và Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Đại tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: AP |
Như vậy, nền dân chủ tại Myanmar đã được nuôi dưỡng dưới thời của chính quyền Tổng thống Thein Sein đã đảm bảo cho một cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, kết thúc trong hòa bình, và kết quả của nó là chiến thắng lịch sử cho NLD.
Nay nền dân chủ ấy lại tiếp tục được đảm bảo bởi quân đội, khi quyết định chuyển giao một cách êm thấm quyền lực cho chính phủ chuyển tiếp sau bầu cử.
Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nên đã tổ chức thành công cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên từ năm 1960 và quyết định tôn trọng kết quả bầu cử, dù đảng cầm quyền được quân đội hậu thuẫn chịu thất bại nặng nề.
Cũng cần nhắc lại lại là năm 1990, NLD cũng chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử nhưng kết quả đã bị chính phủ quân sự lúc đó gạt bỏ, và lãnh tụ NLD Aung San Suu Kyi bị bắt, bị quản thức hơn 20 năm.
Vì vậy, có thể khẳng định đây là một chiến thắng mang tính quyết định cho nền dân chủ tại Myanmar.
Có nhiều người lo ngại nền dân chủ tại Myanmar có thể “chết yểu” vì nó làm suy giảm quyền lực của quân đội – lực lượng nắm quyền tại Myanmar mấy thập kỷ nay.
Nhưng với diễn biến mới nhất này, có thể thấy nền dân chủ ấy đã tiếp tục có sức sống để đảm bảo cho một xã hội dân chủ và tự do tại Myanmar – điều mà người dân Myanmar đã gửi gắm qua cuộc bầu cử vừa qua.
Tuy nhiên, một điều được nhiều người quan tâm là vai trò và vị thế của bà Aung San Suu Kyi sẽ như thế nào khi Hiến pháp Myanmar có những quy định khiến cho bà không thể trở thành Tổng thống Myanmar, mặc dù NLD của bà giành chiến thắng áp đảo và bà là lãnh tụ đảng.
Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP. |
Tờ Telegraph viết :“Đảng của bà Suu Kyi chiếm đa số áp đảo tại quốc hội Myanmar, bà và những người ủng hộ bà đang hy vọng sửa đổi Hiến pháp để cho phép bà trở thành Tổng thống.
Nhưng với 25 phần trăm số ghế Quốc hội dành riêng cho quân đội, họ sẽ có thể phản đối bất kỳ thay đổi nào của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đại tướng Min Aung Hlaing đã báo hiệu rằng quân đội có thể tạo điều kiện cho các thay đổi Hiến pháp vào những thời điểm cụ thể”.
"Chúng tôi không cứng nhắc về Hiến pháp, nhưng chúng ta cần tình hình chính trị ổn định và sự phát triển đất nước. Chúng ta cần phải thay đổi dần dần", ông Min Aung Hlaing nói với tờ The Washington Post.
Và theo The Telegraph, ngày 2/12 trong cuộc gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo cao nhất của quân đội lại lặp lại điều này – “ổn định và phát triển” – cho thấy quân đội Myanmar thật sự ủng hộ và sẽ tạo điều kiện để bà Suu Kyi làm Tổng thống Myanmar.
Cuộc bầu cử dân chủ diễn ra đã đáp ứng khát vọng của người dân Myanmar là sự đổi thay đất nước, kết quả cuộc bầu cử được chính quyền và quân đội cam kết tôn trọng đã đáp ứng nguyện vọng của người dân Myanmar là tiến trình dân chủ không bị đảo ngược.
Nay quân đội đảm bảo việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ chuyển tiếp đã củng cố thêm niềm hy vọng ấy, nguyên tắc dân chủ và tự do sẽ định hình cho mọi sinh hoạt chính trị tại Myanmar.
Những ý nguyện của người dân Myanmar đã được những người lãnh đạo đất nước tiếp tục lắng nghe và đáp ứng, đã làm tăng thêm hy vọng vào một đất nước Myanmar sẽ hồi sinh và phát triển, làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho người dân Myanmar trong tương lai.
Ngọc Việt
Nguồn: Giaoduc
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét