Làm thế nào để sống
Không biết có phải nhà văn Bảo Ninh bị rơi vào một nông nỗi bồng bột (hay bí bách cảm hứng, hay cơ chế của ký ức của ông bị “mắc cạn” ở một điểm nào đó) mà ông lại đặt tên tập truyện ngắn mới nhất của mình là “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” gồm 14 truyện, NXB Văn học ấn hành.
Từ đầu đến cuối cái câu hỏi đặt lên bìa sách này hóa ra lại là một câu hỏi tu từ. Bởi vì người viết ra các truyện ngắn ấy không thực sự tìm cách quên, và cũng còn bởi vì không còn gì để quên nữa cả. Những gì quên được thì đã quên mất rồi (nhiều nhân vật trong tập truyện này thực sự bị rơi vào trạng thái quên, như các nhân vật của truyện “Gọi con” phải lần hồi ráp nối ký ức mới “tìm lại được” một người thân trong gia đình). Những gì để quên đã được viết ra hoặc không cần được viết ra thì cũng tan biến, nhưng còn lại ở tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” thì toàn điều không thể quên, cũng không thể kết.
Nếu chỉ tập trung vào truyện được lấy làm nhan đề chung cho cả tập, “Chuyện xưa kết đi, được chưa?”, và bị chi phối quá nhiều bởi câu hỏi khó nói được là chính xác cho tập truyện này, hẳn cái nhìn của người đọc sẽ phần nào bị thiên lệch đi: chỉ trong thời điểm hiếm hoi của truyện ngắn ấy Bảo Ninh mới viết về chiến tranh ở tư thế có liên hệ trực tiếp về ký ức với người đang sống hiện nay.
Còn ở phần lớn các truyện ngắn khác, chiến tranh không phải đối tượng chính, thậm chí không phải bối cảnh cơ bản. Cũng như trong “Nỗi buồn chiến tranh”, có các phần trước cuộc chiến đặc biệt quan trọng đối với cốt truyện chung cũng như tiến triển tâm lý các nhân vật, ở đây lại thêm một lần nữa người lính chiến Bảo Ninh không lấy chiến tranh làm trọng tâm cho tác phẩm của mình. Ở nhiều truyện của tập, nhất là những truyện đầu, chiến tranh chỉ giống như là một tiếng vọng; nhân vật của Bảo Ninh ở tập truyện này thuộc vào dạng nhân-vật-tiền-chiến-tranh: họ có thể được “nắm bắt” ở khoảnh khắc chuẩn bị cho cuộc chiến, nhưng họ cũng có thể chuẩn bị để trốn tránh khỏi cuộc chiến. “Nó sẽ đến”, nhưng nó sẽ đến theo cách vuột qua, sát bên cạnh; sự chờ đợi chính vì vậy giống như là một “nhân vật” quan trọng của cả tập.
Những kỷ niệm thuộc loại này (về thời đi học, về sơ tán, tình cảm đầu đời…) không phải là những kỷ niệm gây nên chấn thương tâm lý, nỗi ám ảnh, gọi tắt là nỗi đau, căn bệnh của chiến tranh. Bởi vậy mà thật đáng ngạc nhiên khi Bảo Ninh xếp tất cả các truyện ngắn ở đây vào dưới cùng một cái tên chung là một câu hỏi (tu từ, như đã nói): “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” Những câu chuyện này đơn giản là không kết đi được, cũng không quên đi được - nếu quên thì tức là ký ức sẽ có những lỗ thủng nghiêm trọng không thể cứu chữa.
Cứ như thể trí nhớ của Bảo Ninh ở lần này đã vượt qua khoảng trống bao la là cuộc chiến tranh, vòng tránh nó, coi nó như không tồn tại để nhớ và viết về “rìa bên kia của ký ức”, những cuốn “sách cấm” truyền nhau trong ngăn bàn, những cuộc đạp xe chở bạn gái đi chơi (“Cái búng”), những cô bạn Thủy, Hiền, Giang, Loan… rồi các tình huống nhỏ bé tưởng chừng vô nghĩa nhưng làm thay đổi cuộc đời cả một con người (như trong “Mối ngờ”, “Thách đấu”), nơi sự hèn nhát lấn lướt lòng can đảm và dư vị ngậm ngùi là điều còn lại sau khi theo dõi mỗi thân phận. Tình cảm đầu đời ở các cô bé cậu bé học sinh cấp III (và đều lỡ dở) đều được Bảo Ninh miêu tả trong một cảm giác xộc xệch rất đặc trưng: nhân vật có xuất thân lý lịch khác nhau, nhân vật từ thành phố về nông thôn sơ tán, nhân vật có nguồn gốc tôn giáo lệch với nhau… Cảm giác buồn bã buông phủ lên cả tập truyện ngắn, điểm xuyết thêm bởi những câu văn chiêm nghiệm như “Thành phố chiến tranh, như bên bờ vực” hay “Đất nước sau chiến tranh trời đất bao la tiêu điều”.
Đó là những điều chừng nào còn sống, người ta còn chưa “kết” được: ký ức ở tập truyện ngắn của Bảo Ninh là ký ức ở dạng kết tinh, không thu nhỏ hơn được nữa. Đã viết xong một tập truyện về rìa bên này của ký ức (“Lan man trong lúc kẹt xe”) và lần này là về rìa bên kia, không biết lúc nào Bảo Ninh sẽ “kết” những bên lề để quay trở lại ký ức chính của ông?
Nhị Linh
+ Nghe nói NXB Văn học vẫn chồng chất quyển truyện này vì không bán được.
Từ đầu đến cuối cái câu hỏi đặt lên bìa sách này hóa ra lại là một câu hỏi tu từ. Bởi vì người viết ra các truyện ngắn ấy không thực sự tìm cách quên, và cũng còn bởi vì không còn gì để quên nữa cả. Những gì quên được thì đã quên mất rồi (nhiều nhân vật trong tập truyện này thực sự bị rơi vào trạng thái quên, như các nhân vật của truyện “Gọi con” phải lần hồi ráp nối ký ức mới “tìm lại được” một người thân trong gia đình). Những gì để quên đã được viết ra hoặc không cần được viết ra thì cũng tan biến, nhưng còn lại ở tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” thì toàn điều không thể quên, cũng không thể kết.
Nếu chỉ tập trung vào truyện được lấy làm nhan đề chung cho cả tập, “Chuyện xưa kết đi, được chưa?”, và bị chi phối quá nhiều bởi câu hỏi khó nói được là chính xác cho tập truyện này, hẳn cái nhìn của người đọc sẽ phần nào bị thiên lệch đi: chỉ trong thời điểm hiếm hoi của truyện ngắn ấy Bảo Ninh mới viết về chiến tranh ở tư thế có liên hệ trực tiếp về ký ức với người đang sống hiện nay.
Còn ở phần lớn các truyện ngắn khác, chiến tranh không phải đối tượng chính, thậm chí không phải bối cảnh cơ bản. Cũng như trong “Nỗi buồn chiến tranh”, có các phần trước cuộc chiến đặc biệt quan trọng đối với cốt truyện chung cũng như tiến triển tâm lý các nhân vật, ở đây lại thêm một lần nữa người lính chiến Bảo Ninh không lấy chiến tranh làm trọng tâm cho tác phẩm của mình. Ở nhiều truyện của tập, nhất là những truyện đầu, chiến tranh chỉ giống như là một tiếng vọng; nhân vật của Bảo Ninh ở tập truyện này thuộc vào dạng nhân-vật-tiền-chiến-tranh: họ có thể được “nắm bắt” ở khoảnh khắc chuẩn bị cho cuộc chiến, nhưng họ cũng có thể chuẩn bị để trốn tránh khỏi cuộc chiến. “Nó sẽ đến”, nhưng nó sẽ đến theo cách vuột qua, sát bên cạnh; sự chờ đợi chính vì vậy giống như là một “nhân vật” quan trọng của cả tập.
Những kỷ niệm thuộc loại này (về thời đi học, về sơ tán, tình cảm đầu đời…) không phải là những kỷ niệm gây nên chấn thương tâm lý, nỗi ám ảnh, gọi tắt là nỗi đau, căn bệnh của chiến tranh. Bởi vậy mà thật đáng ngạc nhiên khi Bảo Ninh xếp tất cả các truyện ngắn ở đây vào dưới cùng một cái tên chung là một câu hỏi (tu từ, như đã nói): “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” Những câu chuyện này đơn giản là không kết đi được, cũng không quên đi được - nếu quên thì tức là ký ức sẽ có những lỗ thủng nghiêm trọng không thể cứu chữa.
Cứ như thể trí nhớ của Bảo Ninh ở lần này đã vượt qua khoảng trống bao la là cuộc chiến tranh, vòng tránh nó, coi nó như không tồn tại để nhớ và viết về “rìa bên kia của ký ức”, những cuốn “sách cấm” truyền nhau trong ngăn bàn, những cuộc đạp xe chở bạn gái đi chơi (“Cái búng”), những cô bạn Thủy, Hiền, Giang, Loan… rồi các tình huống nhỏ bé tưởng chừng vô nghĩa nhưng làm thay đổi cuộc đời cả một con người (như trong “Mối ngờ”, “Thách đấu”), nơi sự hèn nhát lấn lướt lòng can đảm và dư vị ngậm ngùi là điều còn lại sau khi theo dõi mỗi thân phận. Tình cảm đầu đời ở các cô bé cậu bé học sinh cấp III (và đều lỡ dở) đều được Bảo Ninh miêu tả trong một cảm giác xộc xệch rất đặc trưng: nhân vật có xuất thân lý lịch khác nhau, nhân vật từ thành phố về nông thôn sơ tán, nhân vật có nguồn gốc tôn giáo lệch với nhau… Cảm giác buồn bã buông phủ lên cả tập truyện ngắn, điểm xuyết thêm bởi những câu văn chiêm nghiệm như “Thành phố chiến tranh, như bên bờ vực” hay “Đất nước sau chiến tranh trời đất bao la tiêu điều”.
Đó là những điều chừng nào còn sống, người ta còn chưa “kết” được: ký ức ở tập truyện ngắn của Bảo Ninh là ký ức ở dạng kết tinh, không thu nhỏ hơn được nữa. Đã viết xong một tập truyện về rìa bên này của ký ức (“Lan man trong lúc kẹt xe”) và lần này là về rìa bên kia, không biết lúc nào Bảo Ninh sẽ “kết” những bên lề để quay trở lại ký ức chính của ông?
Nhị Linh
+ Nghe nói NXB Văn học vẫn chồng chất quyển truyện này vì không bán được.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét