Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

THOI LUAN:


Kiểu đàm phán của Mỹ hiện nay lấy Trung quốc gây sức ép với Bắc Triều tiên

cùng duy trì cấm vận có thể thành công?
Ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kerry
Ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kerry
Mỹ đã nhiều lần đánh giá quá thấp Triều Tiên, đây là cái giá phải trả. Như mới đầu năm nay Mỹ vẫn cho rằng bắc Triều tiên không có khả năng thành công trong việc chế tạo hỏa tiễn tầm xa thì đùng một cái, tháng 12 năm 2012, Triều tiên đã phóng thành công hỏa tiễn lên không trung và như vậy họ có hỏa tiễn tầm xa với đích nhắm tới 6000 km vuơn đến đất Mỹ. Nếu tên lửa này được nhồi thêm chất đốt thì khả năng bắn tới Hoa thịnh đốn là điều chắc chắn. Cũng tương tự như vậy, Mỹ bán tầu chiến hiện đại cho Nam hàn để bảo vệ biển vùng giáp ranh với Bắc Triều-tiên, họ nói rằng tầu này có khả năng phát hiện tầu ngầm và máy bay, tầu chiến kẻ thù, không kẻ nào qua mắt được nó, đùng một cái tầu này bị nổ đứt làm đôi chìm nghỉm v.v…
Điều muốn nói ở đây là Hoa kỳ không thay đổi tư duy mới trong chính sách ngoại giao đối với Bắc Triều-tiên là nguyên nhân dẫn đến đối đầu rất nguy hiểm không chỉ Hoa kỳ và cả cho khu vực này. Cuộc tập trận giữa Hoa kỳ va Nam Triều tiên sau việc ra đòn cấm vận Bắc Triều tiên đã khiến quốc gia này nổi loạn va đe dọa không chỉ đến an ninh Hoa kỳ mà cả đến Nhật bản và Nam Triều tiên va khu vực. Người ta cho rằng, nếu không thay đổi tư duy kiểu thời chiến tranh Việt nam thì  Mỹ sẽ thất bại hoàn toàn. Việc đẩy quốc gia này vào vòng khốn là phản tác dụng và là động lực dồn họ vào đường cùng và nếu trong tay họ khi có vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ phải nếm mùi.
Trước đây Mỹ và nhiều quốc gia vẫn cho rằng Trung quốc là người có khả năng chi phối Bắc Triều-tiên, nhưng họ đã nhầm vì họ không hiểu về con người của đất nước này. Chuyện ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry đến Bắc kinh và cho rằng Trung quốc là yếu tố then chốt có sức ép buộc Bắc Triều tiên phải ngồi vào vòng đàm phán là những tư duy cũ kiểu đã thất bại trong đàm phán với Việt nam xưa nay được đem ra áp dụng lại?
Thực ra Trung quốc chỉ là lợi dụng tình trạng đối đầu này để thủ lợi. Bằng chứng là mỗi khi có các hội chứng mới xẩy ra như vụ Triều tiên bắn hỏa tiễn sang Nam hàn hay vụ đánh đắm tầu hiện đại của người phương Nam khiến Mỹ mất mặt và căm tức thì Trung quốc lại đem Bắc Triều-tiên ra mặc cả về vấn đề kinh tế đanh nhức nhối hai nước là đồng nhân dân tệ của họ không được định giá đúng, gây bắt lợi cho buốn bán hai nước Mỹ và Trung quốc. Trong thực tế thì Trung quốc cũng không có tác dụng đến mức có thể ngăn đe được Bắc Triều-tiên, thậm chí còn sợ làm mất lòng anh bạn này và có thể bị chống trả lại mạnh mẽ tức thì bởi tính cách dứt khoát và không khoan nhượng chịu để người khác làm nhục mình.
Lại nữa, Bắc Triều-tiên biết rất rõ là họ đang bị Trung quốc lợi dụng và phản bội mình một khi Bắc kinh thấy có món lợi trong mặc cả với Hoa kỳ. Vì thế, Bắc Triều-tiên đã phát đi tin hiệu đầu năm nay là kêu gọi Nam hàn giảm căng thẳng hai bên và mở rộng làm ăn kinh tế. Các nhà lãnh đạo Triều-tiên cũng quyết định học theo mô hình kinh tế của Việt nam chứ không theo mô hình của Bắc kinh du rra nhiều lần sang đó nghiên cứu tìm hiểu, nhất là mới đây Bắc Triều tiên cũng đã và đang mở lại văn phòng đại sứ quán tại Úc, đó là dấu hiệu mở đường ra trong quan hệ với thế giới chứ không chịu sự chi phối, phụ thuộc vào Trung quốc. Đáng nhẽ đây là dấu hiện tốt, là cơ hội tốt cho Hoa kỳ đi bước mạnh hơn đến hòa giải trực tiếp với đất nước này và tách Bắc Triều tiên ra khỏi ảnh hưởng của Trung quốc thì trái lại họ lại sai lầm khi đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn trong trừng phạt kinh tế của quốc gia này.
Thử hỏi đã bao lần ra đòn trừng phạt Hoa kỳ có ngăn được bước đi của quốc gia này hay không? Trái lại chỉ toàn là thu trái đắng, và thất bại? Điều đó chỉ làm cho người dân Bắc Triều-tiên căm thù Mỹ hơn mà thôi. Đây chẳng khác gì người Bắc Việt nam khi xưa đã bị Mỹ cấm vận kéo dài càng quyết tâm thắng Mỹ hơn bao giờ hết. Cuối cùng kéo dài cấm vận đi đêm với Bắc Kinh ký Thông cao chung Thượng hải với Mao năm 1974 mở cửa cho kinh tế Trung quốc ồ ạt vào thị trường Mỹ để đổi lại Trung quốc xua quân đánh Việt nam. Cuối cùng cả thì sao? Trung quốc hơn 6000 lính đã phải bỏ mạng và phải rút quân một cách nhục nhã, còn Mỹ từ một nền kinh tế đứng thứ nhất thế-giới nay đã bị kinh tế Trung quốc đang sát nút đè bẹp và trở thành con nợ của quốc gia này với con số kinh khủng là 1300 tỷ Đô-la. Nhưng tai hại hơn đó là quân sự Trung quốc đang đe dọa Hoa kỳ, họ có nhiều tiền bỏ ra sắm đủ loại hỏa tiễn, tầu chiến, máy bay hiện đại để đối đầu, đe dọa đến vai trò sức mạnh vủa Hoa kỳ. Thậm chí họ nay còn lấy Hạm đội Mỹ để làm bia tập bắn.
Quay lại vấn đề này, Bắc Triều-tiên đã thấy họ đã bị ông bạn Trung quốc phản bội mình đã lại đem họ ra ngã giá với Hoa kỳ để trừng phát nền kinh tế vốn đang khó khăn, càng khó khăn hơn nên việc tuyên bố thử hạt nhân lần ba sắp tới đây một cách công khai chính là Triều tiên muốn cảnh cáo cả Hoa kỳ và Trung quốc. Chuyện ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry đề nghị thương thảo với Triều Tiên để tìm một giải pháp hòa bình giải quyết tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nếu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân mà lại dựa vào sức ép Trung quốc với người ngòi vào bàn ở phía bên kia thì không có tác dụng. Kiểu đàm phán này là kiểu xưa Mỹ ném bom Hà nội mà vẫn đòi ngồi bắt Việt nam ngồi vào bàn đàm phán rồi. Do vậy người ta không ngạc nhiên là Bắc Triều tiên đã bác bỏ đàm phán và cho đây là đòn dối trá.
Trong các lần tuyên bố trước đây người ta thấy Bắc Triều tiên không hề nói đùa mà việc thắt chặt hơn đòn trừng phạt kinh tế ngoại giao lên quốc gia này chỉ làm cho họ càng quyết tâm hơn mau chóng có trong tay bom nguyên tử để cho kẻ thù biết họ nói là làm. Người ta đặt câu hỏi là Mỹ không biết về người Triều tiên hay cố tình giả vờ không biết? Nhưng các bước đi hiện nay của Mỹ quả là một sai lầm rất lớn bởi họ đã không biết âm mưu của Trung quốc là tại sao họ lại có thay đổi trong cách đồng ý với việc Mỹ tăng cường đòn trừng phạt Triều tiên hiện nay.  Trung quốc thay đổi đột ngột là có hai lý do lớn:
1, Họ biết không thể lợi dụng được Bắc Triều tiên khi quốc gia này đã quyết định mở rộng quan hệ ra thế giới bên ngoài.
2, Trung quốc muốn đẩy Bắc Triều tiên đến đối đầu với Mỹ, mượn tay người anh hùng không hề biết sợ này để trả thù Mỹ vì đã ủng hộ Nhật và Philipine trong tranh chấp đảo biển hiện nay và đồng thời đang can thiệp sâu vào tranh chấp biển Đông vì Mỹ, Nhật, Nam hàn đang bị cầm chân về vấn đề Triều tiên.
Lý do thứ hai là nguyên nhân chính quan trọng khiến Trung quốc đã phản bạn. Việc Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA tuyên bố rằng Bình Nhưỡng đang lên kế hoạch thực hiện vụ thử hạt nhân lần ba và các vụ phóng tên lửa tầm xa và mục tiêu là nhằm vào Hoa Kỳ là điều Mỹ phải thấy đó là điều không phải nói để chơi.
Người ta thử hỏi nếu Triều tiên có hỏa tiễn tầm xa, có thể bắn đến Oa-sinh-tơn mang theo đầu đạn hạt nhân  mà quốc gia này đang quyết tâm hoàn thành  đang đến rất gần thì sao? Nước Mỹ rõ ràng không thể xem thường được. Thí dụ vừa quan, như Hê-bô-la với hỏa tiễn thủ công cũng dám phát động chơi đòn tấn công Israel, một quốc gia được Mỹ viện trợ và tân trang các loại hỏa tiễn hiện đại, tên lửa đánh chặn, máy bay siêu âm thành v.v…như thường. Vậy hỏi Bắc Triều-tiên sao không dám tấn công Mỹ khi họ có sức mạnh gấp 1000 lần người du kích Paletin này?
Trong điều kiện hiện nay người ta cho rằng cách tốt nhất Hoa kỳ nên cải thiện bang giao với Bắc Triều tiên, nên đi các bước như họ đã làm với Miến-điện để tách quốc gia này ra khỏi vòng tay Bắc kinh là con đường duy nhất đúng không những có lợi cho cả hai nước và cho hòa bình và an ninh ở khu vực đầy sóng gió này.
Nếu nói quốc gia có ảnh hưởng tích cực với Bắc Triều tiên thì chỉ còn có Nga và Việt nam.
Với Nga thì có mối quan hệ gắn bó từ rất lâu đời khi còn ông Kim Nhật Thành cho đến sau này. Nhưng nay Liên xô tàn rã, nước Nga đi vào quan hệ thực dụng nên quan hệ hai nước này không còn hữu hảo như xưa nhưng vẫn còn tốt đẹp hơn gấp 100 lần quan hệ Trung Triều. Chỉ có điều Mỹ có mời được Nga giúp mình hay không?
Lại nữa, trong con mắt của người Bắc Triều tiên thì Việt nam đang là mẫu mà họ muốn lấy đó làm kinh nghiệm nói theo kể cả kinh nghiệm hành xử ngoại giao với Bắc kinh. Bài học Việt nam là quốc gia có kinh nghiệm về ngoại giao bắc cầu mà người ta đã chứng kiến đó là đã giúp Hoa kỳ bang giao với Miến-điện, lôi kéo quốc gia này hội nhập với thế  giới, tách dời khỏi ảnh hưởng tai hại của Trung quốc, đem lại dân chủ và tự do trên đất nước vốn bị lên án là độc tài, quân phiệt.  Bắc Triêu-tiên và Việt nam có những hoàn cảnh tương đồng và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt. Hai nước đều là nạn nhân của sự chèn ép Bành trướng Trung quốc và đều muốn độc lập, tự chủ bên cạnh một người hàng xóm hung hăng và thiếu sự chung thủy.
Nguời ta tự hỏi tại sao Hoa kỳ lại không làm nên một cuộc cách mạng ngoại giao lớn nữa tại bán đảo Triêu-tiên?  Điều này chỉ có thể trả lời là Hoa kỳ có thực lòng mong muốn cải thiện quan hệ ngoại giao chân thực với Bắc Triều-tiên hay không?
Bán đảo Triều-tiên luôn là điểm nóng và càng nóng hơn trong bối cảnh xu thế đối đầu không được tháo gỡ mà đang bị dồn nén đến mức thực sự nguy hiểm. Lại nữa vấn đề Trung quốc đang hung hăng muốn thôn tính tòan bộ biển đảo ở đây, thách thức vai trò của Mỹ, đe dọa đến chủ quyền và an ninh của các quốc gia như Việt nam, Philipine, Nhật Triều-tiên v.v…thì việc thay đổi tư duy ngoại giao kiểu mới là điều mà người ta thấy là rất cần thiết.
Người ta đặt câu hỏi là chính sách ngoại giao đã thất bại trong cuộc chiến tại Việt nam sao Mỹ lại đem ra sào nấu tại Triều tiên hôm nay? Và Trung quốc có thể giúp được Mỹ chăng? Sự thất bại đã nhìn thấy trong trứng nước.
Nước Mỹ Ván cờ đang bầy ra và mọi người đang nín thở chờ cái gì sẽ đến sau đây?
© Nguyễn Hoàng Hà


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: