Ngô Phan Lưu
Đàn bồ câu mất dần
Chủ nhật rồi, Nam có công việc phải đến xã Thạch Bàn, tiện thể anh ghé thăm Thuấn. Thuấn là bạn học với Nam hồi trung học. Nay anh ta làm ruộng, vui thú điền viên. Nhà có sẵn chai Hennessy con biếu, vẫn để dành chưa mở nút, Thuấn sốt sắng đem ra mời Nam. Thức nhắm chỉ vài con cá kho, một ít ớt xiêm. Trong nhà có gì dùng nấy. Nền tảng bất tận của lịch sự chính là lòng chân thành. Thế nên cả hai chuyện trò vui vẻ, thăm hỏi chuyện nay, ôn lại chuyện xưa rôm rả…
Thấy chai rượu đã vơi gần nửa mà Nam vẫn không động đũa vào đĩa cá kho, Thuấn chủ nhà liền nói:
“Anh cứ ngồi tự nhiên. Tôi chạy ra quán Thiên Hương mua thêm con bồ câu nướng nhé?”
Nghe thế, Nam giật nảy người, khoát tay, lắc đầu lia lịa. Toàn bộ con người Nam như đỉa phải vôi. Dường như anh đã hốt hoảng thật sự:
“Không. Dứt khoát không. Có rượu tây là ngon rồi. Cá kho đủ rồi. Tuyệt đối không mua chim bồ câu! ”.
Nghe thế, Thuấn trố mắt nhìn Nam:
“Tại sao? Tại sao? Anh kiêng à?”
Vừa dứt câu hỏi dồn, Thuấn thấy Nam miệng méo xệch, mặt mũi nhăn riết, quái dị đến buồn cười. Nhưng kìa! Nam đã khóc. Anh đưa mu bàn tay quệt nước mắt, nước mũi lòng thòng. Thật không giống con giáp nào cả! Thuấn sững người khi nhìn thấy những nét nhăn nơi khuôn mặt bạn đột ngột hằn sâu như dao xẻ. Làm sao mà khóc được nhanh thế nhỉ? Thuấn chong mắt chằm chằm vào mặt Nam. Anh cố phát hiện một sự đóng kịch, một giả dối nào đấy cho dù nhỏ nhoi, nhưng vô ích. Nam đã khóc thật. Anh vừa mếu vừa nói, giọng cứ ngúc ngoắc như vừa đánh vần đọc:
“Như anh biết đấy, cửa Đà Rằng năm ngoái bị nông, nước lụt thoát ra biển quá chậm. Dứt lụt đã bốn ngày, nhà tôi chỉ ló được cái sân gạch nhỏ xíu. Trong vườn nước vẫn lĩnh bĩnh đến gối. Một năm chó chết! Nhà anh cũng thế, chứ hơn gì! Phải không?”
“Ừ, đúng thế.”
Nói đến đấy, đột ngột Nam dừng lại, hai mắt ráo hoảnh, nhìn sững vào quãng không hồi lâu. Rồi cũng thật đột ngột, mặt mũi anh lại nhăn riết , những vết nhăn lại hằn sâu hơn ban nãy. Anh nói tiếp, giọng không thều thào mà rắn lại, đầy chịu đựng:
“Lúc ấy khoảng 9 giờ sáng, cào bùn đất nơi sân xong, tôi đứng chống cuốc nghỉ mệt. Đột ngột, một đàn bồ câu của ai đó đậu ngay xuống sân. Tôi giật mình nhưng vẫn đứng yên. Lạ thật, chúng đứng chung với tôi mà không một chút sơ sệt. Dường như chúng muốn cầu xin tôi một điều gì đó khẩn thiết lắm. Anh biết không? Tôi lầm nhẩm đếm thử có đến 26 con cả thảy. Không biết chúng ở đâu bay đến. Trông chúng yếu quá, đi qua lại chậm rì rì, lông cánh xơ xác, thỉnh thoảng lại ngước nhìn tôi. Chịu đựng qua một cơn lụt, tôi biết chắc chúng đang đói, tôi vào bếp múc lon gạo vãi ra sân. Chúng mổ ăn chậm rải, không chạy lăng xăng tranh giành. Tôi đếm lần nữa… Đúng là 26 con cả thảy. Nhìn chúng chăm chú ăn, tôi có cảm giác đó là đàn bồ câu của mình. Ừ, chắc anh cũng thừa biết đấy. Thật đơn giản. Con vật không phải của mình mà mình cho chúng ăn, thế là con vật ấy mình nuôi mà không có quyền bán. Đó là con vật mình nuôi mà không được quyền giết thịt. Do thế, nó lại càng là của mình hơn lên. Thế đấy. Ơ kìa, chúng đã xơi hết sạch lon gạo. Đàn bồ câu đi qua lại có vẻ tươi tỉnh hơn. Nhưng chúng vẫn không bay đi. Chúng vẫn nấn ná chờ thêm gạo. Tôi nhẩm tính thấy rằng, mỗi con ăn như vậy là quá ít đối với chúng. Lập tức, tôi lại vào nhà múc thêm hai lon lúa. Lần này, tôi ra đứng giữa sân. Tôi vãi đều, cuối cùng còn một nắm tôi đổ ngay xuống hai bàn chân mình. Có hai con đứng ngay mu bàn chân tôi mà mổ lúa. Bàn chân tôi đau điếng. Lúc ấy, tôi chỉ cần thò tay xuống là ẵm gọn. Nhưng không, tôi không động đậy. Tôi thích nhìn chúng ăn. Bởi vì chúng đang ăn như mình đang ăn. Ừ, nếu mình bắt nó là mình lừa nó. Những trò người ta vẫn gọi là thông minh ấy, tôi đã vất chó tha từ lâu rồi. Tôi khẽ hất chân cho chúng rớt ra, và đi vào nhà uống trà. Bên ngoài, đàn bồ câu vẫn chăm chú ăn lúa nơi cái sân vừa đươc tôi cạo sạch bùn. Dường như tôi cạo sạch bùn để vãi lúa cho chúng ăn.” - Ngừng một chút để ho vài tiếng, hớp một ngụm tượu, gãi gãi nơi gò má, Nam nói tiếp, giọng trầm xuống – “Sau đợt lũ lụt ấy, tôi vô cùng mỏi mệt. Lưng tự ngã xuống đi-văng và lập tức con người tôi ngủ say. Một giấc ngủ không trăn trở theo nghĩa đen.”
Nói xong, Nam rót rượu đầy cả hai cốc, mời Thuấn nâng cốc. Thuấn biết tính Nam, hễ rượu ngấm vào là giành nói, không ai ngăn được Sắp say lại càng nói năng lưu loát, sâu sắc. Bạn bè vẫn đùa: “Đấy là một đài phát thanh mà nút tắt không biết nằm chỗ nào.” Nam uống một hơi cạn, đặt cốc xuống nhẹ nhàng, lại nói tiếp:
“Anh biết không? Sáng hôm sau đàn bồ câu lại bay đến, đáp xuống sân nhà tôi. Thình lình một hình ảnh thoáng hiện trong mắt tôi. Cái sân nhỏ bé của tôi đã hoá thành một phi trường khổng lồ mà đàn bồ câu chính là một phi đội. Thế đấy! Lúc ấy, tôi đếm phi đội của mình chỉ còn 19, thiếu mất 7. Tôi cố tình chậm cho ăn, để chờ đợi bảy con vắng mặt. Nhưng chúng vẫn không về. Mười chín con bồ câu cứ đứng mãi trong sân, không chịu bay đi. Một nỗi buồn khó tả xâm chiếm cả người tôi lúc ấy. Tôi quả quyết 7 con bồ câu sở dĩ vắng mặt vì chúng đã chết rồi. Bảy chiếc phi cơ đã tử nạn! Nhưng ở đâu? Vì lý do gì? Đó là một câu hỏi vô vọng. Một câu hỏi làm tăng nỗi buồn lên cấp số nhân.”
Thuấn đã chăm chú nghe. Anh hỏi thăm dò:
“Chúng là bồ câu người ta nuôi để giết thịt cơ mà! Đâu phải máy bay mà buồn đến vậy?”
Nam trả lời, mặt vẫn cứ nhăn riết:
“Biết vậy, nhưng lạ thật! Nỗi buồn xâm chiếm cả người tôi lúc ấy chính là “nỗi buồn bị mất đi quân số.” Ban đầu là 26, sau một ngày đêm, tử nạn chỉ còn 19. Một mất mát lớn. Việc này thực sự đã gây trong tôi một nỗi buồn khó tả.”
Nghe thế, Thuấn nín thinh. Anh lại rót rượu, mời bạn cụng ly:
“Rồi sao? Kể tiếp đi?”
Nam lại tợp một hơi cạn cốc rượu, đốt thêm điếu thuốc, nhíu mày , nói tiếp:
“Sáng ngày thứ ba, bọn bồ câu cũng bay đến đậu tại sân. Phi đội chỉ còn 10. Thêm một ngày, vào cõi hư vô thêm 9. Nhiều hơn ngày hôm trước. Tôi vẫn múc lúa cho chúng ăn, nhưng chỉ nửa lon. Nỗi buồn trong tôi bắt đầu rắn lại thành cục, không còn mênh mông, không còn xâm chiếm, vì đã chiếm tôi rồi. Đúng, trong tôi đã hình thành một “cục buồn” mang hình dáng bồ câu.”
Thuấn nhướn mắt:
“Hay lắm. Cứ tiếp tục.”
“Ừ, sang ngày thứ tư, chúng lại trở về, phi đội chỉ còn 2. Chúng đậu giữa sân như chờ tôi để báo cáo thảm trạng. Tôi quăng lúa ra sân, chúng không ăn. Rõ ràng là chúng vừa thoát nạn, bay về báo hung tin. Chúng quanh quẩn nơi sân một chặp rồi bay. Lúa tôi vãi còn nguyên ra đấy. Không mất hột nào. Chúng bay đi đâu? Tôi muốn biết chỗ ấy lắm.”
Thuấn vội chen vào, hỏi vẻ căng thẳng:
“Thế ngày hôm sau, hai con bồ câu ấy đến nữa không?”
Giọng Nam cộc lốc:
“Không. Chúng đã chết rồi! Quân số trên sân chỉ là sự hoang vắng! Hết! Chẳng còn gì! Còn chăng là cái phi trường quạnh hiu nhô lên giữa một vùng lĩnh bĩnh nước.”
Đột ngột, Thuấn ngồi ngay ngắn lại, vẻ bồn chồn:
“Lúc ấy, tâm trạng anh thế nào?”
“ Tôi đã khóc thầm! Nhưng đấy có phải bầy bồ câu của anh không?”
Trước một câu hỏi không ngờ, như mũi tên thổi bạt vào người, câu trả lời của Thuấn cũng không ngờ, như tiếng dội vang lên rắn rỏi:
“Của tôi.” - Thuấn vừa thốt xong, lập tức mồm anh méo xệch, mặt mũi nhăn riết giống y như Nam ban nãy. Anh trả lời lần nữa, yếu ớt nhưng hoàn chỉnh – “Đàn bồ câu ấy là của tôi!”.
Lần này, đến lượt Nam trố mắt nhìn Thuấn! Thuấn vẫn mếu máo, mặt mũi nhăn riết, nom cũng chẳng giống con giáp nào:
“Chính tôi đã bắt bán cho quán nhậu Thiên Hương vì nhà không còn tiền đi chợ. Lần đầu 7, lần nhì 9, lần ba 8. Chừa lại 2 để nuôi, nhưng chúng… Đã bỏ đi? Hay chết ở đâu?”.
Lại là những câu hỏi vô vọng! Thuấn gục đầu, ôm mặt. Không gian im lặng. Cả Nam và Thuấn đều chìm trong trầm tư. Đột ngột, Thuấn ngẩng cao đầu, với tay bốc chai rượu tu một hớp lớn. Xong, anh đột ngột cười toáng lên, chuyền chai sang Nam:
“Chúng ta thật nực cười. Giờ phút hôm nay thật nực cười. Tại sao tôi lại khóc?”.
Nam cũng đưa chai vào mồm tu một ngụm lớn, đặt chai xuống bàn kêu “kịch”:
“Vì tôi đã chuyển giao nỗi buồn đúng người.”
“Chuyển giao cho tôi à?”
“Nếu không phải thế, tại sao lâu nay anh không khóc?”
Vặn vẹo bạn xong, Nam quệt tay lên mắt mình, anh lại nghe ướt nhiều hơn…
Thấy chai rượu đã vơi gần nửa mà Nam vẫn không động đũa vào đĩa cá kho, Thuấn chủ nhà liền nói:
“Anh cứ ngồi tự nhiên. Tôi chạy ra quán Thiên Hương mua thêm con bồ câu nướng nhé?”
Nghe thế, Nam giật nảy người, khoát tay, lắc đầu lia lịa. Toàn bộ con người Nam như đỉa phải vôi. Dường như anh đã hốt hoảng thật sự:
“Không. Dứt khoát không. Có rượu tây là ngon rồi. Cá kho đủ rồi. Tuyệt đối không mua chim bồ câu! ”.
Nghe thế, Thuấn trố mắt nhìn Nam:
“Tại sao? Tại sao? Anh kiêng à?”
Vừa dứt câu hỏi dồn, Thuấn thấy Nam miệng méo xệch, mặt mũi nhăn riết, quái dị đến buồn cười. Nhưng kìa! Nam đã khóc. Anh đưa mu bàn tay quệt nước mắt, nước mũi lòng thòng. Thật không giống con giáp nào cả! Thuấn sững người khi nhìn thấy những nét nhăn nơi khuôn mặt bạn đột ngột hằn sâu như dao xẻ. Làm sao mà khóc được nhanh thế nhỉ? Thuấn chong mắt chằm chằm vào mặt Nam. Anh cố phát hiện một sự đóng kịch, một giả dối nào đấy cho dù nhỏ nhoi, nhưng vô ích. Nam đã khóc thật. Anh vừa mếu vừa nói, giọng cứ ngúc ngoắc như vừa đánh vần đọc:
“Như anh biết đấy, cửa Đà Rằng năm ngoái bị nông, nước lụt thoát ra biển quá chậm. Dứt lụt đã bốn ngày, nhà tôi chỉ ló được cái sân gạch nhỏ xíu. Trong vườn nước vẫn lĩnh bĩnh đến gối. Một năm chó chết! Nhà anh cũng thế, chứ hơn gì! Phải không?”
“Ừ, đúng thế.”
Nói đến đấy, đột ngột Nam dừng lại, hai mắt ráo hoảnh, nhìn sững vào quãng không hồi lâu. Rồi cũng thật đột ngột, mặt mũi anh lại nhăn riết , những vết nhăn lại hằn sâu hơn ban nãy. Anh nói tiếp, giọng không thều thào mà rắn lại, đầy chịu đựng:
“Lúc ấy khoảng 9 giờ sáng, cào bùn đất nơi sân xong, tôi đứng chống cuốc nghỉ mệt. Đột ngột, một đàn bồ câu của ai đó đậu ngay xuống sân. Tôi giật mình nhưng vẫn đứng yên. Lạ thật, chúng đứng chung với tôi mà không một chút sơ sệt. Dường như chúng muốn cầu xin tôi một điều gì đó khẩn thiết lắm. Anh biết không? Tôi lầm nhẩm đếm thử có đến 26 con cả thảy. Không biết chúng ở đâu bay đến. Trông chúng yếu quá, đi qua lại chậm rì rì, lông cánh xơ xác, thỉnh thoảng lại ngước nhìn tôi. Chịu đựng qua một cơn lụt, tôi biết chắc chúng đang đói, tôi vào bếp múc lon gạo vãi ra sân. Chúng mổ ăn chậm rải, không chạy lăng xăng tranh giành. Tôi đếm lần nữa… Đúng là 26 con cả thảy. Nhìn chúng chăm chú ăn, tôi có cảm giác đó là đàn bồ câu của mình. Ừ, chắc anh cũng thừa biết đấy. Thật đơn giản. Con vật không phải của mình mà mình cho chúng ăn, thế là con vật ấy mình nuôi mà không có quyền bán. Đó là con vật mình nuôi mà không được quyền giết thịt. Do thế, nó lại càng là của mình hơn lên. Thế đấy. Ơ kìa, chúng đã xơi hết sạch lon gạo. Đàn bồ câu đi qua lại có vẻ tươi tỉnh hơn. Nhưng chúng vẫn không bay đi. Chúng vẫn nấn ná chờ thêm gạo. Tôi nhẩm tính thấy rằng, mỗi con ăn như vậy là quá ít đối với chúng. Lập tức, tôi lại vào nhà múc thêm hai lon lúa. Lần này, tôi ra đứng giữa sân. Tôi vãi đều, cuối cùng còn một nắm tôi đổ ngay xuống hai bàn chân mình. Có hai con đứng ngay mu bàn chân tôi mà mổ lúa. Bàn chân tôi đau điếng. Lúc ấy, tôi chỉ cần thò tay xuống là ẵm gọn. Nhưng không, tôi không động đậy. Tôi thích nhìn chúng ăn. Bởi vì chúng đang ăn như mình đang ăn. Ừ, nếu mình bắt nó là mình lừa nó. Những trò người ta vẫn gọi là thông minh ấy, tôi đã vất chó tha từ lâu rồi. Tôi khẽ hất chân cho chúng rớt ra, và đi vào nhà uống trà. Bên ngoài, đàn bồ câu vẫn chăm chú ăn lúa nơi cái sân vừa đươc tôi cạo sạch bùn. Dường như tôi cạo sạch bùn để vãi lúa cho chúng ăn.” - Ngừng một chút để ho vài tiếng, hớp một ngụm tượu, gãi gãi nơi gò má, Nam nói tiếp, giọng trầm xuống – “Sau đợt lũ lụt ấy, tôi vô cùng mỏi mệt. Lưng tự ngã xuống đi-văng và lập tức con người tôi ngủ say. Một giấc ngủ không trăn trở theo nghĩa đen.”
Nói xong, Nam rót rượu đầy cả hai cốc, mời Thuấn nâng cốc. Thuấn biết tính Nam, hễ rượu ngấm vào là giành nói, không ai ngăn được Sắp say lại càng nói năng lưu loát, sâu sắc. Bạn bè vẫn đùa: “Đấy là một đài phát thanh mà nút tắt không biết nằm chỗ nào.” Nam uống một hơi cạn, đặt cốc xuống nhẹ nhàng, lại nói tiếp:
“Anh biết không? Sáng hôm sau đàn bồ câu lại bay đến, đáp xuống sân nhà tôi. Thình lình một hình ảnh thoáng hiện trong mắt tôi. Cái sân nhỏ bé của tôi đã hoá thành một phi trường khổng lồ mà đàn bồ câu chính là một phi đội. Thế đấy! Lúc ấy, tôi đếm phi đội của mình chỉ còn 19, thiếu mất 7. Tôi cố tình chậm cho ăn, để chờ đợi bảy con vắng mặt. Nhưng chúng vẫn không về. Mười chín con bồ câu cứ đứng mãi trong sân, không chịu bay đi. Một nỗi buồn khó tả xâm chiếm cả người tôi lúc ấy. Tôi quả quyết 7 con bồ câu sở dĩ vắng mặt vì chúng đã chết rồi. Bảy chiếc phi cơ đã tử nạn! Nhưng ở đâu? Vì lý do gì? Đó là một câu hỏi vô vọng. Một câu hỏi làm tăng nỗi buồn lên cấp số nhân.”
Thuấn đã chăm chú nghe. Anh hỏi thăm dò:
“Chúng là bồ câu người ta nuôi để giết thịt cơ mà! Đâu phải máy bay mà buồn đến vậy?”
Nam trả lời, mặt vẫn cứ nhăn riết:
“Biết vậy, nhưng lạ thật! Nỗi buồn xâm chiếm cả người tôi lúc ấy chính là “nỗi buồn bị mất đi quân số.” Ban đầu là 26, sau một ngày đêm, tử nạn chỉ còn 19. Một mất mát lớn. Việc này thực sự đã gây trong tôi một nỗi buồn khó tả.”
Nghe thế, Thuấn nín thinh. Anh lại rót rượu, mời bạn cụng ly:
“Rồi sao? Kể tiếp đi?”
Nam lại tợp một hơi cạn cốc rượu, đốt thêm điếu thuốc, nhíu mày , nói tiếp:
“Sáng ngày thứ ba, bọn bồ câu cũng bay đến đậu tại sân. Phi đội chỉ còn 10. Thêm một ngày, vào cõi hư vô thêm 9. Nhiều hơn ngày hôm trước. Tôi vẫn múc lúa cho chúng ăn, nhưng chỉ nửa lon. Nỗi buồn trong tôi bắt đầu rắn lại thành cục, không còn mênh mông, không còn xâm chiếm, vì đã chiếm tôi rồi. Đúng, trong tôi đã hình thành một “cục buồn” mang hình dáng bồ câu.”
Thuấn nhướn mắt:
“Hay lắm. Cứ tiếp tục.”
“Ừ, sang ngày thứ tư, chúng lại trở về, phi đội chỉ còn 2. Chúng đậu giữa sân như chờ tôi để báo cáo thảm trạng. Tôi quăng lúa ra sân, chúng không ăn. Rõ ràng là chúng vừa thoát nạn, bay về báo hung tin. Chúng quanh quẩn nơi sân một chặp rồi bay. Lúa tôi vãi còn nguyên ra đấy. Không mất hột nào. Chúng bay đi đâu? Tôi muốn biết chỗ ấy lắm.”
Thuấn vội chen vào, hỏi vẻ căng thẳng:
“Thế ngày hôm sau, hai con bồ câu ấy đến nữa không?”
Giọng Nam cộc lốc:
“Không. Chúng đã chết rồi! Quân số trên sân chỉ là sự hoang vắng! Hết! Chẳng còn gì! Còn chăng là cái phi trường quạnh hiu nhô lên giữa một vùng lĩnh bĩnh nước.”
Đột ngột, Thuấn ngồi ngay ngắn lại, vẻ bồn chồn:
“Lúc ấy, tâm trạng anh thế nào?”
“ Tôi đã khóc thầm! Nhưng đấy có phải bầy bồ câu của anh không?”
Trước một câu hỏi không ngờ, như mũi tên thổi bạt vào người, câu trả lời của Thuấn cũng không ngờ, như tiếng dội vang lên rắn rỏi:
“Của tôi.” - Thuấn vừa thốt xong, lập tức mồm anh méo xệch, mặt mũi nhăn riết giống y như Nam ban nãy. Anh trả lời lần nữa, yếu ớt nhưng hoàn chỉnh – “Đàn bồ câu ấy là của tôi!”.
Lần này, đến lượt Nam trố mắt nhìn Thuấn! Thuấn vẫn mếu máo, mặt mũi nhăn riết, nom cũng chẳng giống con giáp nào:
“Chính tôi đã bắt bán cho quán nhậu Thiên Hương vì nhà không còn tiền đi chợ. Lần đầu 7, lần nhì 9, lần ba 8. Chừa lại 2 để nuôi, nhưng chúng… Đã bỏ đi? Hay chết ở đâu?”.
Lại là những câu hỏi vô vọng! Thuấn gục đầu, ôm mặt. Không gian im lặng. Cả Nam và Thuấn đều chìm trong trầm tư. Đột ngột, Thuấn ngẩng cao đầu, với tay bốc chai rượu tu một hớp lớn. Xong, anh đột ngột cười toáng lên, chuyền chai sang Nam:
“Chúng ta thật nực cười. Giờ phút hôm nay thật nực cười. Tại sao tôi lại khóc?”.
Nam cũng đưa chai vào mồm tu một ngụm lớn, đặt chai xuống bàn kêu “kịch”:
“Vì tôi đã chuyển giao nỗi buồn đúng người.”
“Chuyển giao cho tôi à?”
“Nếu không phải thế, tại sao lâu nay anh không khóc?”
Vặn vẹo bạn xong, Nam quệt tay lên mắt mình, anh lại nghe ướt nhiều hơn…
Ngô Phan Lưu ssinh năm 1946. Quê Phú Yên. Đang là sinh viên khoa Triết, Đại học Văn khoa Sài Gòn thì Ngô Phan Lưu bị động viên đi trừ bị Thủ Đức. Sau năm 1975, ông sống bằng nghề làm ruộng và nhiếp ảnh ở Phú Yên. Bắt đầu viết văn từ năm 1995.
Tác phẩm: Bếp lửa chiều đông (tập thơ, 1997), Người không giăng câu Kiều (tập truyện, 2004)
Giải thưởng: Giải Nhất truyện ngắn báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam với hai tác phẩm Buổi sáng biến mất và Cơm chiều.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét