Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

tháng Năm, dựng lại chân dung thơ Hoàng Ngọc Biên

sự uyên bác khiến ông chỉ có 160 người bạn trên Facebook
bao gồm cả con cháu họ hàng
tôi là ai trong 160 người nửa thật nửa ảo đó
mà ông hay viết email thăm những ngày cỏ mọc hoang
 
ông là bạn tôi trong một nhà máy lưng chừng điện toán đám mây
cuộc đời đó tôi bận ăn rồi ngủ
còn ông
mỗi sáng mỗi chiều kiếm âm tìm nhịp chọn chữ lựa hình
mỗi sáng mỗi chiều ngẩn ngơ chọn lựa
đêm khuya khoắt vẫn còng lưng ngồi trước máy [1]
đọc qua email nhưng thơ ông thơm mùi mực trên giấy
của ông ngày tuổi trẻ
của tôi ngày chưa sinh
 
thơ như chiếc gương thần be bé
ông để dành tự soi đầu mình
(người đàng hoàng ai lại à ơi hỏi chuyện đẹp xấu)
trong đêm khuya về sáng
ngồi trước những con chữ gập ghềnh
cái đầu không tóc lạnh như rừng mùa đông [2]
chiếc béret đen trên đầu
không lửa khói vẫn cứ ngả một mầu xám cháy [3]
rồi một hôm cần xê dịch một đoạn cuộc đời quá xa
hay còn có tên bản đồ năm tháng [4]
đi bằng đầu, bởi lẽ chân tay ta ta đã để quên hết lại ở quê nhà [5]
cái đầu không tóc đụng ngay phải một câu thơ lơ lửng đêm trước [6]
chính ông tự nhìn mình cũng thấy ngộ
 
giữa không gian lá cỏ [7]
con ngựa tháng Năm nay ở đâu? [8]
chân dung chưa vẽ xong
lý thuyết khả thi [9] còn đủng đỉnh ngắt dòng
chùm râu bạc ngược gió
để lại những sợi trắng trên trời [10]
 
có một ngày tháng Năm thênh thang
ông Biên được nhẹ nhõm như những gì ông viết
quần jeans nón bụi tẩu thuốc nâu thả khói vàng [11]
không còn ôm trái tim trước ngực [12]
không còn đeo con chim trước bụng [13]
 
nơi những mơ tưởng cuộc đời qua trang mới
nằm khuất trong vùng tranh tối tranh sáng [14]
cũng có năm ba cuốn tự điển thấm mồ hôi tay nát nhàu [15]
có thời gian của proust
màu đỏ lorca
những quán café nhạc jazz [16]
người uyên bác đang uống trà
còn thượng đế hay được nhắc đến đang uống cà-phê
thứ nào cũng dễ gây nghiện
không thua làm việc trong nhà máy lưng chừng điện toán đám mây
 
Sydney, 05.2019
 
------
Những câu và chữ của Hoàng Ngọc Biên, trích từ các bài thơ sau:
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: