Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

Dịch bệnh bùng phát từ Vũ Hán có liên quan với phát triển vũ khí sinh học ?


Hồi đầu thế kỉ XXI, tức cách nay gần 20 năm, khi dịch SARS bùng phát từ Trung Quốc, đã có giả thiết rằng, nó có liên quan đến chiến tranh vũ khí sinh học. Lúc đó, tôi đang ở Nhật Bản, nên đã nghe và đọc về các giả thiết đó (không chỉ giới học thuật và truyền thông, mà còn là từ bàn luận của người dân bình thường).

Bây giờ, dịch bệnh lại một lần nữa bùng phát từ Trung Quốc. Lại có một giả thiết về khả năng liên quan đến chiến tranh sinh học.


Tin từ các nơi.

---

 



Thụy Miên


Trong khi vẫn chưa có kết luận chính thức, báo Mỹ dẫn nguồn tin từ chuyên gia chiến tranh sinh học Israel đưa ra giả thuyết mới về phòng thí nghiệm Vũ Hán nằm gần ổ dịch là Chợ hải sản Hoa Nam.

Các chuyên gia Trung Quốc thao tác trong phòng thí nghiệm Vũ Hán /// Viện Vi rút học Vũ Hán

Các chuyên gia Trung Quốc thao tác trong phòng thí nghiệm Vũ Hán
Viện Vi rút học Vũ Hán
Theo chuyên gia trên, dịch bệnh viêm phổi lạ do vi rút gây ra khiến ít nhất 41 người chết và hơn 1.300 ca lây nhiễm tại Trung Quốc và ở những nước khác (tính đến ngày 25.1) có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Làm gì để ứng phó với vi rút viêm phổi Corona lan rộng trong ngày Tết?
Hồi năm 2015, đài truyền hình Vũ Hán đưa tin về việc xây dựng phòng thí nghiệm tối tân nhất, chuyên nghiên cứu vi rút đặt tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.
Được đưa vào hoạt động từ năm 2017 và hiện vẫn tiếp tục phát triển, Viện Vi rút học Vũ Hán là phòng thí nghiệm duy nhất được Trung Quốc công khai hoạt động nghiên cứu và xử lý những dòng vi rút chết chóc và gây ra các dịch bệnh nguy hiểm, bao gồm SARS và Ebola.
Viện Vi rút học Vũ Hán cách ổ dịch là Chợ Hải sản Hoa Nam khoảng 32 km, làm dấy lên quan ngại về sự liên quan của phòng thí nghiệm này trong vụ bùng nổ dịch viêm phổi, theo báo Daily Mail.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán liên quan đến chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc? - ảnh 1

Bản đồ cho thấy khoảng cách giữa chợ hải sản bùng phát dịch bệnh và phòng thí nghiệm Vũ Hán
Google Maps
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về sự liên hệ này, và đây chỉ là giả thuyết đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Bệnh do vi rút corona gây ra có triệu chứng như thế nào?

Chương trình vũ khí bí mật?

Báo The Washington Times hôm 24.1 dẫn lời chuyên gia Dany Shoham, cựu quan chức tình báo quân đội Israel đang nghiên cứu chiến tranh sinh học Trung Quốc, cho hay Viện Vi rút học Vũ Hán có liên quan có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của Bắc Kinh.
“Một số phòng thí nghiệm cụ thể thuộc viện này có lẽ tham gia, về khía cạnh nghiên cứu và phát triển, [chương trình vũ khí sinh học] cho Trung Quốc”, theo ông Shoham.
Công trình nghiên cứu vũ khí sinh học được thực hiện như là một phần của công tác nghiên cứu phục vụ cho cả mảng quân sự lẫn dân sự, và “hoàn toàn diễn ra bí mật”, chuyên gia này cho biết.
Theo báo The Washington Times, ông Shoham có bằng tiến sĩ về vi sinh vật học. Từ năm 1970 đến năm 1991, ông đảm nhiệm vai trò chuyên gia phân tích cao cấp của lực lượng tình báo quân sự Israel về chiến tranh sinh học và hóa học ở Trung Đông và trên toàn thế giới, giữ cấp bậc trung tá.

Nguy cơ vi rút “xổng chuồng”

Báo Daily Mail cùng ngày cũng nhắc lại lời một chuyên gia về an ninh sinh học của Mỹ, ông Tim Trevan vào năm 2017 từng cảnh báo trên chuyên san Nature về nguy cơ vi rút phát tán khỏi phòng thí nghiệm trên.
Gần 3 năm trước, Trung Quốc đã xây dựng và lắp đặt phòng thí nghiệm đầu tiên thuộc hệ thống gồm 7 phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán, với mục tiêu nghiên cứu những chủng vi rút nguy hiểm nhất thế giới, bao gồm vi rút gây bệnh Ebola và SARS.
Theo bài viết trên Nature, vi rút SARS không ít lần “xổng chuồng” khỏi phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán liên quan đến chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc? - ảnh 2

Nhiều ca nhiễm vi rút corona phát hiện tại các thành phố và bang của Mỹ
DM
Viện Vi rút học Vũ Hán là phòng thí nghiệm đầu tiên của Trung Quốc đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) – tức mức độ nguy hiểm sinh học cao nhất, có nghĩa là nó đủ năng lực xử lý các mầm bệnh nguy hiểm nhất.
Phòng thí nghiệm trên cũng được trang bị để nghiên cứu trên động vật, bao gồm linh trưởng.
Tuy nhiên, các quy định liên quan đến mảng nghiên cứu này ở Trung Quốc lỏng lẻo hơn Mỹ và các nước phương Tây khác. Điều đó có nghĩa là các dự án được thực hiện với chi phí thấp hơn và ít vấp phải rào cản để giới hạn hoặc làm chậm tốc độ nghiên cứu. Đó cũng là điều khiến chuyên gia Trevan lo ngại.
Nghiên cứu hành vi của các vi rút nguy hiểm và phát triển các phương pháp điều trị hoặc điều chế vắc-xin đòi hỏi phải tiến hành khâu lây nhiễm cho đối tượng là linh trưởng trước khi diễn ra ở người.
Trong khi đó, các loài linh trưởng lại phản ứng khó đoán trước. “Chúng có thể bỏ chạy, cào cấu, cắn xé”, chuyên gia Trevan cảnh báo, và thế là nguy cơ lây nhiễm gia tăng trong quá trình tiếp xúc kiểu này.

https://thanhnien.vn/the-gioi/phong-thi-nghiem-vu-han-lien-quan-den-chuong-trinh-chien-tranh-sinh-hoc-trung-quoc-1175407.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: