Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Tổ quốc là máu thịt, là thiêng liêng của tất cả mọi người yêu nước thương nòi


Tổ quốc là máu thịt, là thiêng liêng của tất cả mọi người yêu nước thương nòi, phẩm chất đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mọi dân tộc trên thế giới. Thiết nghĩ, tình yêu Tổ quốc chân chính là sự hiến dâng, không được phép mưu cầu đáp trả, là ý chí và cách ứng xử trước kẻ thù xâm lược, biết đặt Tổ quốc lên trên hết và trước tiên. Người chính nghĩa hay kẻ gian tà, người trung kiên hay tên phản bội đều phải lấy từ đó mà soi xét. Vậy mà có kẻ làm tướng chẳng có công trạng chiến tích gì trận mạc mà tâm tư, kèn cựa từng cấp quân hàm, buông mặc chủ quyền không biết xấu hổ nhận lỗi lầm xin nhân dân tha thứ mà tráo trở thách đố xem dân như bầy tôi hạ đẳng chẳng có quyền gì..
Ông cha ta chưa bao giờ nại lý do " giặc mạnh, ta yếu " mà buông bỏ chủ quyền bao giờ mà còn " Sát thát " đánh cho nó biết Nước Nam anh hùng có chủ.
Nhớ rằng đất nước Nga vĩ đại là vậy mà còn phải khòm lưng làm nô lệ dưới móng sắt quân Mông mất hai thế kỷ, nhưng cũng những vó ngựa sắt đó đã bị ông cha ta đánh tan tác không chỉ một lần mà đến ba lần buộc phải tâm phục khẩu phục. Tại sao chỉ vài triệu người Israel xa xứ khắp nơi trên thế giới với ý chí dân tộc mãnh liệt đã quần tụ lại, tự lập thân, lập nghiệp, lập quốc dám kiên cường chống chọi trong vòng vây bủa khốc liệt và dám đánh, dám thắng " con hổ dữ " Arab. Đừng lấy cái gọi là " lời nguyền địa lý " nằm sát bên cạnh một cường quốc khổng lồ, tham lam là Trung Quốc để mà cúc cung lệ thuộc. Tại sao không tư duy ngược lại là cả thế giới nằm mơ cũng không có vị trí đắc địa đó. Một căn nhà mặt tiền giữa ngã ba, ngã tư của cha ông để lại thì ta chỉ cần biết hợp tác với người tử tế là đủ giàu có, chưa kể nhân dân ta nổi tiếng cần cù, chịu cực, chịu khó.
Thời thanh niên của những người lính đẹp lắm, rực rỡ lắm, sống có lý tưởng và dám chết cũng vì lý tưởng.. Chúng ta chắc chẳng ai muốn làm nó xấu đi, nhưng hôm nay nhìn lại Congtrung Nguyen thấy nó khác, nó cay đắng nhiều lắm, trăn trở lắm.. Ngực đầy huân chương, những người cựu chiến binh nhớ về quá khứ - Một thời oanh liệt cùng đồng đội băng rừng lội suối, ăn cơm vắt, măng rừng, uống nước trâu đầm, nhớ mưa rừng rét run, mắt mờ vì đói, nhớ những cơn sốt rét tím ngắt môi khô.. Cuộc đời người lính chỉ đơn giản một điều là hướng nòng súng về quân thù quên cả mạng sống nhỏ nhoi.. Hết chiến tranh về đời thường, chả thèm nghĩ đến công lao mà lầm lũi mưu sinh cũng gần hết cuộc đời. Đơn giản chỉ mong sao nhân dân yên lành, tự do, hạnh phúc.
Nhưng, nhiều kẻ chưa biết mùi thuốc súng, ăn mày được cái dĩ vãng nào đó nhảy xổm lên làm quan mà không biết nóng mặt khi ngoại bang nhục mạ đất nước, quên đi lịch sử tổ tiên, cha ông không từng nại lý do " Địch mạnh ta yếu " mà bạc nhược để ngoại bang lộng hành ngang ngược bao giờ, quên đi truyền thống đã từng chiến thắng tất cả các triều đại lừng lẫy bậc nhất của Trung Hoa, quên đi ngọn lửa sùng sục trong tim của ông cha đã xem việc bảo vệ Tổ quốc là danh dự, phẩm giá làm người, mà khư khư ôm chặt lấy vũ khí chuyên chính vô sản để bảo vệ lợi ích cá nhân và quyền bính với tiền, tình, tham vọng, dục vọng, mưu mô, tị hiềm, quyền lực và bạo lực, sự ngông cuồng của bản năng, sự hiếu thắng, ngạo mạn với nhân dân cần lao..
Chanh Tam
PHẢI MINH BẠCH AI ĐÃ CẤM TUYÊN TRUYỀN VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
Vì sao cuộc chiến tranh chống bành trướng bá quyền Trung Quốc đã vắng mặt nhiều năm nay trên các diễn đàn quốc sử?
10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhan tàng khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kì ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối.
Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kì báo trên SGTT, nhưng chỉ mới đăng được một kì đã kết thúc.
Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất.
Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy.
Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT, ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài “có vấn đề”, nhận xét “ chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường...”
Người ta là ai?
Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử?
Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng.
Một nhà nghiên cứu lịch sử đương triều mà tôi biết chắc chắn có tiếp cận trực tiếp bản ghi Thoả thuận cấp cao của hai đảng về bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, khi nghe tôi trình bày ấm ức của chúng tôi ở báo SGTT, đã thì thào, “đó là một nội dung thỏa thuận cấp cao nêu đại ý là Bạn tuyên giáo chỉ đạo tuyên truyền không nhắc lại quá khứ không tốt đẹp...” ( Văn nói không dẫn nguyên si văn bản gốc)
Thực ra tôi đã đọc đoạn ghi đó đăng trên báo nhưng tôi không muốn tiếp nhận nó khi chúng tôi thực hiện ký sự Biên giới tháng Hai.
Chúng tôi chấp nhận kỉ luật tuyên truyền của đảng. Nhưng chúng tôi không đông tình lấy một thỏa thuận của hai đảng thành như pháp luật của đất nước.
Thỏa thuận ấy của lãnh đạo cấp cao có thể là một biện pháp chính trị cần thiết. Nhưng chỉ đạo nó thành một hiện thực cấm kị, sợ hãi và hèn yếu như 10 năm vừa qua là trách nhiệm của ban tuyên giáo.
Không một ai, không một thế lực nào có thể đứng trên lịch sử.
Ai đục bia mộ liệt sĩ theo khẩu vị chính trị của lãnh đạo?
Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẻo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc?
Đã đến lúc đảng phải minh bạch trách nhiệm này trước nhân dân.
Chúng ta đã làm một lũ vô ơn, bội bạc như vậy đủ rồi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: