(Frédéric Schaffer, Les Echos 13/01/2020) « Tội đồ » của Bắc Kinh, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Bảy 11/1 đã tái đắc cử vẻ vang nhiệm kỳ thứ hai. Từ chối « lui bước trước các đe dọa » của Trung Quốc, bà kêu gọi tái lập đối thoại với tư thế ngang hàng.
Chỉ có 130 kilomet chia cách đôi bờ eo biển Formosa, nhưng Đài Loan chưa bao giờ xa cách Trung Quốc cộng sản như thế. Tổng thống Thái Anh Văn đã đại thắng, được bầu lại nhiệm kỳ thứ hai với số phiếu kỷ lục 8,2 triệu, tức 57,1% tổng số phiếu. Bà còn có thể được hỗ trợ với đa số tại Quốc hội : đảng Dân Tiến chiếm được 61/113 ghế.
Sau khi có kết quả, bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, tuyên bố : « Tôi hy vọng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan là đất nước dân chủ, và chính phủ được bầu lên một cách dân chủ sẽ không lùi bước trước mọi đe dọa ».
Sau khi có kết quả, bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, tuyên bố : « Tôi hy vọng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan là đất nước dân chủ, và chính phủ được bầu lên một cách dân chủ sẽ không lùi bước trước mọi đe dọa ».
Cựu giảng viên đại học coi cuộc bầu cử tổng thống là biểu thị cho ý hướng ủng hộ hay chống lại nền dân chủ và bảo vệ chủ quyền hòn đảo, trước chế độ cộng sản Trung Quốc độc tài, muốn sáp nhập Đài Loan bằng mọi phương tiện, kể cả quân sự. Chiếc bóng của Hồng Kông cũng bao trùm lên cuộc bầu cử, khiến giới trẻ ồ ạt đi bỏ phiếu. Wei, 29 tuổi, đến mừng chiến thắng của bà Thái Anh Văn tại Đài Bắc, nói : « Phong trào phản kháng Hồng Kông đã nhắc nhở chúng tôi rằng tự do quý giá biết chừng nào ».
Thất bại của quyền lực mềm Trung Quốc
Chủ trương giữ nguyên trạng (không thống nhất cũng không độc lập), tổng thống Đài Loan cổ vũ Bắc Kinh tái lập đối thoại với tư cách ngang hàng. Từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016, Trung Quốc đã ngưng các liên lạc chính thức với Đài Loan và gia tăng áp lực, nhất là cô lập đảo quốc này về ngoại giao, tổ chức tập trận sát cạnh.
Bắc Kinh chưa bao giờ thành công trong việc chinh phục trái tim, khối óc người Đài Loan. Ông Jean-Yves Heurtebise, giảng viên đại học Công giáo Phụ Nhân (Fujen) ở Đài Loan nhận xét : « Đó vừa là sự thất bại của soft power Trung Quốc, và nhất là sharp power, tức việc sử dụng mọi phương tiện gây ảnh hưởng (fake news, áp lực lên truyền thông) để nhào nặn dư luận ».
Mọi cái nhìn nay đều hướng về Bắc Kinh, quan sát phản ứng của một chế độ mà biện pháp cưỡng bức đã tỏ ra phản tác dụng. Hôm Chủ nhật 12/1, chính quyền Trung Quốc tuyên bố : « Tình hình nội bộ Đài Loan có thay đổi như thế nào đi nữa, vẫn chỉ có một nước Trung Hoa trong đó Đài Loan là một bộ phận ». Như vậy khó thể cho rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ mềm dịu hơn. Hoàn cầu Thời báo viết : « Các nhà phân tích Hoa lục dự báo sẽ có những trở ngại trong quan hệ giữa hai bờ eo biển, một số kêu gọi chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc thống nhất ».
Bắc Kinh bị cô lập
Ông Jean-Yves Heurtebise nói : « Nếu chế độ cộng sản Trung Quốc biết điều, họ hiểu được thất bại của chính sách cô lập và suy nghĩ lại về quyết định cắt đứt quan hệ với đảng Dân Tiến. Nhưng rất có thể là Bắc Kinh rút ra một kết luận ngược lại, và quyết định gia tăng sức ép ».
Có điều Trung Quốc không có nhiều chỗ dựa để hành động, và còn phải đối phó với những mặt trận khác nữa. Nhà nghiên cứu trên nói tiếp : « Với Hồng Kông, với việc tống giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự phản kháng trên Biển Đông của Việt Nam và Indonesia, rốt cuộc chính Bắc Kinh bị cô lập trên trường quốc tế hơn là Đài Loan ».
Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên gởi lời chúc mừng đến nhà lãnh đạo Đài Loan. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : « Dưới sự lãnh đạo của bà Thái, chúng tôi hy vọng Đài Loan tiếp tục là tấm gương sáng chói cho các nước đang đấu tranh vì dân chủ ».
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét