Đại Kỷ Nguyên
Trong suốt chặng đượng hoạn lộ của mình, Giang Trạch Dân đã thu được không ít lợi ích nhờ vào tư cách Đảng viên. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi chiếm chính quyền, trong vấn đề nhân sự vẫn luôn nhất quán trọng dụng cán bộ Đảng, trước giờ họ vẫn không tin tưởng những kỹ thuật viên nằm ngoài Đảng và phần tử tri thức. Giang Trạch Dân vốn không có lý lịch hoạt động cách mạng, theo lý mà nói còn là một nhân tài Hán gian được Đại học Trung ương của Ngụy quyền đào tạo ra, lại còn phục vụ cho Quốc dân đảng trước khi ĐCSTQ chiếm đóng Thượng Hải, cùng lắm cũng chỉ là một đối tượng đang được theo dõi và cải tạo. Nhưng Giang đã lợi dụng thân phận liệt sĩ của người chú Giang Thượng Thanh, dựng nên câu chuyện làm con nuôi, tự tạo thành công cho mình “tấm kim bài” mang tên “con liệt sĩ” rồi trở thành cán bộ mà ĐCSTQ tin dùng. Như vậy Giang đã trở thành “của hiếm” trong ĐCSTQ: vừa là Đảng viên lại là nhân viên kỹ thuật có trình độ cao.
Cũng tại Trường Xuân, Giang lại làm quen được với một “đồng hương” cũng đến từ Giang Tô tỉnh Chiết Giang, tên Thẩm Vĩnh Ngôn. Cả hai trở thành bạn bè, đến tối lúc không có việc gì làm liền tụ lại tán gẫu. Giờ nghỉ giải lao cũng thường tụ lại chơi bóng bàn, nghe nói Giang thắng thì ít mà thua thì nhiều. Hễ mỗi lần thua, Giang liền lầm bầm mấy câu tiếng Nga gì đó, sau đó ngồi qua một xó.
Trên phương diện kỹ thuật, các đồng sự phải công nhận rằng nghiệp vụ của Giang không tốt. Nhưng Giang lại có một cái bản lĩnh, nói theo ngạn ngữ của người Đông Bắc thì là “giặc có thể vui thì giặc có thể hát”, mọi công phu của Giang đều mọc trên đằng miệng. Trong công xưởng ấy, quan hệ giữa Giang và chuyên gia người Nga nọ là khăng khít nhất, cả hai có rất nhiều điểm thống nhất trong phương diện “dân ca nước Nga”. Cái chức trách của Giang không phải nằm ở việc khắc phục những khó khăn, hóc búa trong kỹ thuật, mà là dẫn các kiểu bầu đoàn đại biểu đi tham quan xưởng. Cho nên các đồng sự đã đặt cho Giang một biệt hiệu với ý nghĩa châm biếm đậm chất Tây: Krikun.
Krikun vốn là một nhân vật của tiểu thuyết gia Liên Xô Aleksandr Evdokimova , hắn ta là một người chuyên đưa ra những tuyên bố đặt điều, thổi phồng và vô nghĩa, lại thích đục khoét, đến lúc đối diện với công việc thực chất thì bị lộ tẩy. Cái ngoại hiệu này không chỉ là lời bình người ta đặt cho Giang, mà cũng là lời bình cho cung cách của các cán bộ do ĐCSTQ đề bạt.
Những khẩu hiệu mà Trung Cộng ra sức hô hào hầu như trên cả tuyệt vời, từ “Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa tại nhân gian” cho đến “Bốn hiện đại hóa”, từ “ấm no” cho đến “ba đại biểu”, đến giờ vẫn còn cái bánh vẽ “xã hội hài hòa”. Bản thân Trung Cộng không hề sản xuất ra thứ gì, lúc đụng phải nguy cơ thì đem máu me bạo lực ra dọa nạt dân chúng, nguy cơ qua rồi thì dựa vào lường gạt, dối trá để tồn tại. Vì lẽ đó nên những thành phần cán bộ thạo việc ăn to nói lớn, hư cấu huênh hoang luôn không thể thiếu được trong cơ cấu Đảng. Vào năm 1958, Mao Trạch Đông đã phát khởi cuộc vận động “Đại nhảy vọt”, miệng nói toàn những lời đao to búa lớn lên đến tận mây xanh, chỉ cần lật ra những bản tin báo chí chính phủ lúc đó thì đã tìm được một mớ:
Vào ngày 8 tháng 6 năm 1958, các mặt báo bắt đầu “phóng vệ tinh”: năng suất tiểu mạch bình quân của tỉnh Hà Nam là 2.105 cân trên một mẫu (mỗi cân = 1/2 kg) ; đến ngày 18 tháng 9, tờ Nhân dân Nhật báo lại phóng thêm một “vệ tinh” khác: Hợp tác xã nông nghiệp Hồng Kỳ ở Hoàn Giang, Quảng Tây đạt năng suất lúa gạo 130.434 cân. Bộ Nông nghiệp công bố sản lượng nội trong vụ hè tháng 7 đã vượt 69% so với năm ngoái, tổng sản lượng vượt cả nước Mỹ những 4 tỷ cân. Nền công nghiệp ô tô cũng phát sinh bước nhảy vọt lớn, vỏn vẹn trong vòng nửa năm, trên toàn quốc đã nghiên cứu chế tạo được hơn 200 loại ô tô, không những chế tạo được ô tô mà còn sử dụng động cơ chữ V, chuyển hướng động lực bằng áp suất chất lỏng, các kỹ thuật biến tốc tự động tiên tiến, thúc đẩy nền công nghiệp ô tô Trung Quốc lên trình độ tiên tiến trên toàn thế giới.
Bên trong nền công nghiệp ô tô “trình độ tiên tiến trên toàn thế giới” đó, có cả những sản phẩm mới được đội ngũ kỹ thuật viên như Giang Trạch Dân “sáng tạo” để cho xong nhiệm vụ, như “bộ bơm khí bằng vật liệu gỗ”, “thân xe bằng tre”. Với xuất thân từ ngành kỹ thuật, Giang đương nhiên biết rất rõ những sản phẩm đầy tính “sáng tạo” ấy chẳng qua chỉ để lừa người cho vui chứ thực chất chả có một tí công dụng nào. Nhưng Giang cũng biết rằng, nhất thiết phải làm vậy mới có thể tranh thủ sự nhất trí với Đảng, mới có thể trèo lên cao. Ngay sau khi hiểu ra được điểm này, Giang thường xuyên sáng tác ra đủ mọi lý do để cổ động cấp dưới hoàn thành những nhiệm vụ hoang đường mà Đảng quang vinh giao phó.
Quả nhiên công lao khó nhọc mà Giang bỏ ra cũng không uổng phí. Trong cái thời “đại nhảy vọt” mà người ta chỉ làm việc dựa trên sự dối trá ấy, đến cuối năm 1958 đầu năm 1959, xưởng ô tô thành phố Trường Xuân tiến hành trùng tổ, Phòng Động lực lại trở thành Phân xưởng Động lực, Giang Trạch Dân vì có công lừa người, đã đáp ứng được cái khẩu vị của Đảng, rất tự nhiên được bước lên một tầm cao mới, trở thành Xưởng trưởng của phân xưởng mới.
Vùng Đông Bắc nhờ điều kiện đất rộng người thưa, nên cũng tạm qua được cơn nhân họa. Mặc dầu vậy, công nhân của xưởng chế tạo ô tô cũng ăn không chắc bụng, những nhân công làm việc nặng, lao lực mỗi tháng cũng chỉ được khẩu phần có 30 cân, tất cả được mua bằng tem phiếu. Giang Trạch Dân cũng cảm thấy những tháng ngày ở Đông Bắc thật gian nan.
Trở lại năm 1956, không lâu sau khi Giang kết thúc chuyến thực tập ở Liên Xô trở về công xưởng, Vương Dã Bình cùng hai đứa con thơ cũng từ Thượng Hải dọn đến Trường Xuân. Nếu so với người khác, điều kiện sinh hoạt gia đình chàng Krikun cũng không tệ chút nào, ngoại trừ thu nhập của Giang, Vương Dã Bình cũng có được khoản lương khá lý tưởng. Giang cũng được phân cho một căn nhà chung cư tầng 4 với 3 phòng, trong nhà lại có hệ thống lò sưởi trung tâm kiểu Liên Xô, bếp gas, nhà vệ sinh chuyên biệt, lại còn có cửa kính hai lớp đặc biệt thích hợp với thời tiết lạnh lẽo ở Đông Bắc. Ấy là cuộc sống trong mơ với nhiều người Trung Quốc vào thời điểm bấy giờ. Mặc dù giá cả lúc ấy rất rẻ mạt nhưng hầu như người ta ai ai cũng chỉ mơ có được một bữa no bụng với bánh bao hấp. Nhưng ngay cả trong những năm tháng đói khổ, Giang Trạch Dân vẫn ăn thịt gà mỗi ngày.
Sự đầy đủ về vật chất cũng không khiến một người vốn quen tập quán nơi cực nam dòng sông Dương Tử như cô Vương Dã Bình vui vẻ cho được. Một năm chẳng có được mấy ngày để diện váy đẹp, mà phần lớn thời gian đều phải khoác những áo bông, quần bông nặng nề thô kệch. Khốn nỗi cô Vương vốn là người ưa ăn diện, nên cô càng hậm hực đối với Giang, thầm trách Giang sao lại bắt cả nhà dọn tới cái chốn khỉ ho cò gáy, ngày giá đêm băng này.
Uông Đạo Hàm phái Giang đi thực tập ở Liên Xô là để nâng đỡ hậu bối đồng thời cũng là trả nghĩa bạn bè, nhưng bất chợt lại bắt Giang rời Thượng Hải để đến Trường Xuân công tác. Nguyên là Giang cũng không nỡ bỏ chốn phồn hoa Thượng Hải, nhưng nhìn xa trông rộng một chút thì nơi đây cũng không tệ, ít ra cái lối vu hồi trên đường quan lộ vẫn không mờ mịt lắm.
Vương Dã Bình vốn sinh trưởng tại Thượng Hải, là cháu gái bên phía bà thím Vương Giả Lan, vợ của Giang Thượng Thanh (vốn là chú sáu của Giang), tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải, nhỏ hơn Giang hai tuổi. Chàng tài tử phong lưu Giang Trạch Dân sau khi chuyển từ mái trường Trung ương Ngụy quyền sang Đại học Giao thông có ghé qua nhà họ Vương mấy lần, cũng có chút “ý tứ như thế” với Vương Dã Bình, cả hai tuy rằng “tình trong như đã” nhưng “mặt ngoài” thì vẫn còn e. Đến năm 1949, nhận thấy Đảng Cộng sản chắc chắn rồi sẽ chiếm lấy thiên hạ, Giang Trạch Dân đột nhiên thừa cơ xuất động, cuối cùng cũng đưa được Vương Dã Bình “về dinh”.
Bà thím Vương Giả Lan đối với ông thân sinh của Giang Trạch Dân (tức Giang Thế Tuấn) vốn có một chút oán khí. Lúc Giang Thượng Thanh chết, Đảng Cộng sản vẫn bị coi là “Cộng phỉ”, anh cả Giang Thế Tuấn vẫn luôn khuyên nhủ chú sáu nên thoát khỏi đám “Cộng phỉ”, vì muốn tránh liên lụy nên ông anh cả luôn cố gắng hạn chế qua lại với chú sáu. Giang Thượng Thanh chết rồi, Giang Thế Tuấn cho rằng ấy là do tự thân chuốc lấy. Bởi thế nên mặc dầu ông anh cả vẫn hương hỏa đề huề cho chú sáu nhưng chả hề đả động tiếp tế gì cho mẹ con bà thím Vương Giả Lan. Cuộc sống của một quả phụ ở tuổi 28, trên tay là hai đứa con gái, đứa 3 tuổi, đứa 1 tuổi quả thật vô cùng gian khổ. Người con gái thứ hai Giang Trạch Huệ, đã trả lời phỏng vấn với Kuhn bằng một câu rất thật lòng rằng: “Trong nhà chẳng có bao nhiêu lương thực cả, có lúc đến thứ ăn được cũng không còn lại chút nào”.
Sau khi Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền, hình thế bỗng dưng đảo ngược, Giang Thế Tuấn chẳng ngóc đầu lên nổi, đời sống thê nhi trở nên ảm đạm. Giang Trạch Dân vì muốn chăm chắm chụp cho được cái bảng hiệu “Cô nhi liệt sĩ”, liền tiến thêm một bước chèo kéo quan hệ với phía gia đình bà thím họ Vương. Liền đó, bà Vương lúc trở về thăm mẹ đẻ ở Thượng Hải lại phát hiện Giang Trạch Dân đang cặp kê với đứa cháu gái. Bà nào hay biết tâm tư của Giang Trạch Dân, vẫn cứ nghĩ rằng cậu cháu quý hóa chắc không giống như ông bố Hán gian vô tình vô nghĩa của nó nên ra sức tán đồng cho mối lương duyên ấy. Tháng 12 năm 1949, buổi lễ Quốc khánh của ĐCSTQ trôi qua chưa được hai tháng, Giang Trạch Dân đã cấp tốc kết hôn với Vương Dã Bình. Trong cuộc hôn nhân này, tấm kim bài hư cấu mang chữ “Cô nhi liệt sĩ” đã in sâu vào trước trán của Giang rồi.
Bà Vương Giả Lan tìm được công ăn việc làm tại một ngân hàng ở Thượng Hải, về hưu lại có đứa con gái lớn Giang Trạch Linh chăm sóc bên cạnh được hơn 20 năm. Lúc Giang Trạch Dân lên chức Thị trưởng Thượng Hải chưa đầy một tháng, bà Vương đã qua đời tại Dương Châu, thọ 74 tuổi.
___
Đại Kỷ Nguyên
Quản đốc đục khoét có nghề, một bước lên mây cậy tài mồm mép (1956 – 1985)
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào, chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của Giang đã đến hồi kết thúc, Đại Kỷ Nguyên công bố lại loạt bài “Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân,” lần đầu công bố phiên bản tiếng Anh năm 2011. Qua đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự nghiệp của nhân vật then chốt đối với Trung Quốc hiện đại này.Biệt hiệu đậm “chất Tây”: Krikun
Năm 1956, là thời gian mà Giang Trạch Dân đang ở độ tuổi lập thân: 30 tuổi. Đầu năm, Giang Trạch Dân đã kết thúc kỳ thực tập tại công xưởng ô tô Stalin và quay trở về thành phố Trường Xuân ở phía đông bắc Trung Quốc, tham gia vào việc hoạch định xây dựng xưởng sản xuất ô tô đầu tiên ở thành phố Trường Xuân để chuẩn bị đưa vào sản xuất trong mùa hè năm đó. Chức vụ đầu tiên của Giang Trạch Dân là quản đốc Phòng Động lực. Khi chiếc ô tô đầu tiên mang nhãn hiệu Giải Phóng được sản xuất ra cũng là lúc Giang được cất nhắc lên làm Phó trưởng phòng, cấp trên của Giang là một kỹ sư người Liên Xô và Trưởng phòng Trần Vân Cù. Ông Trần Vân Cù là một chuyên gia nhưng không phải là Đảng viên, nhờ đó mà Giang Trạch Dân mới được leo lên ghế Bí thư Chi bộ Đảng.Trong suốt chặng đượng hoạn lộ của mình, Giang Trạch Dân đã thu được không ít lợi ích nhờ vào tư cách Đảng viên. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi chiếm chính quyền, trong vấn đề nhân sự vẫn luôn nhất quán trọng dụng cán bộ Đảng, trước giờ họ vẫn không tin tưởng những kỹ thuật viên nằm ngoài Đảng và phần tử tri thức. Giang Trạch Dân vốn không có lý lịch hoạt động cách mạng, theo lý mà nói còn là một nhân tài Hán gian được Đại học Trung ương của Ngụy quyền đào tạo ra, lại còn phục vụ cho Quốc dân đảng trước khi ĐCSTQ chiếm đóng Thượng Hải, cùng lắm cũng chỉ là một đối tượng đang được theo dõi và cải tạo. Nhưng Giang đã lợi dụng thân phận liệt sĩ của người chú Giang Thượng Thanh, dựng nên câu chuyện làm con nuôi, tự tạo thành công cho mình “tấm kim bài” mang tên “con liệt sĩ” rồi trở thành cán bộ mà ĐCSTQ tin dùng. Như vậy Giang đã trở thành “của hiếm” trong ĐCSTQ: vừa là Đảng viên lại là nhân viên kỹ thuật có trình độ cao.
Cũng tại Trường Xuân, Giang lại làm quen được với một “đồng hương” cũng đến từ Giang Tô tỉnh Chiết Giang, tên Thẩm Vĩnh Ngôn. Cả hai trở thành bạn bè, đến tối lúc không có việc gì làm liền tụ lại tán gẫu. Giờ nghỉ giải lao cũng thường tụ lại chơi bóng bàn, nghe nói Giang thắng thì ít mà thua thì nhiều. Hễ mỗi lần thua, Giang liền lầm bầm mấy câu tiếng Nga gì đó, sau đó ngồi qua một xó.
Trên phương diện kỹ thuật, các đồng sự phải công nhận rằng nghiệp vụ của Giang không tốt. Nhưng Giang lại có một cái bản lĩnh, nói theo ngạn ngữ của người Đông Bắc thì là “giặc có thể vui thì giặc có thể hát”, mọi công phu của Giang đều mọc trên đằng miệng. Trong công xưởng ấy, quan hệ giữa Giang và chuyên gia người Nga nọ là khăng khít nhất, cả hai có rất nhiều điểm thống nhất trong phương diện “dân ca nước Nga”. Cái chức trách của Giang không phải nằm ở việc khắc phục những khó khăn, hóc búa trong kỹ thuật, mà là dẫn các kiểu bầu đoàn đại biểu đi tham quan xưởng. Cho nên các đồng sự đã đặt cho Giang một biệt hiệu với ý nghĩa châm biếm đậm chất Tây: Krikun.
Krikun vốn là một nhân vật của tiểu thuyết gia Liên Xô Aleksandr Evdokimova , hắn ta là một người chuyên đưa ra những tuyên bố đặt điều, thổi phồng và vô nghĩa, lại thích đục khoét, đến lúc đối diện với công việc thực chất thì bị lộ tẩy. Cái ngoại hiệu này không chỉ là lời bình người ta đặt cho Giang, mà cũng là lời bình cho cung cách của các cán bộ do ĐCSTQ đề bạt.
Những khẩu hiệu mà Trung Cộng ra sức hô hào hầu như trên cả tuyệt vời, từ “Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa tại nhân gian” cho đến “Bốn hiện đại hóa”, từ “ấm no” cho đến “ba đại biểu”, đến giờ vẫn còn cái bánh vẽ “xã hội hài hòa”. Bản thân Trung Cộng không hề sản xuất ra thứ gì, lúc đụng phải nguy cơ thì đem máu me bạo lực ra dọa nạt dân chúng, nguy cơ qua rồi thì dựa vào lường gạt, dối trá để tồn tại. Vì lẽ đó nên những thành phần cán bộ thạo việc ăn to nói lớn, hư cấu huênh hoang luôn không thể thiếu được trong cơ cấu Đảng. Vào năm 1958, Mao Trạch Đông đã phát khởi cuộc vận động “Đại nhảy vọt”, miệng nói toàn những lời đao to búa lớn lên đến tận mây xanh, chỉ cần lật ra những bản tin báo chí chính phủ lúc đó thì đã tìm được một mớ:
Vào ngày 8 tháng 6 năm 1958, các mặt báo bắt đầu “phóng vệ tinh”: năng suất tiểu mạch bình quân của tỉnh Hà Nam là 2.105 cân trên một mẫu (mỗi cân = 1/2 kg) ; đến ngày 18 tháng 9, tờ Nhân dân Nhật báo lại phóng thêm một “vệ tinh” khác: Hợp tác xã nông nghiệp Hồng Kỳ ở Hoàn Giang, Quảng Tây đạt năng suất lúa gạo 130.434 cân. Bộ Nông nghiệp công bố sản lượng nội trong vụ hè tháng 7 đã vượt 69% so với năm ngoái, tổng sản lượng vượt cả nước Mỹ những 4 tỷ cân. Nền công nghiệp ô tô cũng phát sinh bước nhảy vọt lớn, vỏn vẹn trong vòng nửa năm, trên toàn quốc đã nghiên cứu chế tạo được hơn 200 loại ô tô, không những chế tạo được ô tô mà còn sử dụng động cơ chữ V, chuyển hướng động lực bằng áp suất chất lỏng, các kỹ thuật biến tốc tự động tiên tiến, thúc đẩy nền công nghiệp ô tô Trung Quốc lên trình độ tiên tiến trên toàn thế giới.
Bên trong nền công nghiệp ô tô “trình độ tiên tiến trên toàn thế giới” đó, có cả những sản phẩm mới được đội ngũ kỹ thuật viên như Giang Trạch Dân “sáng tạo” để cho xong nhiệm vụ, như “bộ bơm khí bằng vật liệu gỗ”, “thân xe bằng tre”. Với xuất thân từ ngành kỹ thuật, Giang đương nhiên biết rất rõ những sản phẩm đầy tính “sáng tạo” ấy chẳng qua chỉ để lừa người cho vui chứ thực chất chả có một tí công dụng nào. Nhưng Giang cũng biết rằng, nhất thiết phải làm vậy mới có thể tranh thủ sự nhất trí với Đảng, mới có thể trèo lên cao. Ngay sau khi hiểu ra được điểm này, Giang thường xuyên sáng tác ra đủ mọi lý do để cổ động cấp dưới hoàn thành những nhiệm vụ hoang đường mà Đảng quang vinh giao phó.
Quả nhiên công lao khó nhọc mà Giang bỏ ra cũng không uổng phí. Trong cái thời “đại nhảy vọt” mà người ta chỉ làm việc dựa trên sự dối trá ấy, đến cuối năm 1958 đầu năm 1959, xưởng ô tô thành phố Trường Xuân tiến hành trùng tổ, Phòng Động lực lại trở thành Phân xưởng Động lực, Giang Trạch Dân vì có công lừa người, đã đáp ứng được cái khẩu vị của Đảng, rất tự nhiên được bước lên một tầm cao mới, trở thành Xưởng trưởng của phân xưởng mới.
Những tháng năm chết đói
Thành quả của cuộc “đại nhảy vọt” đã mang lại những tai ương khủng khiếp cho nền kinh tế, kèm theo nạn đói đầy chết chóc. Bởi vì nông dân bị cưỡng chế phải gia nhập vào “công xã nhân dân” để luyện gang thép, diện tích đất canh tác lương thực không có người trồng trọt, cũng không có người thu hoạch. Nhà nhà trữ thóc, người người trữ gạo thì lại bị tịch thu xung vào công xã, nấu thành những nồi cơm to cùng nhau ăn cho bằng hết, ở nông thôn đã bắt đầu xuất hiện tình trạng người chết do bị cắt lương thực. Rất nhanh sau đó, nạn đói từ những địa phương lẻ tẻ lan ra toàn quốc, từ nông thôn phát triển đến thành thị. Các chuyên gia ước tính trong vòng khoảng 3 năm từ 1959 đến 1961, đã có khoảng 20 ~ 50 triệu người chết đói. Rất nhiều vùng vì nạn đói nghiêm trọng đã dẫn đến thảm kịch “bán con chạy gạo”. Khu Tín Dương, tỉnh Hà Nam, huyện Nhân Thọ, tỉnh Tứ Xuyên… đều có hiện tượng cả một xóm, cả một nhà chết đói, một làng mười nhà chết chín.Vùng Đông Bắc nhờ điều kiện đất rộng người thưa, nên cũng tạm qua được cơn nhân họa. Mặc dầu vậy, công nhân của xưởng chế tạo ô tô cũng ăn không chắc bụng, những nhân công làm việc nặng, lao lực mỗi tháng cũng chỉ được khẩu phần có 30 cân, tất cả được mua bằng tem phiếu. Giang Trạch Dân cũng cảm thấy những tháng ngày ở Đông Bắc thật gian nan.
Trở lại năm 1956, không lâu sau khi Giang kết thúc chuyến thực tập ở Liên Xô trở về công xưởng, Vương Dã Bình cùng hai đứa con thơ cũng từ Thượng Hải dọn đến Trường Xuân. Nếu so với người khác, điều kiện sinh hoạt gia đình chàng Krikun cũng không tệ chút nào, ngoại trừ thu nhập của Giang, Vương Dã Bình cũng có được khoản lương khá lý tưởng. Giang cũng được phân cho một căn nhà chung cư tầng 4 với 3 phòng, trong nhà lại có hệ thống lò sưởi trung tâm kiểu Liên Xô, bếp gas, nhà vệ sinh chuyên biệt, lại còn có cửa kính hai lớp đặc biệt thích hợp với thời tiết lạnh lẽo ở Đông Bắc. Ấy là cuộc sống trong mơ với nhiều người Trung Quốc vào thời điểm bấy giờ. Mặc dù giá cả lúc ấy rất rẻ mạt nhưng hầu như người ta ai ai cũng chỉ mơ có được một bữa no bụng với bánh bao hấp. Nhưng ngay cả trong những năm tháng đói khổ, Giang Trạch Dân vẫn ăn thịt gà mỗi ngày.
Sự đầy đủ về vật chất cũng không khiến một người vốn quen tập quán nơi cực nam dòng sông Dương Tử như cô Vương Dã Bình vui vẻ cho được. Một năm chẳng có được mấy ngày để diện váy đẹp, mà phần lớn thời gian đều phải khoác những áo bông, quần bông nặng nề thô kệch. Khốn nỗi cô Vương vốn là người ưa ăn diện, nên cô càng hậm hực đối với Giang, thầm trách Giang sao lại bắt cả nhà dọn tới cái chốn khỉ ho cò gáy, ngày giá đêm băng này.
Uông Đạo Hàm phái Giang đi thực tập ở Liên Xô là để nâng đỡ hậu bối đồng thời cũng là trả nghĩa bạn bè, nhưng bất chợt lại bắt Giang rời Thượng Hải để đến Trường Xuân công tác. Nguyên là Giang cũng không nỡ bỏ chốn phồn hoa Thượng Hải, nhưng nhìn xa trông rộng một chút thì nơi đây cũng không tệ, ít ra cái lối vu hồi trên đường quan lộ vẫn không mờ mịt lắm.
Vương Dã Bình vốn sinh trưởng tại Thượng Hải, là cháu gái bên phía bà thím Vương Giả Lan, vợ của Giang Thượng Thanh (vốn là chú sáu của Giang), tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải, nhỏ hơn Giang hai tuổi. Chàng tài tử phong lưu Giang Trạch Dân sau khi chuyển từ mái trường Trung ương Ngụy quyền sang Đại học Giao thông có ghé qua nhà họ Vương mấy lần, cũng có chút “ý tứ như thế” với Vương Dã Bình, cả hai tuy rằng “tình trong như đã” nhưng “mặt ngoài” thì vẫn còn e. Đến năm 1949, nhận thấy Đảng Cộng sản chắc chắn rồi sẽ chiếm lấy thiên hạ, Giang Trạch Dân đột nhiên thừa cơ xuất động, cuối cùng cũng đưa được Vương Dã Bình “về dinh”.
Bà thím Vương Giả Lan đối với ông thân sinh của Giang Trạch Dân (tức Giang Thế Tuấn) vốn có một chút oán khí. Lúc Giang Thượng Thanh chết, Đảng Cộng sản vẫn bị coi là “Cộng phỉ”, anh cả Giang Thế Tuấn vẫn luôn khuyên nhủ chú sáu nên thoát khỏi đám “Cộng phỉ”, vì muốn tránh liên lụy nên ông anh cả luôn cố gắng hạn chế qua lại với chú sáu. Giang Thượng Thanh chết rồi, Giang Thế Tuấn cho rằng ấy là do tự thân chuốc lấy. Bởi thế nên mặc dầu ông anh cả vẫn hương hỏa đề huề cho chú sáu nhưng chả hề đả động tiếp tế gì cho mẹ con bà thím Vương Giả Lan. Cuộc sống của một quả phụ ở tuổi 28, trên tay là hai đứa con gái, đứa 3 tuổi, đứa 1 tuổi quả thật vô cùng gian khổ. Người con gái thứ hai Giang Trạch Huệ, đã trả lời phỏng vấn với Kuhn bằng một câu rất thật lòng rằng: “Trong nhà chẳng có bao nhiêu lương thực cả, có lúc đến thứ ăn được cũng không còn lại chút nào”.
Sau khi Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền, hình thế bỗng dưng đảo ngược, Giang Thế Tuấn chẳng ngóc đầu lên nổi, đời sống thê nhi trở nên ảm đạm. Giang Trạch Dân vì muốn chăm chắm chụp cho được cái bảng hiệu “Cô nhi liệt sĩ”, liền tiến thêm một bước chèo kéo quan hệ với phía gia đình bà thím họ Vương. Liền đó, bà Vương lúc trở về thăm mẹ đẻ ở Thượng Hải lại phát hiện Giang Trạch Dân đang cặp kê với đứa cháu gái. Bà nào hay biết tâm tư của Giang Trạch Dân, vẫn cứ nghĩ rằng cậu cháu quý hóa chắc không giống như ông bố Hán gian vô tình vô nghĩa của nó nên ra sức tán đồng cho mối lương duyên ấy. Tháng 12 năm 1949, buổi lễ Quốc khánh của ĐCSTQ trôi qua chưa được hai tháng, Giang Trạch Dân đã cấp tốc kết hôn với Vương Dã Bình. Trong cuộc hôn nhân này, tấm kim bài hư cấu mang chữ “Cô nhi liệt sĩ” đã in sâu vào trước trán của Giang rồi.
Bà Vương Giả Lan tìm được công ăn việc làm tại một ngân hàng ở Thượng Hải, về hưu lại có đứa con gái lớn Giang Trạch Linh chăm sóc bên cạnh được hơn 20 năm. Lúc Giang Trạch Dân lên chức Thị trưởng Thượng Hải chưa đầy một tháng, bà Vương đã qua đời tại Dương Châu, thọ 74 tuổi.
___
Đại Kỷ Nguyên
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét