Biển Việt Nam bị thu hẹp bởi đường lưỡi bò Trung Quốc, nhưng nguy hiểm hơn khi mà vùng đất ven biển Việt Nam cũng bị Trung Quốc tìm cách mua lại, bao vây các vị trí quân sự ven biển, ví như ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) và ven biển Đà Nẵng khu sân bay Nước Mặn
1/ Vũng Áng
Trung Quốc thuê đất tại Khu kinh tế Vũng Áng với thời gian đến 70 năm. Nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi đây là vị trí rất then chốt.
Ảnh internet
Nhìn vào bản đồ có thể thấy Vũng Áng rất gần với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Hiện nay lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có thể lập 2 sư đoàn, một khi có biến xảy ra, 2 sư đoàn quân đội Trung Quốc đội lốt công nhân đã sẵn sàng ở ngay cảng Vũng Áng, quân chủ lực Trung Quốc chuẩn bị sẵn ngoài khơi sẽ tiến vào cảng, kịch bản giống hệt như “con ngựa thành Troy”, và rất nhanh trong nháy mắt Hà Tĩnh sẽ lọt vào tay Trung Quốc, vị trí này cũng sẽ chia cắt giữa miền bắc với phần còn lại của đất nước cả đường biển và đường bộ.
Lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng không cần nhiều lao động bậc cao, nhưng phía Trung Quốc lại không dùng lao động ở Việt Nam có sẵn, mà sử dụng lao động từ Trung Quốc sang. Với số lượng lao động có thể lập 2 sư đoàn, giờ đây ở huyện Kỳ Anh đi đâu cũng gặp người Trung Quốc.
2/ Đà Nẵng
Đà nẵng là vị trí chiến lược phòng thủ hết sức quan trọng của Việt Nam, các quốc gia khi tiến đánh Việt Nam từ đường biển đều chọn Đà Nẵng để tấn công đầu tiên
Năm 1858 khi Pháp tiến đánh Việt Nam, thì nơi chọn tấn công đầu tiên chính là Đà Nẵng, mà nơi tàu chiến Pháp lúc đó xuất phát lại chính là từ đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Hiện nay phòng thủ nơi vị trí chiến lược này là sân bay Nước Mặn, thế nhưng tuyến phòng thủ quan trọng này đang dần bị vô hiệu hóa.
Người Trung Quốc núp bóng người Việt tập trung mua các khu đất ven biển sát sân bay Nước Mặn, để rồi tạo thành các biệt khu của người Tàu.
Một người Đà Nẵng tên Hiệu chia sẻ vối RFA rằng: ““Bắt đầu qua Phạm Văn Đồng, đầu tiên là khu ông Thanh giao cho các ủy viên xây vila, nghỉ dưỡng vậy đó. Người Hà Nội họ vào đây mua đất nhiều lắm. Từ Phạm Văn Đồng chạy thẳng ra Furama, dân Hà Nội mua với giá cao lắm. Mà tui nghĩ sau lưng họ phải là người Trung Quốc bởi vì người Hà Nội đứng tên nhưng người Trung Quốc mở sóng bạc, mở dịch vụ… Khu An Thái cũng có thể nói là cái rốn có nhiều người Trung Quốc”.”
Ven biển Đà Nẵng, gần khu vực sân bay Nước Mặn đầy rẫy những nhà hàng do người Trung Quốc làm chủ. Ảnh nld
Người Trung Quốc nhờ người Việt đứng tên như thế nào
Bắt đầu từ những cô dâu người Việt, sau khi lấy được người vợ Việt Nam, chú rể Trung Quốc sẽ rủ gia đình vợ cùng kinh doanh, đứng tên các chức danh trong công ty. Sau đó sẽ mua các miếng đất ven biển do cô vợ đứng tên
Còn một hình thức khác nữa là được quan chức cấp cao trung ương đứng tên. RFA dẫn tin từ một người am hiểu việc mua đất này ở Đà Nẵng cho biết: Một số người Trung Quốc được ủy nhiệm sang Việt Nam mua đất, những người này trước không có quan hệ gì ở địa phương thế nhưng lại rất tự tung tự tác, mọi trao đổi mua bán được dễ dàng hơn các ông chủ người Việt Nam, điều này cho thấy có sự bảo vệ chống lưng ngầm từ cấp trung ương cho nhóm người này.
Từ đây hình thành một thế chân vạc vững chắc: Quan chức cấp trung ương chống lưng, ông chủ người Trung Quốc được ủy nhiệm sẽ tung tiền ra mua đất, ông chủ Việt Nam sẽ đứng tên.
Và tất nhiên để đảm bảo mọi giao dịch thuận lợi, ông chủ Việt Nam không thể quỵt thì cần có vai trò của quan chức cấp cao từ trung ương lo việc này.
Từ hình thức trên đây cũng biến tướng thành hình thức khác tương tự như thế, đó là người Trung Quốc đưa tiền cho người Việt mua đất để kinh doanh, cùng thành lập công ty hay nhà hàng do người Việt đứng tên, nhưng thường người Trung Quốc nắm giữ 90% số vốn và nắm quyền điều hành.
Một khách sạn 5 sao cạnh sân bay Nước Mặn do người Trung Quốc làm chủ đang xây dựng. ảnh nld
Các khu đất Trung Quốc bao vây sân bay Nước Mặn
Hiện đã có 256 lô đất nằm gần sát căn cứ sân bay Nước Mặn ở Đà Nẵng được người Trung Quốc mua, thông qua các cá nhân và công ty trong nước đứng tên, điều này gây ra mối lo ngại cho nhiều người.
Người Trung Quốc núp bóng gom đất nằm sát tường rào sân bay Nước Mặn. Ảnh nld
Một số lô đất đã được xây dựng, những lô đất này chỉ cách sân bay Nước Mặn một bức tường cao 3m, một số lô xa hơn cũng chỉ cách sân bay 50m trở lại
Theo thiết kế thì nhiều lô đất được dùng để xây nhà hàng, khách sạn cao đến 18 – 20 tầng, thậm chí cao hơn, với chiều cao này có thể dễ dàng quan sát được hoạt động bên trong sân bay, điều này hết sức nguy hiểm vì đây là nơi tác chiến phòng thủ của quân đội.
Với việc có nhiều tòa nhà cao 50m sẽ ngăn cản tầm nhìn vũ khí trong sân bay như tên lửa, pháo. Trường hợp máy bay Trung Quốc xuất kích, thì hệ thống phòng không bị tê liệt do bị che chắn.
Có điều bất bình thường là nhiều khách sạn ở sát sân bay sau khi xây xong nhưng chỉ dùng để đón tiếp khách Trung Quốc, khách Việt Nam đến thì đều lấy lý do hết phòng không tiếp.
Nếu cứ thế này thì khả năng không xa, sát sân bay Nước Mặn sẽ hình thành khu phố Tàu, giống như ở Bình Dương và một số nơi khác.
Ngày xưa An Dương chỉ một phút sơ suất mất cảnh giác mà nước Việt bị mất, lịch sử cũng đã chứng kiến dân tộc bị ngàn năm đô hộ, câu chuyện Nỏ Thần của An Dương Vương được lưu truyền từ đời này sang đời khác để nhắc nhở đời sau cần cảnh giác.
Thế nhưng bài học lịch sử này đến nay dường như đã bị quên lãng rồi
Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyenvn.com
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét