Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc?

“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- 

Phạm Viết Đào.

Về các giá trị quyết toán của “Tài khoản quan hệ chính trị” Việt-Trung:  

-Không chỉ khi bất đồng mà trong nhiều giao thương chính trị-kinh tế- an ninh… giữa Trung Quốc với Việt Nam phần thủ lợi thường nghiêng về phía Trung Quốc, Việt Nam thì thường thua thiệt…
-Việt Nam từ trước đến nay may còn một thứ may chưa bị Hán hóa triệt để đó là văn hóa; cái này do dân thủ giữ…;
-Còn chính trị, chính trường thì nhiều phen bị Hán hóa tệ hại, đau đớn, nhục nhã ?!

Cái bắt tay của 2 ông " Chủ tài khoản quan hệ chính trị"...

Xem thêm:

Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền” của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư…


Khai mở

Trong các văn kiện ký tá chính thức cũng như phát ngôn trong các cuộc gặp gỡ Việt-Trung, nhiều lần chúng ta nghe phía Trung Quốc “ quyết toán” với Việt Nam các mối quan hệ đối ứng “NỢ-CÓ” của cái “Tài khoản quan hệ chính trị” giữa 2 nước, theo bản “ quyết toán” này thì: “Lợi ích chung của hai nước lớn hơn bất đồng”?
Bản “tổng quyết toán” do Trung Quốc lập lên này có minh bạch, sòng phẳng không ? Có gian không ? Để minh bạch điều này cần thiết có một cuộc kiểm toán độc lập
Về kết quả của bản “tổng quyết toán” này, ông Tập Cận Bình đắc chí:“ chúng ta hoàn toàn có kinh nghiệm và năng lực kiểm soát tốt bất đồng, giải quyết tốt các vấn đề…”
Ông Tập Cận Bình nói đúng với điều kiện phạm trù “chúng ta” tức chỉ riêng phía Trung Quốc (không liên quan tới Việt Nam):  “hoàn toàn có kinh nghiệm và năng lực kiểm soát tốt bất đồng, giải quyết tốt các vấn đề…”
Ai làm nghề tài chính thì sẽ biết hệ thống sổ sách của nhiều quốc gia đang được bút toán trong một mẫu biểu sơ đồ hình chữ T để ghi, cân đối cái hoạt động kinh tế, tài chính, mua bán, kinh doanh; Mẫu biểu chữ T này được phân ra hai khu vực, một bên được ghi là T-NỢ và một bên là T-CÓ…

Xin tạm mượn một tài khoản Tài khoản của hệ thống bút toán tài chính Tài khoản T 154: Tài khoản sản xuất kinh doanh dở dang để áp thử bút toán này. Cán bộ nghiệp vụ tài chính hàng ngày có nhiệm vụ ghi giá trị hàng vào bên NỢ và ghi hàng xuất ra bên T-CÓ của TK hoạt động sản xuất kinh doanh dở dang T 164…
Ghi chép hàng ngày như vậy để kết quả cuối năm hiệu quả kinh doanh cuối cùng cộng lại phần T-CÓ lớn hơn T-NỢ thi coi như kinh doanh có lãi; Có thể T-CÓ tháng này thấp hơn T-NỢ nhưng cân đối tài khoản toàn quý, toàn năm có được T-CÓ to hơn T-NỢ là có thể trích quỹ ra chia thưởng, bù khú với nhau…
Xin tạm quy ước ghi phần “ BẤT ĐỒNG” trong quan hệ 2 nước vào cái khu T-NỢ; còn cái “ LỢI ÍCH CHUNG HAI NƯỚC” vào phần T-CÓ để xem cái T. nào to hơn cái T. nào; Để xem quan hệ giao thương về chính trị-văn hóa-kinh tế- an ninh thì ai đang NỢ ai  và ai CÓ nhiều hơn; Mỗi khi bên này CÓ nhiều hơn thì bên kia dĩ nhiên là phải gánh NỢ vào thân…

Nguyên lý bút toán tài khoản: T-CÓ này lại đối ứng với cái T-NỢ khác…

Ví dụ Chủ nghĩa Mao là một loại hàng hóa có thể xếp vào loại sản phẩm kinh doanh dở dang; xin tạm hạch toán vào Tài khoản 154; Ông Mao có thể là thiên tài, lãnh tụ vĩ đại của Trung Quốc nhưng khi xuất, nhập vào Việt Nam thì nó không mang lại những giá trị đối ứng như ở chính quốc mà lại mang tai vạ cho Việt Nam ví như cuộc cải cách ruộng đất;
Bên Trung Quốc có thể gặp hái rất nhiều về cái gọi là ngọn cờ hồng của tư tưởng Mao Trạch Đông. trong mặt trận hợp tác hóa nông nghiệp; thế nhưng cái mặt hàng sản xuất dở dang này khi ghi CÓ vào Tài khoản 154 thì lại phát sinh ra biết bào của NỢ khốn nạn..
Người nông dân bị bần cung, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam bị xé xác, trí thức thì đi nhặt phân bò…
Như vậy: cái món hàng “ tư tưởng Mao Trạch Đông” khi nhập vào Việt Nam đã thành Của NỢ khốn nạn…
Việc Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, đây có thể bút toán vào cái Tài khoản BẤT ĐỒNG”, nghĩa là chưa cân đối được; Phía Trung Quốc cho xây đảo, xua đánh bà con đánh cá của Việt Nam thì T-CÓ của Việt Nam là âm, còn Trung Quốc thì cứ là NỢ nhưng các ông lãi thu to, các ông có mất gì đâu…
Ở đây cái bút toàn này không thể đối ứng được vì Việt Nam mất biển, mất cá , uy hiếp về an ninh, còn các ông thì thêm phạm vi ảnh hưởng; Các ông lấy gì đối ứng cho những mất mát phía Việt Nam phải chịu đựng ngoài thứ vàng 16 trên các bức hoành phi…
Rõ ràng khi Trung Quốc “ tổng quyết toán”: “Lợi ích chung của hai nước lớn hơn bất đồng” là một trò bịp của các chủ tài khoản ở Trung Nam Hải; Đúng ra Trung Quốc hoàn toàn có kinh nghiệm còn Việt Nam là “ âm” kinh nghiệm nên hay bị lường gạt.. trong việc thanh khoản những bút toán “ KHOẢN BẤT ĐỒNG”..
Bất đồng về biên giới lãnh thổ thì thấy Trung Quốc toàn lấn chiếm đất biên giới của Việt Nam chứ chúng tôi có lấn của Trung Quốc hay được Trung Quốc thanh khoản cho các giá trị ĐỐI ỨNG đâu…
Thực chất là của phía Trung Quốc có bề dãy kinh nghiệm bịp lãnh đạo Việt Nam; Còn phía lãnh đạo Việt Nam nhiều khi biết bị thua thiệt nhưng vẫn ngậm đắng nuốt cay phi vụ ký Hiệp định Giơnevơ 1954; Rất nhiều phi vụ phía Việt Nam tưởng là được lãi trong quan hệ thanh khoản các món làm ăn với nhau được hầm bà làng trong cái gọi là TÀI KHOẢN CHÍNH TRỊ quan hệ 2 nước !
Trên đây người viết tạm khai mở; ngôn ngữ tài chính gọi là “khái toán” một vài phi vụ lẻ tẻ. Để có được một bản Tổng quyết toán sòng phẳng, minh bạch, người viết sẽ lần lượt đi sâu vài từng bút toán cụ thể của những phi vụ làm ăn giữa 2 nước từ kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc có Đảng CS lãnh đạo…
Để có được một tổng quyết toán về quan hệ giao thương Việt-Trung, rất mong nhận được sự tham gia của các nhà kế toán-tài chính chuyên nghiệp tham gia với chủ blog, “kiểm toán” lại từng bút toán cụ thể…
Là một nhà văn, hoàn toàn không được đào tạo về nghiệp vụ tài chính-kế toán, nhưng do có thời làn nghề thanh tra nên buộc lòng phải tự học, học mót cách hạch toán sổ sách nên võ vẽ có biết chút ít, nhưng chắc chắn không rành thuộc như một chuyên gia kế toán thứ thiệt; rất mong nhận được sự góp ý, điều chỉnh, tham gia…

( Còn nữa… )


Bút toán 1: Đảng CS Việt Nam có nợ Đảng CS Trung Quốc khi mượn đất Trung Quốc để thành lập…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: