>> Đừng biến Facebook thành địa ngục
>> Tượng đài quỳ gối
>> Phát hiện tàu trinh sát Trung Quốc đội lốt tàu cá vào sâu trong lãnh hải
>> Hãy cứu lấy người lớn
>> Bình cứu hỏa chỉ dành cho CSGT kiểm tra?
FB Phan Văn Tú
Xem thêm:
- Việt Nam: Cơn sốt tổ tiên và hậu duệ
- Hội chứng xây trụ sở to và hội chứng mất niềm tin
- Rất mong một lời khuyên của ông Thein Sein đến chính phủ Việt Nam?
>> Phát hiện tàu trinh sát Trung Quốc đội lốt tàu cá vào sâu trong lãnh hải
>> Hãy cứu lấy người lớn
>> Bình cứu hỏa chỉ dành cho CSGT kiểm tra?
FB Phan Văn Tú
Cách đây khá lâu, tôi được giới thiệu để làm phóng sự về một gia đình công nhân tiêu biểu. Liên lạc với nhân vật chính qua điện thoại, chị chối đay đảy. Hỏi kỹ thì biết, trước đó không lâu, một đồng nghiệp đã từng làm phóng sự về gia đình chị. Không biết đồng nghiệp xử lý thông tin thế nào mà khi xem phóng sự, chồng chị đã bất bình và … “chiến tranh nóng” nổ ra khiến chị mất ăn mất ngủ suốt mấy ngày. Chị bảo, giờ chị sợ nhà báo lắm rồi. Không có nhà báo, gia đình chị êm đềm hạnh phúc. Được tuyên dương hoá ra lại mất đoàn kết.
Còn nhà giáo T. thì tâm sự là rất sợ bị phỏng vấn vì đôi khi mình nói rất tâm huyết, rất toàn diện nhưng khi nhà báo cắt xén xong thì phần phát biểu của mình trở thành khập khiễng, phiến diện.
Một giáo sư tiến sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hoá đã có lần than phiền rằng, ông không thể hiểu được các phóng viên và cách làm việc của họ. Ông dẫn chứng: “Phóng viên hỏi tôi nên hiểu thế nào về văn hoá kinh doanh. Tôi trả lời 4 ý nhưng phóng viên về chỉ lấy có 1 ý. Thế là, trên truyền hình, tôi thành ra một nhà khoa học rất thiếu nghiêm túc. Các phóng viên đi phỏng vấn nhà nghiên cứu cho nó “có tụ” vậy thôi, chứ cuối cùng thì họ làm theo ý họ mà chẳng thèm đếm xỉa gì đến nhà nghiên cứu cả.”
Đấy là bức xúc của những người ngoài làng. Còn trong làng báo của chúng ta thì sao?
Không phải không có lý do mà bản thân các nhà báo rất “sợ bị lên báo”. Nhiều nhà báo khi được tuyên dương và nêu gương trên báo thì đành tự viết về mình hoặc tự phỏng vấn mình cho an toàn!
Có lẽ vì, hơn ai hết, nhà báo là người hiểu tầm quan trọng của việc xử lý thông tin. Nhà báo cũng là người hiểu hơn ai hết việc làm hình ảnh nhân vật “thật” và “đẹp” lên trong mắt công chúng truyền thông quan trọng thế nào và có tác động ra sao. Hơn nữa, các nhà báo là những người ít nhiều đã từng bị nghe “than phiền”, vì vô tình hay cố ý, đã xử lý thông tin theo hướng bất lợi cho nhân vật mà mình viết hay người được mình phỏng vấn.
Những ai đã từng làm truyền hình chắc không lạ những tình huống, hình ảnh quay chưa đẹp lắm, chưa đầy đủ lắm, nhưng vì áp lực thời hạn hoàn thành tác phẩm mà tặc lưỡi “đóng máy” cho xong.
Những người làm báo cũng hiểu rất rõ, rằng đôi khi vì khuôn khổ trang báo hay thời lượng phát sóng, ta đã cắt gọt không thương tiếc những tâm huyết của nhân vật. Và cũng không loại trừ, cách hiểu của nhà báo chưa toàn diện và thấu đáo, đã làm việc xử lý thông tin trở nên vụng về và thiếu khoa học…
Lên báo lên đài đối với một số người là niềm vui, với một số người khác là trách nhiệm, với ai đó là quyền lợi, và với không ít người, là cực hình, có thể lắm chứ! Họ có thể là trí thức, là người công nhân trong công xưởng, là người nông dân lam lũ ngoài ruộng đồng, là bác xe ôm phơi mưa phơi nắng… hay thậm chí là kẻ tội phạm đang bị lên án…
Dù là ai, dù bước lên trang báo hay lên màn ảnh truyền hình, ở vị thế nào, các nhân vật của chúng ta cũng muốn và hy vọng mình đẹp hơn, hoặc chí ít là không xấu hơn thực tế.
Các nhà báo được lên báo chắc chắn cũng vậy, không muốn bị tô vẽ đến mức người khác không thể nhận ra mình, nhưng cũng không muốn bị bôi xoá đến mức phải ân hận vì đã đồng ý bước ra công luận. Và vì thế, hãy thử đặt mình vào vị trí của người được mình viết, được mình phỏng vấn để xử lý thông tin.
Nhà báo sẽ không làm được gì nếu không có sự hợp tác của những đối tượng liên quan đến tác phẩm. Và cũng sẽ là thất bại nếu sau khi tác phẩm công bố, những đối tượng đã từng hợp tác lại không chịu tiếp nhà báo lần thứ 2.
Xem thêm:
- Việt Nam: Cơn sốt tổ tiên và hậu duệ
- Hội chứng xây trụ sở to và hội chứng mất niềm tin
- Rất mong một lời khuyên của ông Thein Sein đến chính phủ Việt Nam?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét