Ba bị chín quai
Ba bị chín quai mười hai con mắt, hay bắt trẻ con, gọi tắt là ông Ba Bị, là một câu nói kiểu đồng dao, thường dùng để dọa trẻ con.
Mười hai con mắt = 6 người = 1 tiểu đội (bây giờ).
Ba bị mà có chín quai = mỗi bị ba quai.
Đây chính là cách hành quân thần tốc của Tây Sơn. Mỗi tiểu đội quân chính quy (thân binh) có 6 người, chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người. Mỗi nhóm có một cái bị to, có ba quai. Thiết bị, lương thực, nước uống của cả tiểu đội quăng vào cái bị ấy. Rồi cứ thế mà đi bộ ra Thăng Long. (Có thể họ đeo súng trên vai, các đồ khác mới cho vào bị, ba quai xỏ vào 2 đòn gánh loại ngắn hình chữ lambda λ, đi thành hình tam giác nhọn, một người đi trước, hai người đi sau).
Ngày xưa đường không như bây giờ, ngoài việc là đường đất thì còn phải vượt qua rất nhiều sông ngòi đầm lầy, đi bộ kiểu này là nhanh nhất. Quân Tây Sơn là quân đội phương nam (không có mùa đông), quân trang nhẹ và ít, nai nịt gọn gàng, ăn nghỉ rất khắc khổ. Khi chiếm đóng Thăng Long lần thứ nhất, người Bắc Hà rất ngạc nhiên khi quân Tây Sơn ngủ ngoài trời, trên mặt đất.
Trong chiến dịch đại phá quân Thanh, quân Tây Sơn vừa hành quân vừa bắt lính ở các làng mình đi qua rất dã man. Già cũng bắt, thiếu niên cũng bắt. Ai còn khỏe và là lính thì xung quân, còn không thì làm dân công. Thanh niên ở vùng từ Hà Tĩnh đổ ra bị bắt nhiều nhất, nên dân sợ chết khiếp, từ đó hình thành câu đồng dao này (gốc gác của câu đồng dao này có thể là từ vùng Hà Tĩnh). Dần dần Ông Ba Bị thành hình ảnh đe dọa trẻ con.
Ông Ba Bị dùng bạo lực bắt người, khác với Mẹ Mìn là dụ dỗ lừa người. Mẹ Mìn xuất hiện ở nông thôn Miền Bắc thời kỳ Pháp mộ phu đi Sài Gòn, đi Tân Thế Giới này nọ. Mẹ Mìn dụ dỗ thanh thiếu niên lên Hà Nội rồi bắt bán cho bọn buôn người, rồi bọn này bán cho các sở mộ phu. Các bọn lừa phụ nữ bán sang Trung Quốc bây giờ chính là “mẹ mìn” hiện đại. Nguồn gốc của việc buôn người, có thể có từ thời Trần. Vào thời Trần có thể đã hình thành một thị trường buôn nô lệ, bao gồm buôn bán tù binh Chăm .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét