Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Đâu cái điền?!

Phải chăng bắt đầu một thảm họa?

Đăng Bởi  
Da co o Sapa - (Anh tu Internet)
Đá cổ ở Sapa - (Ảnh từ Internet)

Đúng như tôi dự cảm ở bài “Nỗi lo “trụ đồng Mã Viện” len lỏi vào tâm thức người Việt Nam” đăng trên Một Thế Giới hôm 19.8: “Sự áp đặt hành chính có khi đưa tới thô bạo quá đà như từng diễn ra trong quá khứ”. Chưa phải là sự áp đặt hành chính nhưng trên một trang báo mạng  xuất hiện bài viết: “Bàn về việc sử dụng chữ Hán và nguy cơ nô dịch văn hóa". Bài báo cho rằng chữ “Chữ Hán cũng chỉ là ngoại ngữ” và việc dùng chữ Hán dẫn tới nguy cơ bị nô dịch về văn hóa!



Xin được nói ngay rằng, đó là sự ngộ nhận nguy hiểm. Tiếc rằng không chỉ của tác giả Xuân Dương mà còn của nhiều học giả Việt Nam cũng như thế giới từ nhiều thế kỷ trước.
Nhưng sang thế kỷ này, bằng tri thức mới nhất và đáng tin cậy của nhân loại, chúng ta đã chứng minh được rằng, từ 40.000 năm trước, người Việt cổ đã làm chủ Trung Hoa và xây dựng tại đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Người Việt là chủ thể của dân cư Trung Hoa nên tiếng Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa. 
Và mới đây, từ phát hiện chữ tượng hình ở văn hóa Giả Hồ 9.000 năm trước, văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6.000 năm trước, di chỉ Cảm Tang Quảng Tây 4.000 – 6.000 năm trước; cùng với “văn tự hóa thạch sống” của bộ tộc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây và nhất là từ Giáp cốt văn cũng như chữ Trung Hoa hiện đại, chúng ta có đủ cơ sở chứng minh rằng: chữ tượng hình do người Việt sáng tạo từ xa xưa chính là chủ thể xây dựng chữ Trung Hoa mà ông cha ta quen gọi là chữ Nho. Đây là câu chuyện dài từng được người viết trình bày trong tiểu luận Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa và sau đó in trong cuốn Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa (Amazon.com), có thể tóm tắt như sau:
Từ vết tích trên bãi đá Sapa, ta biết rằng, tổ tiên chúng ta từng sáng tạo chữ Khoa đẩu và chữ tượng hình. Trong khi chữ Khoa đẩu được dùng trên đất Việt Nam cổ thì chữ tượng hình được đưa lên phía bắc, tại những văn hóa đã dẫn, mà tập trung nhất là văn hóa Cảm Tang và vùng đất Ân tỉnh Hà Nam. Khi chiếm đất Ân, vua Bàn Canh (1401 TCN – 1374 TCN) nhà Thương đã chiếm chữ của người Dương Việt và phát triển thành chữ giáp cốt.

Phai chang bat dau mot tham hoa?
Đá cổ ở Sapa - (Ảnh từ Internet)

Các triều đại sau đó đã hoàn chỉnh phát minh này của người Việt để tạo nên chữ viết Trung Hoa. Chữ tượng hình được chế ra để ký tự tiếng Việt. Do tiếng Việt cổ vốn đa âm trong khi chữ tượng hình là đơn lập nên những tiếng muốn được ghi lại, buộc phải đơn âm hóa (blời à trời; krong à sông, long…). Do vậy, tiếng Việt dần chuyển thành đơn âm. Do tiếng nói nhiều mà chữ chế ra ít nên chỉ những tiếng có ý nghĩa nhất mới được ký tự.
Chữ tượng hình là tinh hoa của ngôn ngữ Việt. Do vậy, không lạ khi chúng ta thấy chữ Nho không chỉ là những ký tự mà còn mã hóa trong đó một chiều sâu văn hóa không thứ văn tự nào sánh kịp. Những tiếng không được ký tự chỉ được dùng truyền miệng trong dân gian. Số tiếng không được ký tự quá nhiều nên khi giành được tự chủ, cha ông chúng ta chế ra chữ Nôm để ghi lại.

Trong khi đó, ở Nam Trung Hoa, có khoảng 20% từ địa phương không được ký tự, chỉ truyền miệng trong dân gian. Do lịch sử chuyển biến, tiếng Việt cổ trên đất Trung Hoa đã thay đổi theo từng thời kỳ. Tới thời Đường, tiếng Việt được nói ở kinh đô Tràng An gọi là Đường âm, trở thành tiếng nói chính thống của vương triều, được đưa sang Việt Nam. Sau đó, nước ta giành được quyền tự chủ, dù tiếng nói trên đất Trung Hoa thay đổi thì Đường âm vẫn được giữ ở nước ta. Nay được gọi là “từ Hán Việt”. Trên thực tế, không hề có cái gọi là “từ Hán Việt” mà thực chất đó là tiếng Việt được người Việt nói ở kinh đô Tràng An thời Đường.
Thập niên 1920, khi xóa bỏ việc học chữ Nho để chuyển sang quốc ngữ, một học giả phương Tây nói (đại ý): “Chúng ta đã cho dân An Nam một thứ chữ tiện dụng, giúp họ mau chóng bắt kịp đà văn minh nhân loại nhưng chính điều này khiến cho các thế hệ sau bị cắt đứt với văn hóa cội nguồn của họ”.
Hôm nay điều đó đã xảy ra khi tiếng Việt vừa trở nên nghèo nàn vừa bị xuyên tạc đến thảm hại. Quá nhiều người không sử dụng đúng tiếng mẹ đẻ. Đấy là do chúng ta bỏ chữ Nho. Nói cho cùng, chữ quốc ngữ Latinh chỉ là xác chữ mà phần hồn là ở chữ Nho. Nhiều câu đối trong đình chùa chỉ có thể viết bằng chữ Nho mới thể hiện được hết chiều sâu trong nội hàm của nó. Chữ quốc ngữ Latinh trong nhiều trường hợp không chỉ nông cạn mà còn gây ra đồng âm dị nghĩa làm mất giá trị của câu đối!

Chữ Nho không phải ngoại ngữ mà là đỉnh cao văn hóa do tổ tiên ta sáng tạo. Để khôi phục văn hóa dân tộc, rất nhiều người tâm huyết đang tìm cách đưa chữ Nho trở lại nhà trường.
Nay có người trên tờ báo của ngành Giáo dục lớn tiếng lên án chữ Nho. Đòi trục xuất ra khỏi văn tự dân tộc phải chăng lại bắt đầu một thảm họa?!

Hà Văn Thùy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: