© Flickr.com/melenama/cc-by-sa 3.0
Campuchia vừa quyết định hoãn xây dự án đập thuỷ điện khổng lồ ở Tây Nam nước này tới năm 2018. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen. Các nhà quan sát cho rằng, nhờ quyết định này người đứng đầu chính phủ tránh khỏi chỉ trích từ phe đối lập, những người không hài lòng với việc thiếu kiểm tra nghiêm trọng về quá trình thực hiện các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia.
Tuyên bố của ông Hun Sen có thể được gọi là bất ngờ hoàn toàn, bởi trước đó ông đã tích cực ủng hộ dự án xây dựng nhà máy thủy điện. Chính phủ Campuchia đã ký một thỏa thuận xây con đập khổng lồ với công ty quốc doanh Sinohydro của Trung Quốc . Theo kế hoạch, công ty này phải xây dựng nhà máy thủy điện công suất 108 MW, đầu tư khoảng 400 triệu USD.
Đã có vẻ dự án sẽ được thực hiện đúng hạn định vì có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, và trên thực tế được coi là lá cờ đầu trong sự hợp tác Trung Quốc - Campuchia. Mới gần đây, Thủ tướng Campuchia thậm chí đe dọa sẽ sử dụng tên lửa chống lại phe đối lập nếu họ cố gắng ngăn chặn các quan chức chính phủ và kỹ sư Trung Quốc tiếp cận khu vực xây dựng con đập. Một vài ngày trước, nhà hoạt động Tây Ban Nha Alex Gonzalez-Davidson, người tích cực phản đối dự án của Trung Quốc, đã bị trục xuất khỏi Campuchia. Khi đó, ông Hun Sen đã tuyên bố, sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề chủ quyền - phát triển kinh tế của đất nước - là không thể chấp nhấn được. Tuy nhiên, dự án của Trung Quốc đã gây tranh cãi kịch liệt. Kết quả là, ông Hun Sen, lãnh đạo đất nước từ năm 1985, phải tìm kiếm cơ hội để thỏa hiệp.
Quyết định hoãn xây đập thủy điện sẽ có hiệu lực đến năm nào, hiện nay khó nói. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc sẽ sử dụng các kênh ngoại giao để nối lại các công việc xây dựng. Ở đây nói không chỉ về việc tăng cường ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại quốc gia láng giềng, mà còn về tính toán kinh tế.
Trong khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc chủ trương "mở rộng ra ngoài" bằng cách thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, bao gồm cả tại các nước Đông Nam Á. Giáo sư của Trường Kinh tế Cao cấp Nga Yevgeny Kanayev nhận xét rằng, không phải lúc nào lợi ích của Trung Quốc trùng hợp với lợi ích của các quốc gia này. Không loại trừ khả năng, những quốc gia khác cũng sẽ vấp phải những mâu thuẫn như ở Campuchia. Giáo sư Kanayev cho biết: “Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào sự phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, cái bẫy chiến lược cho các nước này là Trung Quốc sẽ ngày càng gắn chúng với các khu vực của mình - Vân Nam và Quảng Tây. Trong khi đó, mức độ nội địa hóa sẽ rất thấp, bởi vì các công ty Trung Quốc sử dụng công nghệ, thiết bị và lao động của nước mình. Ngoài ra, sau khi nhận được sự ủng hộ chính trị, các công ty Trung Quốc có thể bỏ qua sự phản đối của các nhà môi trường. Tất nhiên, thái độ như vậy không phục vụ lợi ích lâu dài của các nước tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc”.
Chắc là, trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải tính toán cẩn thận hơn tất cả các rủi ro liên quan với các dự án đầu tư lớn. Kinh nghiệm cho thấy rằng, ngay cả các nước như Campuchia với kiều chế độ độc tài, cũng không thể bảo đảm "bật đèn xanh" cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Để "cuộc tấn công kinh tế" thành công, Trung Quốc nên thực hiện các công việc ngoại giao tinh tế hơn, sử dụng yếu tố "sức mạnh mềm", nên làm việc không chỉ với chính phủ, mà còn với các tổ chức xã hội dân sự.
Đọc tiếp: http://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2015_03_03/283168541/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét