CHỮ VỚI CHẢ NGHĨA
Câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử cho đến nay vẫn gây nhiều thắc mắc. Không thỏa mãn với cách giải thích trong sách giáo khoa, nhiều nhà văn, nhà thơ tự đi tìm câu trả lời riêng.
Nhiều người, trong đó có cả các nhà nghiên cứu, cho rằng đó là câu thơ tả một “cô thiếu nữ thôn Vĩ ” đang e ấp, thẹn thùng nhìn khách phương xa qua kẽ lá. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 xuất bản năm 2007 cũng chú thích mặt chữ điền theo nhân tướng học, “là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà trung hậu”.
Theo hướng này, rất đông các thày cô giáo cho rằng đó là khuôn mặt của bà Hoàng Cúc, người mà Hàn Mặc Tử yêu tha thiết và lúc đó đang ở thôn Vĩ Dạ…
Ấy thế là tôi vào Google gõ từ khóa “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, ra mấy trăm nghìn kết quả, hầu hết đều bảo “mặt người con gái Huế, phúc hậu”. (Chỗ này quý vị tự kiểm chứng). Trong rất nhiều (Vô thiên lủng) các bài viết trong đó có cả của các Giáo sư, Phó Giáo sư… các nhà văn, nhà thơ và cả nhà dột hay nhà mồ gì đó. Các giả thiết mà các ngài nêu ra đéo thuyết phục.Hôm trước đọc bài của “Nhà Văn Ngọc Rớt” Định Pot lại theo nhẽ sưu tầm nhưng thấy ngại. Thế rồi ngồi với ông bạn người Huế (Nguyên là sỹ quan tâm lý chiến) Lẩn thẩn thế nào lại nói đến chuyện này, ông bảo ngu, ngu đến thế là cùng và Ông người Huế nói các giáo hãy dỏng tai lên mà nghe, hãy cúi đầu mà đọc. Hiểu theo cách hiểu của Nhà Văn Ngọc Rớt là đúng nhất. Rớt thông cảm anh biên lại bài của Rớt cho nó theo mạch của anh nha. Anh cũng bỏ luôn cái câu hỏi của Rớt “MẶT CHỮ ĐIỀN LÀ CÁI MẶT GÌ?”
Chỉ có bọn nhìn mặt trời mà không chói lóa, mới nói con gái mặt chữ điền là đẹp. Người con gái với gương mặt chữ điền chưa bao giờ và mãi không bao giờ là gương mặt đẹp. Ai nói ca sĩ Phi Nhung đẹp, tôi chết liền. Vậy thì tại sao thi sĩ Hàn Mặc Tử lại rung động với “mặt chữ điền”? GAY à. Mê trai đẹp à? Xin thưa, ấy là vì ta hiểu lầm mẹ nó đi, “diễn” sai cha nó thơ của ông.
Thơ Mới (1930-1945) rất ý nhị khi tả về người trong cảnh. Một bài thơ tả cảnh thì con người chỉ thấp thoáng, là cái “tình” của nhà thơ trước cảnh ấy, và thường đặt ở cuối bài. Bài “Đây thôn Vỹ Dạ” trong tập “Thơ điên” của Hàn Mặc Tử không ngoại lệ: khổ đầu tả cây, lá, nắng; khổ 2 tả gió, trăng, thuyền, nói chung là thuần cảnh; khổ thứ 3 mới thấp thoáng con người (mờ nhân ảnh… ai biết tình ai…).
Nếu bảo “mặt chữ điền” là mặt người con gái, hóa ra lại chỏi với “mờ nhân ảnh” ở cuối bài à? Mặt người (chữ điền) đã lồ lộ ra, lù lù ra, cụ thể đến thế thì “mờ nhân ảnh” cái ... Cái nỗi gì nữa?
Thơ Mới (1930-1945) rất ý nhị khi tả về người trong cảnh. Một bài thơ tả cảnh thì con người chỉ thấp thoáng, là cái “tình” của nhà thơ trước cảnh ấy, và thường đặt ở cuối bài. Bài “Đây thôn Vỹ Dạ” trong tập “Thơ điên” của Hàn Mặc Tử không ngoại lệ: khổ đầu tả cây, lá, nắng; khổ 2 tả gió, trăng, thuyền, nói chung là thuần cảnh; khổ thứ 3 mới thấp thoáng con người (mờ nhân ảnh… ai biết tình ai…).
Nếu bảo “mặt chữ điền” là mặt người con gái, hóa ra lại chỏi với “mờ nhân ảnh” ở cuối bài à? Mặt người (chữ điền) đã lồ lộ ra, lù lù ra, cụ thể đến thế thì “mờ nhân ảnh” cái ... Cái nỗi gì nữa?
Một cao thủ thơ như Hàn thi sĩ mà đang mở đầu bài thơ 3 khổ bằng việc tả cây, lá, nắng, bỗng rẽ ngang, tương ngay vào một cái mặt người thì vô duyên quá!. Cả trăm bài bình giảng, trong đó nhiều bài đưa cả vào sách giáo khoa đều bảo “mặt chữ điền là mặt người con gái Huế”. Xin thưa, chẳng phải mặt người nào cả. Đây là khổ thơ thuần túy tả cảnh.
“Mặt chữ điền” là mặt chữ điền trên bức bình phong trước ngôi nhà Huế. Hay còn gọi là chấn môn trước cửa nhà. Quả thật theo phong thủy, kiến trúc xưa thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi chỉ đắp nổi một hình chữ phúc. Trên bức bình phong ấy có chữ phúc(福). Chữ phúc được cấu tạo theo phép “hội ý”, thuộc bộ kỳ (礻) nằm bên trái (chữ thuộc về thần, về tâm linh) Trong đó chữ chữ nhất (一), chữ khẩu (口), chữ điền (田). Người ta cầu nguyện mong ước phúc đáo gia, nhà có Phúc. Hai bên chấn môn thường trồng thêm hai bụi trúc, phía sau có hòn non bộ…” Cành trúc nghiêng lá xuống bức bình phong, che ngang mặt chữ điền, há chẳng là một cảnh nên thơ sao?
Và vì thế,
“Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Là một khổ thơ thuần túy tả cảnh thôn Vỹ Dạ với vườn, nhà, nắng, cành trúc nghiêng xuống bức bình phong.
Khổ lắm!Thưa nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà dột và cả nhà mồ nữa... Rằng thì là...Chả có mặt người con gái nào tự dưng xuất hiện sỗ sàng ngay từ khổ thơ đầu cả.“Mặt chữ điền” là mặt chữ điền trên bức bình phong trước ngôi nhà Huế. Hay còn gọi là chấn môn trước cửa nhà. Quả thật theo phong thủy, kiến trúc xưa thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi chỉ đắp nổi một hình chữ phúc. Trên bức bình phong ấy có chữ phúc(福). Chữ phúc được cấu tạo theo phép “hội ý”, thuộc bộ kỳ (礻) nằm bên trái (chữ thuộc về thần, về tâm linh) Trong đó chữ chữ nhất (一), chữ khẩu (口), chữ điền (田). Người ta cầu nguyện mong ước phúc đáo gia, nhà có Phúc. Hai bên chấn môn thường trồng thêm hai bụi trúc, phía sau có hòn non bộ…” Cành trúc nghiêng lá xuống bức bình phong, che ngang mặt chữ điền, há chẳng là một cảnh nên thơ sao?
BÌNH PHONG CỦA NVNR |
Và vì thế,
“Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Là một khổ thơ thuần túy tả cảnh thôn Vỹ Dạ với vườn, nhà, nắng, cành trúc nghiêng xuống bức bình phong.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét