“Tôi có tham gia Hội đồng Thẩm định đánh giá tác động môi trường đường sắt trên cao, hoàn toàn không có một câu nào trình bày của chủ dự án và tư vấn là sẽ phải chặt tất cả những hàng cây của đường Nguyễn Trãi hay đường Bưởi”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp cho biêt
Theo ông Đăng, không có chuyện chặt cây, “không có thông qua chủ trương đó”. Bây giờ trong lúc thi công tự nhiên Sở Xây dựng đưa ra chủ trương chặt hết đi, chả có xin phép ai cả, chả có làm gì cả.
Trường hợp quá trình thi công, vận hành không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tiên thì phải làm báo cáo đánh giá tác động bổ sung và báo cáo đấy cũng phải được thông qua Hội đồng. Sau đó có quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới được chặt cây. “Loạn quá”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng thốt lên.
Việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh cũng “sai quy định” . GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho rằng, việc chặt hàng cây trên đường Nguyễn Trãi, Bưởi, Cổ Nhuế là sai Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư.
Tất cả dự án đầu tư có diện chặt cây phá nhà, giải phóng mặt bằng, phải được báo cáo trong báo cáo tác động môi trường và phải được hội đồng thẩm định thông qua mới được tiến hành.
Hơn nữa theo Nghị định 64 của Chính phủ, có ba loại cây chặt không cần xin phép đó là cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xah bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn và cây nằm trong dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đối với cây nằm trong dự án phát triển thì sẽ được tuân theo luật của bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng những cây phải chặt, thay thế trong đề án dường như đều “nằm ngoài 3 loại cây vừa nói trên”.
Muốn chặt phải xin phép. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết, thủ tục phải xin phép chặt cây nào chứ không thể liền một lúc chặt 6.700 cây. “Không có chuyện lạ lùng như vậy. Cây đó phải chụp ảnh hiện trạng, phải có địa chỉ ở đâu và lý do vì sao phải chặt”,GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nói
Việc chặt cây vừa qua đều không đúng pháp luật của nhà nước. “Tôi cho rằng sai lầm là sai lầm từ người lãnh đạo”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nhấn mạnh
Xét về khía cạnh luật pháp, Luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội viện dẫn, Luật Thủ đô do lãnh đạo Hà Nội đề ra trong đó có điều khoản cấm chặt phá cây xanh. Điều đó có nghĩa không được chặt phá trừ trường hợp bất khả kháng. Nếu làm gì đó với cây xanh thì phải bốc toàn bộ cây xanh ra một chỗ khác, đấy là ý nghĩa của cấm chặt phá.
Theo quy định muốn cấp giấy phép phải có hồ sơ từng cây một trình lên trong khi Sở Xây dựng chỉ có công văn. Từ đầu đến cuối “ không làm theo luật lệ nào”, Luật sư Trần Vũ Hải nói.
Đối với đường Nguyễn Trãi, đúng ra theo luật nếu có phải di dời thì cùng lắm chỉ có những cây dưới công trình, còn những cây xà cừ bên cạnh thì không theo luật.
Đặt câu hỏi đối với việc chặt cây một cách nhanh chóng, Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng, công trình đường sắt trên cao tại sao lại chặt hạ ngay, trong khi công trình tàu điện trên cao mấy năm nữa mới xong. Vội vàng chặt trước kế hoạch, không hiểu để làm cái gì.
Cũng với cương vị của một luật sư, TS. Phạm Đức Bảo, giảng viên Đại học Luật Hà Nội nói: “ Tôi có cảm giác lãnh đạo Hà Nội không làm theo luật. Lãnh đạo Hà Nội coi Hà Nội là của Hà Nội, chứ không phải Hà Nội là của cả nước”.
TS. Phạm Đức Bảo lý luận, Luật Thủ đô là của Quốc hội chứ không phải là một văn bản của TP Hà Nội. Khi anh đã đưa ra Luật Thủ đô và Quốc hội ban hành luật thì đều phải tôn trọng.
Khi quốc hội đã ban hành luật thì lãnh đạo Hà Nội làm bất cứ việc gì liên quan đến luật thủ đô cũng phải tuân theo luật. Trong khi chặt cây xanh lại không theo Luật Thủ đô thì rõ ràng vi phạm quá rõ. “Cây xanh của Hà Nội không còn của Hà Nội nữa mà cây xanh của Việt Nam vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”, Tiến sĩ luật này nói.
Đây là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Vi phạm này liệu có liên quan đến hình sự không. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố hình sự về tội cố ý làm trái, tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
2000 cây xanh hay chỉ 500 cây bị chặt chưa rõ những chắc chắn trong đó có những cây vài chục năm đến hàng trăm năm trồng đến bao giờ mới được. Trong khi đó, lại đi chặt mang tính chất triệt hạ như thế thì hậu quả cực kì lớn.
Vẫn theo TS. Phạm Đức Bảo, dự án chưa nghiên cứu, các chuyên gia chưa có ý kiến làm đề án rất sơ sài của Sở Xây dựng đưa lên cho TP Hà Nội, Chủ tịch đưa cho Phó chủ tịch thay mặt kí, chuyện này vi phạm chắc chắn rõ ràng, không thể xử lý Sở Xây dựng để yên lòng dân được đâu. Trách nhiệm này phải làm đến nơi đến chốn. Việc này phải có một lãnh đạo thành phố đứng ra nhận trách nhiệm chứ không thể đổ cho mấy ông chuyên viên ở Sở Xây dựng.
Có ý kiến cho rằng không thể để Hà Nội tự thanh tra, tự giải quyết. Việc này liên quan đến Luật Thủ đô thì phải là Chính phủ giải quyết chứ không phải việc nội bộ của Hà Nội.
Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất thì Chính phủ có thể giao cho Thanh tra Chính phủ để thanh tra vụ việc này.
Bên cạnh đó phải có các nhà khoa học, luật sư, tổ chức xã hội giám sát việc này và phải xử lý đến nơi đến chốn để ngăn chặn những việc tiếp theo, chứ không phải những việc đã rồi.
SỰ THẬT
Theo ông Đăng, không có chuyện chặt cây, “không có thông qua chủ trương đó”. Bây giờ trong lúc thi công tự nhiên Sở Xây dựng đưa ra chủ trương chặt hết đi, chả có xin phép ai cả, chả có làm gì cả.
Trường hợp quá trình thi công, vận hành không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tiên thì phải làm báo cáo đánh giá tác động bổ sung và báo cáo đấy cũng phải được thông qua Hội đồng. Sau đó có quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới được chặt cây. “Loạn quá”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng thốt lên.
Việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh cũng “sai quy định” . GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho rằng, việc chặt hàng cây trên đường Nguyễn Trãi, Bưởi, Cổ Nhuế là sai Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư.
Tất cả dự án đầu tư có diện chặt cây phá nhà, giải phóng mặt bằng, phải được báo cáo trong báo cáo tác động môi trường và phải được hội đồng thẩm định thông qua mới được tiến hành.
Hơn nữa theo Nghị định 64 của Chính phủ, có ba loại cây chặt không cần xin phép đó là cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xah bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn và cây nằm trong dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đối với cây nằm trong dự án phát triển thì sẽ được tuân theo luật của bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng những cây phải chặt, thay thế trong đề án dường như đều “nằm ngoài 3 loại cây vừa nói trên”.
Muốn chặt phải xin phép. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết, thủ tục phải xin phép chặt cây nào chứ không thể liền một lúc chặt 6.700 cây. “Không có chuyện lạ lùng như vậy. Cây đó phải chụp ảnh hiện trạng, phải có địa chỉ ở đâu và lý do vì sao phải chặt”,GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nói
Việc chặt cây vừa qua đều không đúng pháp luật của nhà nước. “Tôi cho rằng sai lầm là sai lầm từ người lãnh đạo”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nhấn mạnh
VI PHẠM LUẬT THỦ ĐÔ
Xét về khía cạnh luật pháp, Luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội viện dẫn, Luật Thủ đô do lãnh đạo Hà Nội đề ra trong đó có điều khoản cấm chặt phá cây xanh. Điều đó có nghĩa không được chặt phá trừ trường hợp bất khả kháng. Nếu làm gì đó với cây xanh thì phải bốc toàn bộ cây xanh ra một chỗ khác, đấy là ý nghĩa của cấm chặt phá.
Theo quy định muốn cấp giấy phép phải có hồ sơ từng cây một trình lên trong khi Sở Xây dựng chỉ có công văn. Từ đầu đến cuối “ không làm theo luật lệ nào”, Luật sư Trần Vũ Hải nói.
Đối với đường Nguyễn Trãi, đúng ra theo luật nếu có phải di dời thì cùng lắm chỉ có những cây dưới công trình, còn những cây xà cừ bên cạnh thì không theo luật.
Đặt câu hỏi đối với việc chặt cây một cách nhanh chóng, Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng, công trình đường sắt trên cao tại sao lại chặt hạ ngay, trong khi công trình tàu điện trên cao mấy năm nữa mới xong. Vội vàng chặt trước kế hoạch, không hiểu để làm cái gì.
Cũng với cương vị của một luật sư, TS. Phạm Đức Bảo, giảng viên Đại học Luật Hà Nội nói: “ Tôi có cảm giác lãnh đạo Hà Nội không làm theo luật. Lãnh đạo Hà Nội coi Hà Nội là của Hà Nội, chứ không phải Hà Nội là của cả nước”.
TS. Phạm Đức Bảo lý luận, Luật Thủ đô là của Quốc hội chứ không phải là một văn bản của TP Hà Nội. Khi anh đã đưa ra Luật Thủ đô và Quốc hội ban hành luật thì đều phải tôn trọng.
Khi quốc hội đã ban hành luật thì lãnh đạo Hà Nội làm bất cứ việc gì liên quan đến luật thủ đô cũng phải tuân theo luật. Trong khi chặt cây xanh lại không theo Luật Thủ đô thì rõ ràng vi phạm quá rõ. “Cây xanh của Hà Nội không còn của Hà Nội nữa mà cây xanh của Việt Nam vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”, Tiến sĩ luật này nói.
KHÔNG CÒN LÀ VIỆC RIÊNG CỦA HÀ NỘI
Đây là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Vi phạm này liệu có liên quan đến hình sự không. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố hình sự về tội cố ý làm trái, tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
2000 cây xanh hay chỉ 500 cây bị chặt chưa rõ những chắc chắn trong đó có những cây vài chục năm đến hàng trăm năm trồng đến bao giờ mới được. Trong khi đó, lại đi chặt mang tính chất triệt hạ như thế thì hậu quả cực kì lớn.
Vẫn theo TS. Phạm Đức Bảo, dự án chưa nghiên cứu, các chuyên gia chưa có ý kiến làm đề án rất sơ sài của Sở Xây dựng đưa lên cho TP Hà Nội, Chủ tịch đưa cho Phó chủ tịch thay mặt kí, chuyện này vi phạm chắc chắn rõ ràng, không thể xử lý Sở Xây dựng để yên lòng dân được đâu. Trách nhiệm này phải làm đến nơi đến chốn. Việc này phải có một lãnh đạo thành phố đứng ra nhận trách nhiệm chứ không thể đổ cho mấy ông chuyên viên ở Sở Xây dựng.
Có ý kiến cho rằng không thể để Hà Nội tự thanh tra, tự giải quyết. Việc này liên quan đến Luật Thủ đô thì phải là Chính phủ giải quyết chứ không phải việc nội bộ của Hà Nội.
Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất thì Chính phủ có thể giao cho Thanh tra Chính phủ để thanh tra vụ việc này.
Bên cạnh đó phải có các nhà khoa học, luật sư, tổ chức xã hội giám sát việc này và phải xử lý đến nơi đến chốn để ngăn chặn những việc tiếp theo, chứ không phải những việc đã rồi.
Hồng Trang
Nguồn: Doanhnghiepvn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét