GS. Phan Văn Giưỡng
Chúng ta đã bỏ lại sau lưng thế kỷ 20. Thế kỷ mới đồng thời cũng là thiên niên kỷ mới mở ra trước mặt với vô số các hứa hẹn thay đổi lớn lao. Riêng trong lãnh vực văn học, những sự thay đổi ấy sẽ diễn ra trong cả ba khía cạnh sáng tác, phát hành và thưởng ngoạn.
Một sự kiện đã trở thành bình thường, hầu như ai cũng biết, là từ mấy năm nay, ngoài hình thức bản in, các tạp chí văn học còn được lưu hành dưới hình thức điện tử, trên mạng lưới vi tính hoàn cầu. Ngay trong phạm vi Việt ngữ, các tạp chí văn học như Việt, Văn, Văn Học, Hợp Lưu cũng như, gần đây, Tạp chí Thơ, cũng đều có trang nhà trên lưới. Chúng ta không có thống kê cụ thể, tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào đồng hồ chỉ số người truy cập thường nằm sẵn trên trang nhà của các tờ báo điện tử, chúng ta cũng dễ dàng thấy ngay là số lượng độc giả trên lưới cao hơn hẳn số lượng độc giả đọc báo dưới dạng in ấn.
Chính số lượng áp đảo của các độc giả vào mạng ấy đã thúc đẩy các nhà xuất bản và các tạp chí lớn trên thế giới đi đến những quyết định táo bạo có khả năng làm đảo lộn hoạt động xuất bản văn học. Đáng kể nhất là sự kiện vào giữa tháng ba năm nay, Stephen King đã thử nghiệm xuất bản cuốn tiểu thuyết ngắn Riding the Bullet của mình chỉ trên mạng lưới vi tính hoàn cầu, chứ không đi kèm với hình thức sách in truyền thống. Kết quả vượt hẳn ra ngoài dự đoán của mọi người: chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đã có gần nửa triệu độc giả vào trang nhà của cuốn tiểu thuyết ấy.
Gần đây hơn, tạp chí Heat, một tạp chí văn học tiền phong của Úc, sau mấy năm hoạt động, đã tuyên bố kết thúc sự hiện diện dưới hình thức bản in để, kể từ tháng 7 năm 2000, sẽ chỉ được phát hành trên mạng lưới vi tính hoàn cầu mà thôi.
Song song với việc xuất bản trên mạng lưới vi tính hoàn cầu, từ một hai năm nay, trên thị trường sách tại Mỹ cũng đã xuất hiện những cuốn sách điện tử với nhãn hiệu “The Rocket e-book” hay “The Softbook”. Khổ sách nhỏ, gọn, gần với loại sách in truyền thống, nhưng khả năng chứa đựng thì lại gấp cả hàng chục, thậm chí, hàng trăm lần hơn. Chính vì lượng chứa rất lớn cho nên giá thành của từng đầu sách trở thành vô cùng rẻ.
Các hình thức xuất bản vừa kể tuy mới manh nha nhưng chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Trong vòng năm bảy năm hay vài thập niên tới, chắc chắn chúng sẽ làm thay đổi hẳn diện mạo của sinh hoạt văn học trên khắp thế giới.
Nhưng chưa hết. Trong bài “The End of Written Language” trích từ cuốn Compspeak 2050: How Talking Computers Will Recreate an Oral Culture by the Mid-21st Century sắp xuất bản, ông William Crossman tiên đoán là “trong vòng nửa thế kỷ nữa, những máy vi tính biết nói sẽ dẫn chúng ta vào một thời đại văn hoá truyền thống và khiến chúng ta vĩnh viễn từ bỏ cây bút sang một bên.” (The Age Magazine số ra ngày 1.1.2000)
Loại máy vi tính biết nói ấy chính là loại voice-in / voice-out computers. Với chúng, người sử dụng không cần phải dùng tay gõ vào phím như kiểu đánh máy hiện nay mà chỉ cần nói; máy sẽ ghi âm và chuyển tự động chuyển từ âm sang chữ. Khi chuyển sang chữ, máy còn có khả năng sửa chữa các lỗi về ngữ pháp và cả kết cấu để thành một bài viết hoàn chỉnh. Người nhận, nếu muốn đọc thì in ra; còn không thì chỉ cần bấm nút để nghe âm thanh mà thôi.
Đối với nhiều người Việt Nam, những sự tiên đoán trên dễ bị xem là xa xôi và thậm chí huyền hoặc. Nhưng chúng ta không nên quên tốc độ phát triển phi thường của kỹ thuật trong mấy năm vừa qua. Chỉ chung quanh các máy vi tính, tốc độ phát triển có thể làm cho mọi người chóng mặt. Một cái máy vi tính mới toanh mới được mua vào đầu năm; đến cuối năm, hoặc có khi, giữa năm, là đã bị xem là khá lỗi thời. Nếu xem máy vi tính như một thứ thời trang thì chắc hẳn đó là thứ thời trang thay đổi nhanh nhất. Trước những sự thay đổi vượt bậc như thế, mọi dự đoán khoa học đều có thể sẽ thành hiện thực.
Huống gì những khuynh hướng thay đổi ấy rất phù hợp với tâm lý của con người. Hầu hết người ta đều thích nói chuyện với nhau qua điện thoại hơn là viết thư cho nhau. Ngay cả các cặp tình nhân yêu nhau tha thiết nhất, khi xa nhau, vẫn thích cầm ống nghe hơn là cầm cây bút. Các thống kê xã hội học từ cả vài ba chục năm nay, ở hầu như khắp nơi trên thế giới, đều cho thấy đại đa số dân chúng thích xem tivi hơn là đọc sách. Số thời gian người ta bỏ ra để đọc sách báo càng ngày càng ít so với số thời gian người ta ngồi trước màn ảnh tivi. Rõ ràng là các phương tiện truyền thông hiện đại đã lấn át hình thức sách in theo kiểu cũ. Giới cầm bút không còn cách nào khác ngoài việc chuẩn bị tinh thần để đối đầu với những sự thay đổi ấy.
Kể ra thay đổi là một điều tự nhiên. Văn học Việt Nam đã trải qua vố số những thay đổi lớn lao từ trước đến nay. Từ văn học chữ Hán đến văn học chữ Nôm rồi sang văn học chữ quốc ngữ là những chặng đường rất dài và đầy chông gai. Trên bàn tay giới văn nghệ sĩ Việt Nam đã từng có những cây bút lông, bút tre, rồi bút sắt, bút máy, bút nguyên tử… Những năm gần đây, số người có thói quen viết thẳng trên máy vi tính càng lúc càng nhiều.
Những sự thay đổi ấy thế nào cũng dần dần làm thay đổi cả quan điểm thẩm mỹ của cả người viết lẫn người đọc. Trong thế kỷ 21, dù muốn hay không văn học Việt Nam cũng không thể kéo dài tình trạng “gà què ăn quẩn cối xay” được mãi. Nó phải hội nhập vào xu hướng hoàn cầu hoá và phải thay đổi để tồn tại.
Một sự kiện đã trở thành bình thường, hầu như ai cũng biết, là từ mấy năm nay, ngoài hình thức bản in, các tạp chí văn học còn được lưu hành dưới hình thức điện tử, trên mạng lưới vi tính hoàn cầu. Ngay trong phạm vi Việt ngữ, các tạp chí văn học như Việt, Văn, Văn Học, Hợp Lưu cũng như, gần đây, Tạp chí Thơ, cũng đều có trang nhà trên lưới. Chúng ta không có thống kê cụ thể, tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào đồng hồ chỉ số người truy cập thường nằm sẵn trên trang nhà của các tờ báo điện tử, chúng ta cũng dễ dàng thấy ngay là số lượng độc giả trên lưới cao hơn hẳn số lượng độc giả đọc báo dưới dạng in ấn.
Chính số lượng áp đảo của các độc giả vào mạng ấy đã thúc đẩy các nhà xuất bản và các tạp chí lớn trên thế giới đi đến những quyết định táo bạo có khả năng làm đảo lộn hoạt động xuất bản văn học. Đáng kể nhất là sự kiện vào giữa tháng ba năm nay, Stephen King đã thử nghiệm xuất bản cuốn tiểu thuyết ngắn Riding the Bullet của mình chỉ trên mạng lưới vi tính hoàn cầu, chứ không đi kèm với hình thức sách in truyền thống. Kết quả vượt hẳn ra ngoài dự đoán của mọi người: chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đã có gần nửa triệu độc giả vào trang nhà của cuốn tiểu thuyết ấy.
Gần đây hơn, tạp chí Heat, một tạp chí văn học tiền phong của Úc, sau mấy năm hoạt động, đã tuyên bố kết thúc sự hiện diện dưới hình thức bản in để, kể từ tháng 7 năm 2000, sẽ chỉ được phát hành trên mạng lưới vi tính hoàn cầu mà thôi.
Song song với việc xuất bản trên mạng lưới vi tính hoàn cầu, từ một hai năm nay, trên thị trường sách tại Mỹ cũng đã xuất hiện những cuốn sách điện tử với nhãn hiệu “The Rocket e-book” hay “The Softbook”. Khổ sách nhỏ, gọn, gần với loại sách in truyền thống, nhưng khả năng chứa đựng thì lại gấp cả hàng chục, thậm chí, hàng trăm lần hơn. Chính vì lượng chứa rất lớn cho nên giá thành của từng đầu sách trở thành vô cùng rẻ.
Các hình thức xuất bản vừa kể tuy mới manh nha nhưng chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Trong vòng năm bảy năm hay vài thập niên tới, chắc chắn chúng sẽ làm thay đổi hẳn diện mạo của sinh hoạt văn học trên khắp thế giới.
Nhưng chưa hết. Trong bài “The End of Written Language” trích từ cuốn Compspeak 2050: How Talking Computers Will Recreate an Oral Culture by the Mid-21st Century sắp xuất bản, ông William Crossman tiên đoán là “trong vòng nửa thế kỷ nữa, những máy vi tính biết nói sẽ dẫn chúng ta vào một thời đại văn hoá truyền thống và khiến chúng ta vĩnh viễn từ bỏ cây bút sang một bên.” (The Age Magazine số ra ngày 1.1.2000)
Loại máy vi tính biết nói ấy chính là loại voice-in / voice-out computers. Với chúng, người sử dụng không cần phải dùng tay gõ vào phím như kiểu đánh máy hiện nay mà chỉ cần nói; máy sẽ ghi âm và chuyển tự động chuyển từ âm sang chữ. Khi chuyển sang chữ, máy còn có khả năng sửa chữa các lỗi về ngữ pháp và cả kết cấu để thành một bài viết hoàn chỉnh. Người nhận, nếu muốn đọc thì in ra; còn không thì chỉ cần bấm nút để nghe âm thanh mà thôi.
Đối với nhiều người Việt Nam, những sự tiên đoán trên dễ bị xem là xa xôi và thậm chí huyền hoặc. Nhưng chúng ta không nên quên tốc độ phát triển phi thường của kỹ thuật trong mấy năm vừa qua. Chỉ chung quanh các máy vi tính, tốc độ phát triển có thể làm cho mọi người chóng mặt. Một cái máy vi tính mới toanh mới được mua vào đầu năm; đến cuối năm, hoặc có khi, giữa năm, là đã bị xem là khá lỗi thời. Nếu xem máy vi tính như một thứ thời trang thì chắc hẳn đó là thứ thời trang thay đổi nhanh nhất. Trước những sự thay đổi vượt bậc như thế, mọi dự đoán khoa học đều có thể sẽ thành hiện thực.
Huống gì những khuynh hướng thay đổi ấy rất phù hợp với tâm lý của con người. Hầu hết người ta đều thích nói chuyện với nhau qua điện thoại hơn là viết thư cho nhau. Ngay cả các cặp tình nhân yêu nhau tha thiết nhất, khi xa nhau, vẫn thích cầm ống nghe hơn là cầm cây bút. Các thống kê xã hội học từ cả vài ba chục năm nay, ở hầu như khắp nơi trên thế giới, đều cho thấy đại đa số dân chúng thích xem tivi hơn là đọc sách. Số thời gian người ta bỏ ra để đọc sách báo càng ngày càng ít so với số thời gian người ta ngồi trước màn ảnh tivi. Rõ ràng là các phương tiện truyền thông hiện đại đã lấn át hình thức sách in theo kiểu cũ. Giới cầm bút không còn cách nào khác ngoài việc chuẩn bị tinh thần để đối đầu với những sự thay đổi ấy.
Kể ra thay đổi là một điều tự nhiên. Văn học Việt Nam đã trải qua vố số những thay đổi lớn lao từ trước đến nay. Từ văn học chữ Hán đến văn học chữ Nôm rồi sang văn học chữ quốc ngữ là những chặng đường rất dài và đầy chông gai. Trên bàn tay giới văn nghệ sĩ Việt Nam đã từng có những cây bút lông, bút tre, rồi bút sắt, bút máy, bút nguyên tử… Những năm gần đây, số người có thói quen viết thẳng trên máy vi tính càng lúc càng nhiều.
Những sự thay đổi ấy thế nào cũng dần dần làm thay đổi cả quan điểm thẩm mỹ của cả người viết lẫn người đọc. Trong thế kỷ 21, dù muốn hay không văn học Việt Nam cũng không thể kéo dài tình trạng “gà què ăn quẩn cối xay” được mãi. Nó phải hội nhập vào xu hướng hoàn cầu hoá và phải thay đổi để tồn tại.
GS. Phan Văn Giưỡng
GS. Phan Văn Giưỡng nguyên là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ, Văn chương và Văn hoá Việt Nam tại Đại học Victoria; Điều hợp viên tổng quát Chương trình Tiếng Việt trường Ngôn ngữ Victoria, Melbourne; Khoa trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá học, Đại học Hoa Sen; Với bút hiệu Phan Việt Thuỷ là Chủ bút tuần báo Việt Nam Thời Báo, Chủ nhiệm tạp san Việt tại Úc. Hiện đang là chủ nhiệm chương trình Ngôn ngữ và Văn chương, International Baccalaureate, United Kingdom.
GS. Phan Văn Giưỡng nguyên là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ, Văn chương và Văn hoá Việt Nam tại Đại học Victoria; Điều hợp viên tổng quát Chương trình Tiếng Việt trường Ngôn ngữ Victoria, Melbourne; Khoa trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá học, Đại học Hoa Sen; Với bút hiệu Phan Việt Thuỷ là Chủ bút tuần báo Việt Nam Thời Báo, Chủ nhiệm tạp san Việt tại Úc. Hiện đang là chủ nhiệm chương trình Ngôn ngữ và Văn chương, International Baccalaureate, United Kingdom.
Tài liệu tham khảo chính:
-William Crossman, (2000), “The end of written language”, The Age Magazine, 1.1.2000, tr. 18-19.
-Martha Woodall (2000), “The book e-volves”, The Australian, 29.3.2000, tr. 39.
-Malcolm Knox (2000),” The book is dead, long live the e book”, Emag, June 2000, tr. 18-20.
-William Crossman, (2000), “The end of written language”, The Age Magazine, 1.1.2000, tr. 18-19.
-Martha Woodall (2000), “The book e-volves”, The Australian, 29.3.2000, tr. 39.
-Malcolm Knox (2000),” The book is dead, long live the e book”, Emag, June 2000, tr. 18-20.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét