Thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp?
Cái gật đầu quá dễ dàng của những cô A-ni nào đó đang khiến những cô dâu người Việt được “đánh giá cao”. Rằng “Rẻ. Zin. Và Dễ”.
Li Shipeng, một nhân viên chuyển phát nhanh, đến từ làng Liqiao của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc kể lại câu chuyện lấy vợ Việt Nam như sau: “Khi tôi nhìn thấy A-ni, tôi nghĩ cô ấy khá xinh và quyết định lấy cô ấy”. A-ni chỉ hỏi người môi giới đúng một câu rằng: “Anh ấy có phải người Thượng Hải không?”. Và sau đó, cô gật đầu. Một bức ảnh đăng kèm bài báo kể lại câu chuyện này cho thấy vật đầu tiên người chồng mua cho vợ là một chiếc… điện thoại. Không biết chừng, là một chiếc iPhone Trung Quốc.
Cái gật đầu quá dễ dàng của những cô A-ni nào đó đang khiến những cô dâu người Việt được “đánh giá cao”. Rằng “Rẻ. Zin. Và Dễ”.
“Da trắng như Bạch Tuyết”, dáng thon gọn, còn “zin”. Đây là những lời quảng cáo về “món hàng” cô dâu Việt. Kèm đó, là sự dễ dàng, đến mức những người môi giới hẳn sẽ kinh ngạc nếu bắt gặp một cái lắc đầu.
Còn cái giá? Chỉ bằng “Với giá của vài cái iPhone, người ta có thể mua được một cô dâu Việt Nam. Các cơ quan dịch vụ thậm chí còn cung cấp cả dịch vụ sau khi mua bán mà người vợ bỏ trốn”. Và thậm chí, “Sau khi có con, con của họ có thể học thêm một ngoại ngữ miễn phí” khi “Một lớp học ngoại ngữ còn tốn kém hơn (so với số tiền để mua một cô dâu Việt Nam)”. Đây là điều mà người ta mang ra cười cợt về sự bèo bọt của một cuộc hôn nhân, sau khi một phóng sự về “thị trường nhập khẩu cô dâu Việt Nam” được phát sóng trong mục “Góc người tiêu dùng” của một đài truyền hình nước ngoài.
“Góc người tiêu dùng” ư!
Nhưng cũng phải thôi. Khi nói đến chuyện đắt/rẻ, có nghĩa là người ta đang nói về một món hàng.
Người ta nói thẳng việc “lấy vợ ngoại” chỉ để “thỏa mãn tình dục và có một đứa con”. Người ta so sánh lấy vợ nội phải tốn kém đến 300 ngàn USD, trong khi lấy vợ ngoại chỉ cần có 5000 USD. Nó rẻ, còn vì một cuộc hôn nhân 5000 USD giúp đàn ông Trung Quốc tìm lại giá trị bản thân.
Trung Quốc đang có 11 triệu đàn ông ế vợ và con số này sẽ lên tới 24 triệu vào năm 2020. Trong khi đó, một người đàn ông Trung Quốc muốn lấy vợ nội, ngoài chi phí 300 ngàn USD, phải có ít nhất 3 thứ chìa “Chìa khóa két. Chìa khóa xe hơi. Và chìa khóa nhà”.
Cũng phải thôi, khi những cô gái quảng cáo tìm chồng với điều kiện “ít hơn 50 tuổi và nhiều hơn 6 triệu tệ”. Và một cô gái khác thì “Thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp”.
Đầu năm 2012, sau khi clip hàng chục cô gái khỏa thân cho người Hàn Quốc tuyển vợ, báo chí đã phát hiện ra rằng “giấc mơ chồng ngoại” của những cô gái có khi đơn giản chỉ để “được đi máy bay”.
Cuối năm 2012, sau vụ cô dâu Việt ở Hàn Quốc ôm 2 con nhỏ nhảy từ tầng 18 tự tử, có người đã đặt câu hỏi “Những cô dâu Việt đó là ai”, đối với những người chấp nhận “thăm khám, nâng lên đặt xuống”, chấp nhận đánh liều đi lấy chồng ngoại với niềm tin “đổi đời” ngây thơ. Câu trả lời, thật buồn, rằng đó chỉ là “một món hàng”, trong một cuộc “xuất khẩu lao động tình dục trá hình”.
Chẳng ở đâu, những người chồng sẽ coi trọng một người vợ sẵn sàng “cởi bỏ” để được “đổi đời”, thậm chí, chỉ để được đi máy bay. Vì thế, trước khi cay đắng khi đọc một mẩu quảng cáo “rẻ, zin, dễ”, hay băn khoăn vì lời giới thiệu trong mục “góc người tiêu dùng”, có lẽ, chúng ta cần phải tự xấu hổ để chỉ cho các cô gái biết thế nào là xấu hổ cái đã.
Cái gật đầu quá dễ dàng của những cô A-ni nào đó đang khiến những cô dâu người Việt được “đánh giá cao”. Rằng “Rẻ. Zin. Và Dễ”.
“Da trắng như Bạch Tuyết”, dáng thon gọn, còn “zin”. Đây là những lời quảng cáo về “món hàng” cô dâu Việt. Kèm đó, là sự dễ dàng, đến mức những người môi giới hẳn sẽ kinh ngạc nếu bắt gặp một cái lắc đầu.
Còn cái giá? Chỉ bằng “Với giá của vài cái iPhone, người ta có thể mua được một cô dâu Việt Nam. Các cơ quan dịch vụ thậm chí còn cung cấp cả dịch vụ sau khi mua bán mà người vợ bỏ trốn”. Và thậm chí, “Sau khi có con, con của họ có thể học thêm một ngoại ngữ miễn phí” khi “Một lớp học ngoại ngữ còn tốn kém hơn (so với số tiền để mua một cô dâu Việt Nam)”. Đây là điều mà người ta mang ra cười cợt về sự bèo bọt của một cuộc hôn nhân, sau khi một phóng sự về “thị trường nhập khẩu cô dâu Việt Nam” được phát sóng trong mục “Góc người tiêu dùng” của một đài truyền hình nước ngoài.
“Góc người tiêu dùng” ư!
Nhưng cũng phải thôi. Khi nói đến chuyện đắt/rẻ, có nghĩa là người ta đang nói về một món hàng.
Người ta nói thẳng việc “lấy vợ ngoại” chỉ để “thỏa mãn tình dục và có một đứa con”. Người ta so sánh lấy vợ nội phải tốn kém đến 300 ngàn USD, trong khi lấy vợ ngoại chỉ cần có 5000 USD. Nó rẻ, còn vì một cuộc hôn nhân 5000 USD giúp đàn ông Trung Quốc tìm lại giá trị bản thân.
Trung Quốc đang có 11 triệu đàn ông ế vợ và con số này sẽ lên tới 24 triệu vào năm 2020. Trong khi đó, một người đàn ông Trung Quốc muốn lấy vợ nội, ngoài chi phí 300 ngàn USD, phải có ít nhất 3 thứ chìa “Chìa khóa két. Chìa khóa xe hơi. Và chìa khóa nhà”.
Cũng phải thôi, khi những cô gái quảng cáo tìm chồng với điều kiện “ít hơn 50 tuổi và nhiều hơn 6 triệu tệ”. Và một cô gái khác thì “Thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp”.
Đầu năm 2012, sau khi clip hàng chục cô gái khỏa thân cho người Hàn Quốc tuyển vợ, báo chí đã phát hiện ra rằng “giấc mơ chồng ngoại” của những cô gái có khi đơn giản chỉ để “được đi máy bay”.
Cuối năm 2012, sau vụ cô dâu Việt ở Hàn Quốc ôm 2 con nhỏ nhảy từ tầng 18 tự tử, có người đã đặt câu hỏi “Những cô dâu Việt đó là ai”, đối với những người chấp nhận “thăm khám, nâng lên đặt xuống”, chấp nhận đánh liều đi lấy chồng ngoại với niềm tin “đổi đời” ngây thơ. Câu trả lời, thật buồn, rằng đó chỉ là “một món hàng”, trong một cuộc “xuất khẩu lao động tình dục trá hình”.
Chẳng ở đâu, những người chồng sẽ coi trọng một người vợ sẵn sàng “cởi bỏ” để được “đổi đời”, thậm chí, chỉ để được đi máy bay. Vì thế, trước khi cay đắng khi đọc một mẩu quảng cáo “rẻ, zin, dễ”, hay băn khoăn vì lời giới thiệu trong mục “góc người tiêu dùng”, có lẽ, chúng ta cần phải tự xấu hổ để chỉ cho các cô gái biết thế nào là xấu hổ cái đã.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét