..Bạn
hắn đang mắc kẹt giữa “Cơm” và “Phở”. Không biết thông tin rò rỉ từ khâu nào?
Kỳ này “Cơm” quyết giành lại chủ quyền của mình bằng được. Bằng bao vây, bằng
cấm vận.. Bằng đủ mọi thứ để đi đến chấm dứt hợp đồng hai mang mà “cơm” luôn
chiếm ưu thế!
“Phở”
đang thời kỳ có nhiều bức súc cả về vật chất và tinh thần. Nếu bạn chậm chân,
tuyệt tình là điềm báo trước.
Một
nhà thơ vốn khéo léo, giỏi giang. Một thương gia gỏi maketstinh như bạn chưa có
phương cách gì?
Người
ta dù khôn ngoan, lọc lõi đến đâu vẫn cứ hay mắc phải tình trạng lúng túng “dao
sắc không gọt được chuôi”. Vẫn phải cầu cứu đến từ bên ngoài. Thế là bạn nghĩ
ngay đến Nỗ. Một thằng bạn ngay từ lúc sinh ra đời, chả hiểu thế quái nào cha
mẹ lại đặt tên là Nô. Nghĩa tiếng Anh hay tiếng Việt chưa kịp hỏi thì cụ thân
đã qua đời.
Từ
ngày tham gia vào “trường văn trận bút” này, Nỗ mới thêm dấu, để “nỗ lực không
ngừng”. Thành thử cái tên, nhiều khi cứ ám vào chân mệnh. Gặp không ít rắc rối
vì sự cả nể, lụy người!
Đấy
là lý do cốt lõi của cuộc gặp gỡ những văn nhân, thơ khách của Hà thành.
Nếu
mà Nỗ có “bộ lọc sóng ý thức” như triết gia kia nói, hắn ta đã không vướng phải
rắc rối trong “cuộc chiến giữa cơm và phở” của bạn.
Cái
đầu chưa được khai hóa của hắn thật là chưa bằng cục gạch.
Chưa
có giá trị gì.
Sau
đấy Nỗ tự nguyền rủa mình như thế.
Nỗ
đã trở nên “đồng sáng tạo” một cách vô tình. Hắn chẳng thể ngờ chi mưu vặt vãnh
ấy không qua mặt được “cơm”nhà bạn!
Sáng
hôm sau hai chàng đánh xe lên đường.
Bạn
cảm động và ân cần hơn hẳn mọi khi. Hai người chia tay bồi hồi xao xuyến cách nhà mươi cây số, bạn
lên đường tìm “phở”. Nỗ mang cái đầu cục gạch về quê và yên trí chẳng xảy ra
chuyện gì.
Còn
“tự sướng” bởi ý nghĩ là đã giúp được bạn một việc có ý nghĩa. Thế mới đểu và
đau!
Hắn
không ngờ buổi tối hôm đó “Cơm” thông báo một tin.. nghe xong “buồn hết cả các
cơ quan đoàn thể”. Mạng lưới thám tử mà “cơm” dày công đã vô hiệu hóa duyên cớ
của hai chàng!
Chưa
bao giờ Nỗ cảm thấy xấu hổ, tự ngượng với bản thân như lúc này.
May
mắn duy nhất của cuộc tái ngộ hàn huyên với bạn vàng chỉ còn lại tập thơ của người
đẹp mới quen. Thêm cuốn sách thuyết “Tâm vũ tru”, “sóng ý thức” và hướng dẫn
“thiền toán học” còn rất mới mẻ, khó hiểu kia.
Những
thứ đó thực sự chưa thể giúp được Nỗ gì trong lúc này.
Tâm
trạng hắn càng thêm bất an. Một nỗi lo lắng, ân hận mơ hồ nào đó choán ngợp tâm
trí, khiến cho từng nano giây tồn tại của hắn trên thế gian này thêm nặng nề.
Còn cảm thấy đau tê tái nơi buồng tim, cuống phổi chẳng rõ nguyên do?
Tất
cả chỉ tại cái cục gạch hắn mang trên cổ mấy mươi năm nay. Hình như đang bắt
đầu ngấm nước, mọc rêu và sắp vỡ vụn ra vậy.
Về
đến nhà. Lại thêm chuyện nữa khiến Nỗ giận “Cục gạch”của mình.
Nhà
cửa bề bộn. Rác rưởi quanh nhà. Con chó Bon không thấy đâu ( đến tối mới biết
bọn nghiện đã câu nó mất từ sau khi Nỗ vắng nhà hai hôm ).
Trần
lưng ra dọn. Mệt. Cảm giác chán nản.
Đúng
lúc ấy hai bố con lão hàng xóm sang. Lão bảo: “Chờ mãi chú mới về”. Hỏi. Lão
lại nói:
”
Cũng không có gì lớn. Chẳng là chỗ giáp gianh hai nhà, bên này hụt mất một tý.
Chú rộng rãi chả đáng gì mấy phân đất, cho cháu cơi thêm xây cái móng, để nó
khỏi méo”.
Tấc
đất tấc vàng, lão nói cứ như đùa!
Chẳng
hiểu sao, “cục gạch” của Nỗ vận động thế quái nào, hắn lại pha trà mời hai bố
con uống nước. ( Có lẽ nào mới ít phút ngồi gần Nỗ đã bị ảnh hưởng do “bộ lọc”
của tay triết gia dở người kia?? )
Lão
hàng xóm có dịp “ôn cố tri tân”. Nhắc lại chuyện ngày xưa bà mẹ hắn mới chân
ướt chân ráo lên đây. Bà mẹ lão san sẻ, đỡ đần người mới tới như thế nào?
Nỗ
cảm động. Cục gạch của hắn chúa là hay mủi lòng. Nhớ đến chuyện “biết ta biết
người”.
Lượn
vài vòng câu chuyện thủa hàn vi, hàng xóm trở lại chuyện ban đầu. Lão bảo: “ ý
chú thế nào? Tiền nong nếu phải bao nhiêu để bên này lo?”.
Đất
cát người ta mua, bán thửa, bán sào, bán mảnh. Ai bán vài phân bao giờ? Thế là
xong. Hai bên vác cọc ra cắm lại.
Chẳng
qua cũng chỉ là nửa bước chân. Chẳng giàu nghèo gì. Cục gạch của Nỗ nghĩ như
thế.
Nỗ
không ngờ cách đơn giản trở thành nông nổi ấy của mình lại tự đưa cuộc tranh
đấu từ đẩu từ đâu, từ bên ngoài vào nhà mình.
Buổi
tối hôm ấy cơm chẳng lành canh chẳng ngon.
Văn
sĩ Nỗ bực không nuốt nổi bữa cơm. Thị vợ cứ như vừa mất Hoàng xa, Trường xa
ngoài cửa bể, um xùm cả nhà.
Nhân
dân vợ ngày thường nhu mì, hiền thục như thế bỗng chốc nổi “hào khí Đông A”,
sống chết không chịu! Thế mới chối!
Nhân
dân ấy bảo ngay ngày mai phải thu hồi lại dù nửa tấc giang sơn chủ quyền, quyết
không chịu.
Không
thể nghe hàng xóm ngon ngọt, mánh lới “bành” ra như thế được. Làm người phải có
cái đầu chứ?
Được đằng chân lân đằng đầu là thói xưa nay.
“Cho
sói nhờ chân”, nhún nhường, trước sau gì nó cũng bước vào nhà.. chả lẽ đơn giản
thế mà không nghĩ ra?
Cái
đầu trên cổ để suy nghĩ hay chỉ là chỗ đội nón? Hay chỉ là cục gạch?
Nhân
dân ấy nói thế làm sao mà cục tức không chèn lên cổ? Nuốt sao nổi được bữa cơm?
Đi
nằm sớm. Nhưng mà nhắm mắt bỏ đấy. Trằn trọc chán mà không ngủ được..Con Thạch
sùng tắc lưỡi trên trần nhà cũng làm sĩ khó chịu..
Chợt
Nỗ nhớ đến câu chuyện của lão triết gia. Chỉ có cách ấy may ra mới giải quyết
nổi những bức súc đang xảy ra trong gia đình này.. Để cái tổ uyên ương của hắn
lại thanh bình, êm đềm như ngày nào, khi Nỗ chưa đi trại văn về..
Lão
ý bảo đang nghiên cứu một thiết bị giống như con chíp trong máy điện toán. Một
con chíp “hình tư tưởng” không nhìn thấy được gắn cho bộ não người. Con chíp này
sẽ làm chức năng “lọc sóng ý thức”. Mà theo lão thì bộ não người “nếu không có
sự hiện diện của sóng ý thức đã được sàng lọc, nó chẳng khác nào cái xơ mướp,
không hơn không kém, hoặc chỉ như một mớ bòng bong ẩn chứa nhiều tai họa mà
thôi”.
Ước
gì đề tài ấy của lão không phải chuyện nhảm, viển vông mà là có thực. Sẽ bớt đi
biết bao phiền toái vô cớ, những đau khổ không cần thiết cho thế giới này. Bớt
đi những cục gạch vô giá trị như cục gạch của mình.
Bây
giờ là thế kỷ nào rồi mà ước mơ như vậy, thực lòng Nỗ cảm thấy chơi vơi, mung
lung quá!
========
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét