“Việc kết thúc đàm phán để ký kết TPP là quan trọng, nhưng việc tiếp theo là làm thế nào để mọi đối tượng, trong đó có doanh nghiệp, người dân, biết được nội dung có liên quan để tận dụng lợi thế, đồng thời có biện pháp hạn chế khuyết điểm.
"Đây là vấn đề không phải chỉ của Bộ Công thương mà là công việc của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và của người dân”, ông Hải được trang điện tử này dẫn lời, nói.
Nội dung hiệp định vẫn giữ được những lợi ích cho các đối tượng tham gia, trong đó người dân, doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợiThứ trưởng Đỗ Thắng Hải
Việc ký kết TPP diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sắp mãn nhiệm sau Đại hội Đảng 12.
Ông Đỗ Thắng Hải khi trả lời tờ VnExpress tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/1 cũng cho biết sẽ 'không có nhiều thay đổi' khi Việt Nam tham gia ký vào ngày thứ Năm tới đây so với các thông báo từ trước.
“Nội dung hiệp định vẫn giữ được những lợi ích cho các đối tượng tham gia, trong đó người dân, doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợi”, ông Thứ trưởng được dẫn lời, nói.
“Nội dung hiệp định vẫn giữ được những lợi ích cho các đối tượng tham gia, trong đó người dân, doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợi”, quan chức này khẳng định với truyền thông Việt Nam.
Tờ VnExpress cho hay sau khi 'báo cáo Chính phủ và được Bộ Chính trị đồng ý', sáng 30/1, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Công Thương dẫn đầu sẽ tới Australia và New Zealand với chương trình công tác 'nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế' và trong khuôn khổ chuyến đi, đoàn sẽ tham dự lễ ký kết chính thức hiệp định vào ngày 4/2.
TPP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho kinh tế, phát triển và cải cách thể chế ở Việt Nam.
Phát biểu tại họp báo, đại diện Bộ Công Thương cho rằng một trong những thành tựu lớn nhất trong kinh tế đối ngoại năm qua của Việt Nam chính là tham gia nhiều hiệp định kinh tế mà TPP là đáng chú ý nhất, vẫn theo trang báo điện tử này.
'Thay đổi to lớn'
Trước đó, trong một trả lời phỏng vấn với BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Tôi nghĩ rằng những việc lớn như TPP thì không có một ông nào khởi xướng hoặc có công làm nên, vì cả ban lãnh đạo Việt Nam phải nhất trí thông qua, có chủ trương để làm chuyện ấy”.
“Do vậy, kết quả Đại hội Đảng 12 cũng như sự ra đi của ông Dũng không có tác động gì đáng kể đến tình hình kinh tế Việt Nam vì cơ bản là không có sự thay đổi chính sách”, nhà hoạt động dân sự nói.
Trong bài dự báo về tình hình chính trị - kinh tế Việt Nam trên trang Australian Financial Review cuối năm ngoái, tác giả Thomas Jandl viết:
"Năm 2016 mang tính then chốt để Hà Nội điều chỉnh cơ cấu chính trị trong nước cho phù hợp với vị trí mới của Việt Nam trong kiến trúc kinh tế và an ninh toàn cầu".
“Việc hoàn tất đàm phán TPP đặt Việt Nam vào khối 12 nước cần tuân thủ một loạt các quy tắc thương mại, đầu tư chung, đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện những thay đổi to lớn ở trong nước.
Việt Nam đã hoàn thành đàm phán hợp tác thương mại tự do với EU hay TPP, hay là VN - Hàn Quốc, hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã ký kết, hoặc đã hoàn thành đàm phán, tuy nhiên tác động tích cực chưa đến ngay, mà nó có thể trong 1-2 năm tới. Tuy nhiên VN có tận dụng được các cơ hội đó hay không là một chuyện khácPGS. TS. Phạm Thế Anh
"Các doanh nghiệp nhà nước, vốn được bảo hộ mạnh mẽ, nay sẽ phải nỗ lực để tồn tại nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi, bởi họ nay sẽ cùng chung chịu sự điều chỉnh của các quy định áp dụng cho khối tư nhân”, ông Jandl viết trên tờ báo tài chính của Úc.
Khi so sánh với khối kinh tế tư nhân, tác giả nói rằng cả tính hiệu quả lẫn tính thiết thực trong việc sử dụng vốn của khối kinh tế nhà nước hoàn toàn thua kém, đặc biệt là nếu so với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
Thế nhưng khối quốc doanh cho đến nay vẫn được nhận những thị phần to lớn về tín dụng và các hợp đồng làm ăn của chính phủ, và điều đó đã khiến cho nền kinh tế bị trì trệ.
Tận dụng được cơ hội?
Trong một trao đổi với BBC gần đây nhìn lại kinh tế năm qua và dự phóng trong toàn năm 2016, trong đó có bối cảnh TPP và Việt Nam, một nhà kinh tế học từ Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS. TS. Phạm Thế Anh nói:
"Trong năm qua, có mấy sự kiện đáng nổi bật như sau, thứ nhất là sự hồi phục kinh tế, hồi phục kinh tế đã diễn ra trên diện rộng hơn, tức là trên nhiều ngành nghề hơn, nhưng đáng chú ý nhất vẫn là hồi phục ở ngành xây dựng và những ngành liên quan kinh doanh bất động sản, nó hơi chênh lệch so với những ngành khác.
Phát biểu tại họp báo, đại diện Bộ Công Thương cho rằng một trong những thành tựu lớn nhất trong kinh tế đối ngoại năm qua của Việt Nam chính là tham gia nhiều hiệp định kinh tế mà TPP là đáng chú ý nhất, vẫn theo trang báo điện tử này.
'Thay đổi to lớn'
Trước đó, trong một trả lời phỏng vấn với BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Tôi nghĩ rằng những việc lớn như TPP thì không có một ông nào khởi xướng hoặc có công làm nên, vì cả ban lãnh đạo Việt Nam phải nhất trí thông qua, có chủ trương để làm chuyện ấy”.
“Do vậy, kết quả Đại hội Đảng 12 cũng như sự ra đi của ông Dũng không có tác động gì đáng kể đến tình hình kinh tế Việt Nam vì cơ bản là không có sự thay đổi chính sách”, nhà hoạt động dân sự nói.
Trong bài dự báo về tình hình chính trị - kinh tế Việt Nam trên trang Australian Financial Review cuối năm ngoái, tác giả Thomas Jandl viết:
"Năm 2016 mang tính then chốt để Hà Nội điều chỉnh cơ cấu chính trị trong nước cho phù hợp với vị trí mới của Việt Nam trong kiến trúc kinh tế và an ninh toàn cầu".
“Việc hoàn tất đàm phán TPP đặt Việt Nam vào khối 12 nước cần tuân thủ một loạt các quy tắc thương mại, đầu tư chung, đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện những thay đổi to lớn ở trong nước.
Việt Nam đã hoàn thành đàm phán hợp tác thương mại tự do với EU hay TPP, hay là VN - Hàn Quốc, hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã ký kết, hoặc đã hoàn thành đàm phán, tuy nhiên tác động tích cực chưa đến ngay, mà nó có thể trong 1-2 năm tới. Tuy nhiên VN có tận dụng được các cơ hội đó hay không là một chuyện khácPGS. TS. Phạm Thế Anh
"Các doanh nghiệp nhà nước, vốn được bảo hộ mạnh mẽ, nay sẽ phải nỗ lực để tồn tại nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi, bởi họ nay sẽ cùng chung chịu sự điều chỉnh của các quy định áp dụng cho khối tư nhân”, ông Jandl viết trên tờ báo tài chính của Úc.
Khi so sánh với khối kinh tế tư nhân, tác giả nói rằng cả tính hiệu quả lẫn tính thiết thực trong việc sử dụng vốn của khối kinh tế nhà nước hoàn toàn thua kém, đặc biệt là nếu so với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
Thế nhưng khối quốc doanh cho đến nay vẫn được nhận những thị phần to lớn về tín dụng và các hợp đồng làm ăn của chính phủ, và điều đó đã khiến cho nền kinh tế bị trì trệ.
Tận dụng được cơ hội?
Trong một trao đổi với BBC gần đây nhìn lại kinh tế năm qua và dự phóng trong toàn năm 2016, trong đó có bối cảnh TPP và Việt Nam, một nhà kinh tế học từ Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS. TS. Phạm Thế Anh nói:
"Trong năm qua, có mấy sự kiện đáng nổi bật như sau, thứ nhất là sự hồi phục kinh tế, hồi phục kinh tế đã diễn ra trên diện rộng hơn, tức là trên nhiều ngành nghề hơn, nhưng đáng chú ý nhất vẫn là hồi phục ở ngành xây dựng và những ngành liên quan kinh doanh bất động sản, nó hơi chênh lệch so với những ngành khác.
Với TPP Việt Nam lần đầu tiên tham gia đồng thiết kế từ đầu một Hiệp định hợp tác có tầm cỡ quốc tế thế hệ mới.
"Ngành sản xuất có hồi phục so với năm trước, nhưng không phải là quá cao, và mức hồi phục của cả nền kinh tế thì chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.
"Triển vọng tăng trưởng cả năm 2015 có thể đạt ở mức khoảng 6,6% đến 6,7% cho cả năm 2015, mức này là mức cao hơn so với kỳ vọng đầu năm, tuy nhiên gần đây, chỉ số quản trị nhà mua hàng (chỉ số PMI) của Việt Nam, đối với ngành sản xuất của Việt Nam, thì lại xấu đi; trong ba tháng gần đầy đều ở dưới ngưỡng 50 điểm, tức là ngưỡng trung lập.
"Nó phản ánh triển vọng kinh tế trong những năm sau có vẻ là xấu đi, không được tốt như những tháng đầu năm hay gữa năm, cái này có thể phản ánh đà hồi phục tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể là hụt hơi. Đó là cái lo ngại.
"Thế còn vấn đề khác như là thương mại hay đầu tư quốc tế, thì nó chưa có gì nổi bật cả, mặc dù trong năm qua Việt Nam đã hoàn thành đàm phán hợp tác thương mại tự do với EU hay TPP, hay là Việt Nam - Hàn Quốc, thì hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã ký kết, hoặc đã hoàn thành đàm phán, tuy nhiên tác động tích cực chưa đến ngay, mà nó có thể trong một hai năm tới.
"Tuy nhiên thì Việt Nam có tận dụng được các cơ hội đó hay không, thì nó là một câu chuyện khác," chuyên gia về kinh tế vĩ mô Phạm Thế Anh nói với BBC.
"Ngành sản xuất có hồi phục so với năm trước, nhưng không phải là quá cao, và mức hồi phục của cả nền kinh tế thì chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.
"Triển vọng tăng trưởng cả năm 2015 có thể đạt ở mức khoảng 6,6% đến 6,7% cho cả năm 2015, mức này là mức cao hơn so với kỳ vọng đầu năm, tuy nhiên gần đây, chỉ số quản trị nhà mua hàng (chỉ số PMI) của Việt Nam, đối với ngành sản xuất của Việt Nam, thì lại xấu đi; trong ba tháng gần đầy đều ở dưới ngưỡng 50 điểm, tức là ngưỡng trung lập.
"Nó phản ánh triển vọng kinh tế trong những năm sau có vẻ là xấu đi, không được tốt như những tháng đầu năm hay gữa năm, cái này có thể phản ánh đà hồi phục tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể là hụt hơi. Đó là cái lo ngại.
"Thế còn vấn đề khác như là thương mại hay đầu tư quốc tế, thì nó chưa có gì nổi bật cả, mặc dù trong năm qua Việt Nam đã hoàn thành đàm phán hợp tác thương mại tự do với EU hay TPP, hay là Việt Nam - Hàn Quốc, thì hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã ký kết, hoặc đã hoàn thành đàm phán, tuy nhiên tác động tích cực chưa đến ngay, mà nó có thể trong một hai năm tới.
"Tuy nhiên thì Việt Nam có tận dụng được các cơ hội đó hay không, thì nó là một câu chuyện khác," chuyên gia về kinh tế vĩ mô Phạm Thế Anh nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160130_vn_delegation_tpp
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét