Văn học rất cần sự thật, nhưng sự thật trong văn học không phải chỉ là sự thật của các tính cách và sự kiện được mô tả mà còn là sự thật của cách nhìn, của thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với những hiện tượng được phản ánh, tức là tính chân thực lịch sử của tư tưởng - tình cảm tác phẩm. Yêu ghét cũng có công lý, tính khách quan của nó. Yêu cái đáng yêu, ghét cái đáng ghét cũng là một biểu hiện quan trọng của sự thật trong văn học, của chân lý nghệ thuật. [...]
Nói thật và nói sự thật bao giờ cũng phải kèm theo một điều kiện: quyền được nói thật và nói sự thật. Nhiều năm qua văn học ta chưa hoàn toàn có quyền ấy. Hãy để cho nhà văn được nói sự thật về cuộc sống. Đó cũng là một cách cứu xã hội và cứu văn học. Khả năng tự phê phán, dám nghe sự thật về mình, chịu được những ý kiến khác mình là thử thách ghê gớm, nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu của một xã hội văn minh, của đầu óc thực sự dân chủ và lành mạnh. Cấm đoán nhà văn nói sự thật, viết sự thật sẽ đẩy người cầm bút vào tình huống lựa chọn bi đát, vì chọn con đường nào cũng đều dẫn tới hủy hoại. Hoặc là anh chấp nhận hy sinh, xả thân vì chân lý, dám nói điều mà mọi người đều thấy, đều biết, nhưng không dám nói. Song nếu thế thì phải đánh đổi trang viết bằng chính cuộc đời mình. Cái giá phải trả cho chân lý quá đắt, thường chỉ có người chân tài và bản lĩnh lớn lắm mới làm được, mà dẫu có làm được thì đời lại cũng không còn gì! Bởi thế nhiều người buộc phải chọn con đường thứ hai là "bẻ cong ngòi bút", dối mình, dối mọi người, tức là phạm vào cái điều thiêng liêng nhất của sự sáng tạo, và điều cần gìn giữ trước tiên đối với người cầm bút như người con gái gìn giữ sự trong trắng của mình. Trong tình hình đó muốn cứu văn học phải cứu lấy nhà văn, cứu không chỉ phần xác mà cả phần hồn, nhân cách của người cầm bút."
GS.TSKH.Lê Ngọc Trà
Nói thật và nói sự thật bao giờ cũng phải kèm theo một điều kiện: quyền được nói thật và nói sự thật. Nhiều năm qua văn học ta chưa hoàn toàn có quyền ấy. Hãy để cho nhà văn được nói sự thật về cuộc sống. Đó cũng là một cách cứu xã hội và cứu văn học. Khả năng tự phê phán, dám nghe sự thật về mình, chịu được những ý kiến khác mình là thử thách ghê gớm, nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu của một xã hội văn minh, của đầu óc thực sự dân chủ và lành mạnh. Cấm đoán nhà văn nói sự thật, viết sự thật sẽ đẩy người cầm bút vào tình huống lựa chọn bi đát, vì chọn con đường nào cũng đều dẫn tới hủy hoại. Hoặc là anh chấp nhận hy sinh, xả thân vì chân lý, dám nói điều mà mọi người đều thấy, đều biết, nhưng không dám nói. Song nếu thế thì phải đánh đổi trang viết bằng chính cuộc đời mình. Cái giá phải trả cho chân lý quá đắt, thường chỉ có người chân tài và bản lĩnh lớn lắm mới làm được, mà dẫu có làm được thì đời lại cũng không còn gì! Bởi thế nhiều người buộc phải chọn con đường thứ hai là "bẻ cong ngòi bút", dối mình, dối mọi người, tức là phạm vào cái điều thiêng liêng nhất của sự sáng tạo, và điều cần gìn giữ trước tiên đối với người cầm bút như người con gái gìn giữ sự trong trắng của mình. Trong tình hình đó muốn cứu văn học phải cứu lấy nhà văn, cứu không chỉ phần xác mà cả phần hồn, nhân cách của người cầm bút."
GS.TSKH.Lê Ngọc Trà
"Văn học nghệ thuật là một cái gì phải kinh qua sự phê phán, nhận xét của đông đảo của quần chúng, lại kinh qua sự gạn lọc của thời gian. Trừ những sáng tác hiển nhiên có hại, còn thì đối với tất cả những sáng tác của bất cứ ai, viết về bất cứ đề tài gì, không thể nhìn qua một lượt rồi phân loại một cách khinh suất như người ta phân loại thức ăn: cái này tươi, cái này ươn... v.v
Ai cũng có quyền phê bình nhận định, nhưng sự phê bình vẫn phải xuất phát từ những động cơ thật tốt: thương yêu bạn bè, đem tình đem lý ra mà bình tĩnh bàn bạc để xây dựng cho từng tác giả, từng tác phẩm và nhằm vào mục đích cuối cùng là đẩy phong trào văn học tiến triển mãi lên, nẩy nở mãi ra, chứ không đập túi bụi cho nó tàn lụi đi, đưa vào cớ này hay cớ khác. Hết sức tránh sự hàm hồ, nóng nảy và (như người ta vẫn thường nói:) thô bạo"
Nhà văn Sơn Nam
Ai cũng có quyền phê bình nhận định, nhưng sự phê bình vẫn phải xuất phát từ những động cơ thật tốt: thương yêu bạn bè, đem tình đem lý ra mà bình tĩnh bàn bạc để xây dựng cho từng tác giả, từng tác phẩm và nhằm vào mục đích cuối cùng là đẩy phong trào văn học tiến triển mãi lên, nẩy nở mãi ra, chứ không đập túi bụi cho nó tàn lụi đi, đưa vào cớ này hay cớ khác. Hết sức tránh sự hàm hồ, nóng nảy và (như người ta vẫn thường nói:) thô bạo"
Nhà văn Sơn Nam
……………………………………………….
"Tôi đã hỏỉ lý do vì sao ông rời bỏ văn chương. Câu trả lời của ông là : khởi đầu ông lựa chọn văn chương vì tin rằng văn chương liên quan tới mọi mặt của xã hội, từ cái tôi thầm kín cho đến nền chính trị trên toàn thế giới, sau một thời gian ông nhận ra rằng văn chương giờ đây chỉ quan tâm đến những vấn đề quá ư hạn hẹp và vụn vặt, trong mắt của ông, nó không còn là văn chương nữa, đó là lý do ông đã rời bỏ nó." GS.Kôjin Karatani
"Để cứu vãn văn bản - có nghĩa là, để biến nó từ một ảo tưởng về ý nghĩa đến sự tự ý thức rằng ý nghĩa là vô định- người đọc phải nghi ngờ rằng mỗi dòng chữ của nó nhượng mình cho một ý nghĩa bí mật khác; chữ nghĩa, ngược lại cái nó nói ra, giấu kín cái không nói; vinh quang của người đọc chính là khám phá ra rằng văn bản có thể nói bất cứ điều gì, trừ cái điều mà tác giả của nó muốn nó mang nghĩa; vừa vào lúc một ý nghĩa được cho là khám phá ra, chúng ta lại chắc chắn là nó không phải là cái có thực; cái có thực là cái cần phải thêm vào hơn nữa và cứ như thế mà tiếp tục; những người hylics - những kẻ thua cuộc - là những người chấm dứt quá trình bằng cách nói rằng "TÔI ĐÃ HIỂU".
Nhà nghiên cứu Umberto Eco
Nhà nghiên cứu Umberto Eco
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét