>> Người Thái bất ngờ kêu gọi ASEAN ngăn chặn Trung Quốc
>> Chấm dứt ngay việc đi lễ hội, chùa chiền trong giờ làm việc
>> Bệnh viện trăm tỷ chưa khánh thành đã lún, nứt
>> Nhạc sĩ Phú Quang "bật mí" về người tình kém 20 tuổi
>> "Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được khởi kiện họ"
Phan Ba dịch
Phan Ba dịch từ: http://www.dw.com/de/china-erh%C3%B6ht-druck-auf-nachbarstaaten/a-19070034
>> Bệnh viện trăm tỷ chưa khánh thành đã lún, nứt
>> Nhạc sĩ Phú Quang "bật mí" về người tình kém 20 tuổi
>> "Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được khởi kiện họ"
Phan Ba dịch
Ảnh vệ tinh mới nhất để cho phỏng đoán rằng Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống radar tần số cao trên quần đảo Trường Sa bị tranh chấp. Cuộc quân sự hóa vẫn tiếp tục diễn ra, theo Gregory Poing trong bài phỏng vấn.
Từ độ hơn một tuần nay, nhiều hình ảnh và thông tin mới về các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông luôn được các truyền thông và think tank Mỹ công bố. Hôm thứ Hai, công ty Digital Globe đã đưa ra những hình ảnh vệ tinh mà theo think tank Mỹ CSIS thì chúng đã có thể đã cho thấy rằng Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống radar tần số cao trên quần đảo Trường Sa tại biển Đông.
Mới vài ngày trước đó, ảnh chụp tên lửa đất đối không của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa cũng được công bố. Vào hôm thứ Tư – trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Washington – kênh tin tức Hoa Kỳ CNN dẫn lời một quan chức ẩn danh nói rằng Trung Quốc đã đưa thêm máy bay chiến đấu J-7 và J-11 ra Hoàng Sa.
Deutsche Welle [Làn Sóng Đức] trao đổi với chuyên gia người Mỹ Gregory Poling để giải thích và đánh giá các hình ảnh của hôm thứ Hai.
Làn Sóng Đức: Tại sao ông tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống radar tần số cao trên quần đảo Hoàng Sa?
Gregory Poling: Một loạt trụ cao 20 mét được dựng lên trên một khu vực lớn của hòn đảo nhân tạo thuộc đá Châu Viên (Cuarteron). Việc này có thể được phỏng đoán là để chuẩn bị lắp đặt một hệ thống radar tần số cao, đặc biệt vì Châu Viên là rạn san hô cực nam do Trung Quốc kiểm soát ở biển Đông, khiến cho việc xây dựng ở đó là hợp lý.
Nếu như có thể khẳng định được rằng đó thật sự là một hệ thống radar như vậy. Điều đó có nghĩa là gì?
Một hệ thống radar trên Châu Viên sẽ làm tăng đáng kể khả năng của Trung Quốc, giám sát không phận và vùng biển ở phần phía Nam của Biển Đông. Cho tới nay thì Trung Quốc không có những khả năng đó.
Đó là một mảnh ghép quan trọng trong chiếc lược lâu dài của Trung Quốc, nhằm thiết lập quyền kiểm soát vùng nằm bên trong đường chín đoạn. Việc xây dựng này có tác động trực tiếp đến tất cả các quốc gia trong khu vực đó, mà các hoạt động của họ có thể bị Trung Quốc giám sát và tác động đến. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, radar này cũng có hậu quả cho quân đội Hoa Kỳ, vì nếu như có khủng hoảng ở Đông Bắc Á [ví dụ như vì Triều Tiên, chú thích của ban biên tập], thì quân đội Hoa Kỳ cần phải chuyển quân qua biển Đông.
Chính xác thì đó là một hệ thống radar nào?
Chỉ dựa trên các hình ảnh vệ tinh đã được công bố thì không thể khẳng định được. Có nhiều loại radar tần số cao.
Một hệ thống radar như vậy có là một mối đe dọa hay không?
Vì Trung Quốc tăng con số tàu và máy bay của họ ở Trường Sa – cụ thể là tăng càng nhanh khi công việc xây dựng càng tiến triển thêm – nên họ sẽ có khả năng tạo áp lực ngày càng lớn lên các quốc gia láng giềng.
Tiền đề cho điều đó là phải giám sát được vùng biển và vùng trời. Hệ thống radar mới phục vụ đúng cho việc này. Trung Quốc có thể đang theo đuổi mục đích lâu dài, là không một đất nước Đông Nam Á nào còn có thể hoạt động quanh Trường Sa nếu như không có sự khoan dung của Trung Quốc.
Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói rằng Trung Quốc có toàn quyền tiến hành những biện pháp phòng vệ hạn chế trong lãnh thổ của họ. Điều này nói lên những điều gì về các kế hoạch chính trị của Bắc Kinh hướng tới khu vực biển Đông?
Thứ nhất, nó cho thấy rằng Trung Quốc thậm chí nói chung còn không sẵn sàng để nhận biết tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác, nói chi đến việc đàm phán về chúng hay cố gắng tiến tới một giải pháp ngoại giao thay vì chính trị. Trung Quốc không thể khăng khăng nói rằng có mọi quyền xây dựng trên các lãnh thổ bị tranh chấp và đồng thời cực lực phê phán mỗi một hoạt động dù nhỏ cho tới đâu của các bên tuyên bố chủ quyền khác.
Thứ nhì, những lời nói đó cho thấy Trung Quốc tin rằng họ có thể mở rộng hiện hình quyền lực của họ từ bước một, nếu không hợp pháp thì cũng trên thực tế, cho tới khi họ chiếm được quyền kiểm soát tất cả các khu vực đang tranh chấp ở biển Đông. Ít nhất là cho tới chừng nào mà các căng thẳng đó còn ở dưới ngưỡng của một sự can thiệp từ Hoa Kỳ.
Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ và các chính phủ khác, và khẳng định rằng tất cả các lắp đặt đó đều theo đuổi những mục đích phòng thủ và trước hết là dân sự. Điều đó có thuyết phục được ông không?
Hầu như tất cả những gì mà Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa đều có thể được sử dụng theo hai cách. Nói cách khác, tất cả đều có thể phục vụ cho các mục đích dân sự lẫn quân sự. Radar, đường băng và hải cảng đều như vậy. Nhưng thật sự thì Trung Quốc muốn thiết lập một hạ tầng cơ cở cần thiết để có thể di chuyển quân đội nhanh chóng.
Tất nhiên là Trung Quốc có thể quả quyết rằng hệ thống radar cao tần số đó phục vụ cho một mục đích dân sự, nhưng trong trường hợp đó thì hệ thống radar này là quá lớn. Đã có sẵn những hệ thống radar nhỏ hơn nhưng hoàn toàn đủ khả năng để bảo đảm an toàn giao thông cho hàng hải dân sự. Chúng tôi đã nhìn thấy việc này ở các sân bay. Chúng có nhiệm vụ phục vụ cho hàng không dân sự, nhưng thế thì không có lý do gì để xây dựng một đường băng dài 3000 mét. Điều đó chỉ có lý khi sử dụng cho mục đích quân sự. Giống như có ai đó xây một ngôi biệt thự thật to, nhưng quả quyết rằng chỉ sống ở tầng trệt.
Các quốc gia láng giềng và Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?
Điều này sẽ tiếp tục làm tăng căng thẳng trong vùng và với các thế lực xa hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Ở Đông Nam Á và xa hơn nữa, nó sẽ củng cố cho cảm nhận, rằng Trung Quốc không nhìn thấy lý do nào để thay đổi đường lối của họ và cố gắng tiến tới một giải pháp công bằng với các láng giềng của họ.
Ngoài ra, điều đó sẽ dẫn đến việc là các quốc gia láng giềng sẽ tiếp tục tăng cường vũ trang và tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và các nước khác. Nó cũng sẽ dẫn tới việc là các yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc sẽ bị thách thức bởi các hoạt động của Hoa Kỳ vì tự do hàng hải hay bởi những cái được gọi là “gateway patrols” [“tuần tra cửa ngõ”] của Australia [chú thích của ban biên tập: đó là việc cố tình vi phạm các yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc – vốn bị Hoa Kỳ tranh cãi – thông qua những chuyến bay hay những lần đi xuyên qua bằng phương tiện quân sự].
Cùng với việc Trung Quốc hoàn thành xây dựng các hòn đảo nhân tạo trong vòng những tháng tới đây, và với phán xét của trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc được dự đoán vào cuối tháng Năm, điều chắc chắn là căng thẳng sẽ tăng lên rất nhiều trong năm 2016.
Gregory B. Poling là giám đốc của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (Asia Maritime Transparency Inititative – AMTI) thuộc think tank Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington (Center for Strategic and International Studies – CSIS).
Cuộc phỏng vấn do Gabriel Dominguez thực hiện.
Phan Ba dịch từ: http://www.dw.com/de/china-erh%C3%B6ht-druck-auf-nachbarstaaten/a-19070034
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét