Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Góc tối u ám của ‘Câu chuyện Đồ chơi’

Image copyrightAP
Thật là một cảnh rùng rợn phũ phàng đến tuyệt vọng trong bộ phim Câu chuyện Đồ chơi (Toy Story)!
Bị mắc kẹt trong thế hiểm nguy, anh phát hiện ra rằng tất cả những gì mà anh biết về thế giới đều là sự dối trá. Tất cả những ký ức của anh đều là giả.
Tất cả niềm tin của anh đều sai. Anh không phải là người anh hùng mà anh nghĩ. Anh thậm chí còn không phải là một con người.
Anh là một người máy được làm từ kim loại và nhựa và lý do tồn tại duy nhất của anh là mua vui cho con người.
Không có gì bất ngờ khi Buzz Lightyear đau buồn đến như vậy.

Vỡ mộng

Năm 2015 đánh dấu tròn 20 năm kể từ khi khán giả lần đầu tiên xem cảnh đó trong phim Câu chuyện Đồ chơi, phim hoạt hình dài đầu tay của hãng Pixar.
Được dự đoán là một thắng lợi đột phá vào năm 1995, phim hoạt hình này giờ này đây đã trở thành kinh điển.
Các hãng phim Hollywood khác đã học theo những sáng tạo trong phim: cách làm hoạt hình kỹ thuật số sống động và những đoạn hội thoại gàn dở gắt gỏng theo phong cách do tác giả kịch bản Buffy/Avengers là Joss Whedon tham gia viết.
Image copyrightDISNEYPIXAR
Thế nhưng yếu tố căn bản nhất trong Câu chuyện Đồ chơi là sự vỡ mộng, điều mà các hãng phim khác không bắt chước.
Là một phim vui nhộn và khiến khán giả có cảm giác ấm lòng, ấy vậy mà phim lại có chủ đề bi quan. "Anh không phải là người đặc biệt, anh chỉ giống như mọi người khác và anh không thể nào toại nguyện trừ phi anh chấp nhận số phận tầm thường của anh." Đó là điều mà một nhân vật hoạt hình trong phim, Mr Potato Head, nói ra.
Có thể tóm tắt nội dung phim thế này cho những ai chưa xem Câu chuyện Đồ chơi: Các món đồ chơi của bạn sẽ sống dậy nếu như bạn không nhìn chúng. Nhưng điều mà chúng thích nhất là được chơi trên tay con người.
Buzz Lightyear (do Tim Allen lồng tiếng) là một ngoại lệ.
Món đồ chơi này của bé trai Andy là một nhân vật hành động, một nhà du hành vũ trụ, và Buzz Lightyear tin rằng mình thật sự là một siêu anh hùng vũ trụ.
Buzz Lightyear trở thành món đồ chơi yêu thích nhất của Andy trước sự bực bội của một đồ chơi khác là chàng cao bồi Woody (do Tom Hanks lồng tiếng).
Image copyrightPA
Cuối cùng thì Woody cũng chấp nhận Buzz và Buzz cũng chấp nhận thân phận thật sự của mình. Đó là một kết thúc có hậu.
Nhưng chúng ta cũng phải thắc mắc, nhất là khi nghĩ đến cảnh Buzz vui sướng đến mức nào khi nghĩ rằng mình thật sự là nhà du hành vũ trụ, vậy thì tại sao chúng ta lại thấy vui về cuộc đời nô lệ ngắn ngủi mà Buzz mong đợi?

‘Không, bạn không thể!’

Suy cho cùng, những cảnh tượng lúc Buzz nhận ra rằng nó thật sự là món đồ chơi được sản xuất hàng loạt thật sự gây đáng sợ trong nhiều cách.
Trước hết, đó là bối cảnh việc này xảy ra. Khi đồng tiền rơi xuống, Buzz không còn trong ngôi nhà tràn ngập ánh nắng của Andy nữa mà lại rơi vào nhà hàng xóm, nơi cậu bé Sid tai ác đang vặt tay vặt chân, nung chảy và hành hạ bất cứ món đồ chơi nào nó vớ được.
Trong hoàn cảnh đó, lời nói của Woody rằng "làm một món đồ chơi hay hơn nhiều làm nhà du hành vũ trụ" chỉ là lời nói rỗng tuếch.
Image copyrightDisneyPixar
Thứ hai, đó là khoảnh khắc lay động lý trí khi Buzz bắt gặp mẩu quảng cáo trên TV về loạt đồ chơi giống như Buzz và nhìn thấy cảnh quay những chiếc kệ chất đầy các sản phẩm trông giống hệt nó.
Thứ ba, đó là phản ứng cực đoan của Buzz. Buzz đã than thở về trò đùa tàn nhẫn về sự tồn tại của mình, và nó đã xé một miếng dán khỏi cánh tay – một hành động giống như tự cắt đi một phần thân thể của mình vậy.
Nếu là trong hầu hết các kịch bản phim khác, thì khi có lẽ Buzz đã tỏ ra mình không phụ thuộc vào ai.
Nó có thể tuyên bố rằng việc trở thành một món đồ chơi hay không là do nó quyết định và rằng nó sẽ bay về phía hoàng hôn và hô lớn “Đi về nơi vô tận và xa hơn nữa”.
Nhưng trong Câu chuyện Đồ chơi, chuyện như thế đã không xảy ra.
Ngay lập tức Buzz đã quên tất cả mọi suy nghĩ về việc phải cứu dải ngân hà mà tập trung nghĩ cách tìm đường trở về với cậu chủ Andy.
Nếu như thông điệp của đa phần các bộ phim Hollywood là “Bạn có thể trở thành bất cứ ai mà bạn mơ ước” thì thông điệp của Câu chuyện Đồ chơi là “Không, bạn không thể.”
Chủ đề này được thể hiện một cách thấm thía nhất trong Câu chuyện Đồ chơi và trong hai tập tiếp theo làm rung động trái tim khán giả, nhưng nó cũng được đề cập đến trong những phim hoạt hình khác của hãng Pixar.
Image copyrightDisneyPixar
Image captionFinding Nemo cũng là một bộ phim hoạt hình rất thành công
Phim ‘Đi tìm Nemo’ nói về sự lo lắng của cha của Nemo, một người cha góa vợ phải gửi con đi học.
Trong ‘Vút bay’, Carl Fredricksen là một ông lão góa vợ đau buồn chưa bao giờ làm được việc đi thám hiểm khắp Trái Đất mà ông và người vợ quá cố của ông luôn mơ ước và cuối cùng ông phải chăm lo cho một cậu bé.
Và trong ‘The Incredibles’, Ngài Incredible buộc phải từ bỏ những chiến công tiêu diệt tội ác để trở thành nhân viên văn phòng.
Bộ phim mới hơn, The Good Dinosaur, có lẽ là lúc Pixar lần đầu tiên ra khỏi mô-tip sự thất vọng của người lớn.
Trong phim này, người hùng là một cậu bé, hay nói chính xác hơn là một chú khủng long non.
Nhưng trong bộ phim khác mà hãng sản xuất trong năm 2015, Inside Out, thì lại gắn với viễn cảnh quen thuộc.
Inside Out là câu chuyện về một bé gái 11 tuổi, Riley, khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài, giống như các nhân vật Bambi hay Pinocchio trước đó.
Image copyrightDisneyPixar
Image captionTrong ‘The Incredibles’, nhân vật chính buộc phải từ bỏ những chiến công tiêu diệt tội ác để trở thành nhân viên văn phòng
Thế nhưng khác với Bambi hay Pinoncchio, bản thân Riley bị đẩy lui lại phía sau.
Các nhân vật ở tuyến trước lại là các mẫu phụ huynh đầy lo lắng, sốt sắng quá mức cho đứa con mình.
Theo Inside Out thì mỗi chúng ta đều bị chi phối bởi năm cảm xúc chính, gồm Vui, Buồn, Sợ hãi, Tức giận, và Kinh tởm.
Đạo diễn Ingmar Bergman có lẽ muốn đẩy tâm lý cảm xúc con người ngả về phía u ám nhiều hơn.
Bergman và bất kỳ nhà đạo diễn, viết kịch bản phim nào khác có lẽ đều nên cảm thấy hãnh diện về bài học mà bộ phim đưa ra: ai cũng có những lúc rơi vào bi thảm, và điều đó cũng là chuyện bình thường thôi.
Đó là điều mà chúng ta phải trải qua khi trở thành người lớn.
Nhiều khán giả đã rớt lệ khi xem Inside Out, nhưng nhân vật tội nghiệp Buzz Lightyear đã học được điều đó từ 20 năm trước trong phim Câu chuyện Đồ chơi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: