Mới hôm qua, gặp Cao Ngọc Thắng (tác giả tập thơ Bên Sông Mẹ, được tặng sách). Anh nói là cha đẻ của Nhị Linh, mình khá bất ngờ vì anh chàng còn quá trẻ so với "nghề"đang làm. Hôm nay đọc Giao blog thấy bài này. Âu là cái duyên, dù chưa gặp chàng trai này. ( Chép vào đây khi khác sẽ viết vẩn vơ sau )..
Không dễ dàng để xếp Cao Việt Dũng vừa khít vào một cái nghề nào: dịch thuật, nghiên cứu, phê bình hay xuất bản. Và cũng không dễ dàng để "lôi" được Dũng từ "bóng tối" được lựa chọn như một cách sống để đưa lên mặt báo.
Cao Việt Dũng được biết đến nhiều nhất với tư cách một dịch giả - hiện nay anh đang hoàn thành bản dịch cuốn tiểu thuyết lớn Les bienveillantes của Jonathan Littell, tác phẩm dịch thứ mười của anh sau khoảng mười năm làm công việc này.
Sinh năm 1980, dáng người cao mảnh dẻ, trông Dũng trẻ hơn nhiều so với tuổi, có lẽ bởi khuôn mặt thư sinh, nụ cười hiền lẫn ngô ngố, đôi mắt thông minh lém lỉnh của anh. Rong ruổi trên chiếc Future đỏ chót, vận áo phông đỏ, dép tông đỏ (may mà quần ngố không màu đỏ luôn), lưng gù đi bởi chiếc balô to đùng với nào laptop, sách, vở, thậm chí cả quần áo; Dũng đi từ quán này đến quán nọ, chỗ làm việc này sang nơi làm việc khác. 14 giờ một ngày cho công việc, sáu giờ một ngày cho ngủ, bốn giờ còn lại là các công việc cá nhân, cuộc sống của anh là một chuỗi những chuyển dịch, biến động không ngừng.
Tấm bằng đại học đầu tiên: coi như bỏ
Năm 2002, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, cầm tấm bằng được coi là vô cùng thuận lợi để tìm việc trong giai đoạn đó, Cao Việt Dũng vẫn chưa biết thật sự mình muốn làm gì. Chỉ biết chắc là tất cả những gì liên quan đến kinh doanh đều nằm ngoài khả năng và sở thích.
Coi như mất trắng năm năm học Đại học Ngoại thương, Dũng bước vào con đường trở thành một anh phóng viên tập sự tại báo Đại Đoàn Kết. Tưởng đâu đã dần dần chấp nhận cuộc sống "ngày viết bài điều tra, tối nằm đọc tiểu thuyết", thì Dũng hay tin Trường Sư phạm phố Ulm (École Normale Supérieure - ENS) thông báo lần đầu tiên tuyển học sinh nước ngoài vào trường. Quá mê ngôi trường độc nhất vô nhị này, anh làm hồ sơ rồi gửi đi đúng vào hạn cuối cùng.
Sau đó mọi việc tiến triển với tốc độ khó tưởng tượng: nhận giấy mời sang Paris tham gia kỳ khảo hạch trực tiếp cùng với các sinh viên từ khắp thế giới, trải qua bốn bài thi dài và khó để rồi đầu tháng 9-2002 đã chính thức nhập Trường ENS và đăng ký học tại Đại học Sorbonne.
Từ đây những khó khăn lớn nhất mới thật sự bắt đầu với Dũng. "Học muốn phát điên, với cường độ làm kiệt sức. Nhưng thật kỳ diệu vì cuối cùng tôi cũng chật vật qua được tất cả, và hai bằng master đều có điểm số thuộc hạng cao của khoa. Người ta mất năm năm để học hành xong xuôi, tôi thì mất đến chín năm trường kỳ” - Dũng nói.
Những ngày học việc: đã trả nợ xong
Năm 2003, các tác phẩm dịch của Cao Việt Dũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, trước tiên là qua Trung tâm Đông Tây. Lần ấy "lấy hết can đảm của một cậu bé 20 tuổi" mang bản dịch tiểu thuyết Cuộc sống không ở đây của Milan Kundera đến gặp dịch giả Đoàn Tử Huyến là khởi đầu cho cái duyên dịch thuật đeo đẳng cho đến giờ. Sau đó là Khúc quanh của dòng sông của V. S. Naipaul và Điệu valse giã từ của Kundera (tác phẩm nhận giải thưởng dịch thuật năm 2005 của Hội Nhà văn Hà Nội).
Tuy nhiên, với Cao Việt Dũng thì "kể từ Tường lửa của Henning Mankell in cuối năm 2006 tôi mới bắt đầu hài lòng với chất lượng của các cuốn sách được in ra của mình, và bắt đầu được chăm lo cho chúng đến khâu cuối cùng. Tất cả, từ Hạt cơ bản trở về trước, tôi đều đang chỉnh sửa và tìm cách tái bản, coi như một cách trả nợ quá trình học việc của mình".
Dấu ấn người thầy: những bài học lớn
Trong suốt thời gian học ở Việt Nam, hai người để lại dấu ấn sâu đậm nhất ở Cao Việt Dũng là thầy giáo dạy văn ở Trường Hà Nội - Amsterdam Vũ Xuân Túc và giáo sư Phan Ngọc, người mà anh kính trọng ngay từ khi được gặp lần đầu tiên cách đây mười năm. Còn hai năm cuối ở Paris, "thành phố giống như một thư viện khổng lồ có sông Seine chảy ngang", anh gặp được người thầy mà anh thật sự ngưỡng mộ: Antoine Compagnon - giáo sư văn chương lớn của Đại học Sorbonne và Đại học Columbia ở New York, người hướng dẫn cả hai bằng master văn chương của anh.
"Nhờ Antoine Compagnon, tôi học được kiến thức, nhưng nhất là học được sự nghiêm túc, tính nghiêm khắc và tinh thần cầu thị”. Anh đã tham gia cùng nhóm làm việc của giáo sư Compagnon để biên soạn lại các tác phẩm của nhà phê bình nổi tiếng Albert Thibaudet - NXB Gallimard vừa ấn hành.
Dũng tâm sự: "Tôi thất bại cũng nhiều, phạm cũng không ít sai lầm và cũng trả giá nhiều, cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng tư. Chỉ có điều là tôi luôn nghĩ nếu có thất bại thì phải sửa bằng được, vì thất bại chính là một mặt của thành công. Và thật sự là không thể dừng lại khi chưa làm được thật tốt một việc gì đó. Tôi làm công việc của tôi, luôn ý thức rõ ràng là mình đang làm gì và hết sức coi trọng những người làm việc nghiêm túc, hiểu được sâu sắc công việc của mình, bất kể là việc gì”.
Cao Việt Dũng được biết đến nhiều nhất với tư cách một dịch giả - hiện nay anh đang hoàn thành bản dịch cuốn tiểu thuyết lớn Les bienveillantes của Jonathan Littell, tác phẩm dịch thứ mười của anh sau khoảng mười năm làm công việc này.
Sinh năm 1980, dáng người cao mảnh dẻ, trông Dũng trẻ hơn nhiều so với tuổi, có lẽ bởi khuôn mặt thư sinh, nụ cười hiền lẫn ngô ngố, đôi mắt thông minh lém lỉnh của anh. Rong ruổi trên chiếc Future đỏ chót, vận áo phông đỏ, dép tông đỏ (may mà quần ngố không màu đỏ luôn), lưng gù đi bởi chiếc balô to đùng với nào laptop, sách, vở, thậm chí cả quần áo; Dũng đi từ quán này đến quán nọ, chỗ làm việc này sang nơi làm việc khác. 14 giờ một ngày cho công việc, sáu giờ một ngày cho ngủ, bốn giờ còn lại là các công việc cá nhân, cuộc sống của anh là một chuỗi những chuyển dịch, biến động không ngừng.
Tấm bằng đại học đầu tiên: coi như bỏ
Năm 2002, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, cầm tấm bằng được coi là vô cùng thuận lợi để tìm việc trong giai đoạn đó, Cao Việt Dũng vẫn chưa biết thật sự mình muốn làm gì. Chỉ biết chắc là tất cả những gì liên quan đến kinh doanh đều nằm ngoài khả năng và sở thích.
Coi như mất trắng năm năm học Đại học Ngoại thương, Dũng bước vào con đường trở thành một anh phóng viên tập sự tại báo Đại Đoàn Kết. Tưởng đâu đã dần dần chấp nhận cuộc sống "ngày viết bài điều tra, tối nằm đọc tiểu thuyết", thì Dũng hay tin Trường Sư phạm phố Ulm (École Normale Supérieure - ENS) thông báo lần đầu tiên tuyển học sinh nước ngoài vào trường. Quá mê ngôi trường độc nhất vô nhị này, anh làm hồ sơ rồi gửi đi đúng vào hạn cuối cùng.
Sau đó mọi việc tiến triển với tốc độ khó tưởng tượng: nhận giấy mời sang Paris tham gia kỳ khảo hạch trực tiếp cùng với các sinh viên từ khắp thế giới, trải qua bốn bài thi dài và khó để rồi đầu tháng 9-2002 đã chính thức nhập Trường ENS và đăng ký học tại Đại học Sorbonne.
Từ đây những khó khăn lớn nhất mới thật sự bắt đầu với Dũng. "Học muốn phát điên, với cường độ làm kiệt sức. Nhưng thật kỳ diệu vì cuối cùng tôi cũng chật vật qua được tất cả, và hai bằng master đều có điểm số thuộc hạng cao của khoa. Người ta mất năm năm để học hành xong xuôi, tôi thì mất đến chín năm trường kỳ” - Dũng nói.
Những ngày học việc: đã trả nợ xong
Năm 2003, các tác phẩm dịch của Cao Việt Dũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, trước tiên là qua Trung tâm Đông Tây. Lần ấy "lấy hết can đảm của một cậu bé 20 tuổi" mang bản dịch tiểu thuyết Cuộc sống không ở đây của Milan Kundera đến gặp dịch giả Đoàn Tử Huyến là khởi đầu cho cái duyên dịch thuật đeo đẳng cho đến giờ. Sau đó là Khúc quanh của dòng sông của V. S. Naipaul và Điệu valse giã từ của Kundera (tác phẩm nhận giải thưởng dịch thuật năm 2005 của Hội Nhà văn Hà Nội).
Tuy nhiên, với Cao Việt Dũng thì "kể từ Tường lửa của Henning Mankell in cuối năm 2006 tôi mới bắt đầu hài lòng với chất lượng của các cuốn sách được in ra của mình, và bắt đầu được chăm lo cho chúng đến khâu cuối cùng. Tất cả, từ Hạt cơ bản trở về trước, tôi đều đang chỉnh sửa và tìm cách tái bản, coi như một cách trả nợ quá trình học việc của mình".
Dấu ấn người thầy: những bài học lớn
Trong suốt thời gian học ở Việt Nam, hai người để lại dấu ấn sâu đậm nhất ở Cao Việt Dũng là thầy giáo dạy văn ở Trường Hà Nội - Amsterdam Vũ Xuân Túc và giáo sư Phan Ngọc, người mà anh kính trọng ngay từ khi được gặp lần đầu tiên cách đây mười năm. Còn hai năm cuối ở Paris, "thành phố giống như một thư viện khổng lồ có sông Seine chảy ngang", anh gặp được người thầy mà anh thật sự ngưỡng mộ: Antoine Compagnon - giáo sư văn chương lớn của Đại học Sorbonne và Đại học Columbia ở New York, người hướng dẫn cả hai bằng master văn chương của anh.
"Nhờ Antoine Compagnon, tôi học được kiến thức, nhưng nhất là học được sự nghiêm túc, tính nghiêm khắc và tinh thần cầu thị”. Anh đã tham gia cùng nhóm làm việc của giáo sư Compagnon để biên soạn lại các tác phẩm của nhà phê bình nổi tiếng Albert Thibaudet - NXB Gallimard vừa ấn hành.
Dũng tâm sự: "Tôi thất bại cũng nhiều, phạm cũng không ít sai lầm và cũng trả giá nhiều, cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng tư. Chỉ có điều là tôi luôn nghĩ nếu có thất bại thì phải sửa bằng được, vì thất bại chính là một mặt của thành công. Và thật sự là không thể dừng lại khi chưa làm được thật tốt một việc gì đó. Tôi làm công việc của tôi, luôn ý thức rõ ràng là mình đang làm gì và hết sức coi trọng những người làm việc nghiêm túc, hiểu được sâu sắc công việc của mình, bất kể là việc gì”.
Nguyễn Quỳnh Trang, Tuổi trẻ
http://www.hieuhoc.com/guongsang/chitiet/cao-viet-dung-that-bai-la-mot-mat-cua-thanh-cong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét