Cảnh sát Hồng Kông cho biết Bắc Kinh đã xác nhận ba biên tập viên bị mất tích ở Hồng Kông đang bị giam giữ, cùng với hai người khác bị mất tích vào năm ngoái. Nghị viện châu Âu đã yêu cầu trả tự do cho những người này.
Các tấm biển với chân dung của các biên tập viên Lee Boo (trái) và Gui Minhai (phải) được nhìn thấy ở phía trước của Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc ở Hồng Kông, ngày 19 tháng 1 năm 2016. (Ảnh chụp màn hình)
Các tấm biển với chân dung của các biên tập viên Lee Boo (trái) và Gui Minhai (phải) được nhìn thấy ở phía trước của Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc ở Hồng Kông, ngày 19 tháng 1 năm 2016. (Ảnh chụp màn hình)
Cảnh sát ở Quảng Đông, một tỉnh  Trung Quốc giáp với Hồng Kông, đã nhắc đến việc bắt giữ ba biên tập viên trong một thông điệp liên lạc của Interpol, theo tuyên bố hôm thứ Năm của cảnh sát Hồng Kông, nơi đã từng được coi như một nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đối kháng.
Ba biên tập viên bị bắt giữ ở Quảng Đông là Lui Por, Cheung Chi ping và Lam Wing Kee. Họ là những cổ đông hoặc người lao động của các công ty Might Current Media và Causeway Bay Bookshop ở Hồng Kông, nơi đã xuất bản nhiều cuốn sách về các vụ bê bối liên quan đến các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.
Trong thông điệp được gửi đi của cảnh sát Quảng Đông đã không nhắc tới bất cứ điều gì liên quan đến các cáo buộc đối với các biên tập viên hay địa điểm giam giữ họ. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản cho biết ba người này đã dính dáng vào các hoạt động bất hợp pháp ở Trung Quốc đại lục, cảnh sát Hồng Kông cho biết.
EU kêu gọi phóng thích ngay lập tức
Nghị viện châu Âu đã ban hành một nghị quyết yêu cầu trả tự do ngay lập tức và đảm bảo an toàn cho các biên tập viên.
“Ngoài ra, trong nghị quyết cũng yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ tùy tiện, vì họ đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và xuất bản tại Hồng Kông”, theo một tuyên bố đưa ra tại cuộc họp quốc hội của Châu Âu, Deutsche Welle đưa tin.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích sự tham gia của EU, cho rằng vấn đề của Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc.
“Những thú nhận” được truyền hình 
Người thứ tư, biên tập viên Gui  Minhai của Mighty Curent, cũng đã biến mất hồi tháng 10 năm 2015 khi đang đi nghỉ ở Thái Lan, và sau đó xuất hiện trên truyền hình nhà nước Trung Quốc, dường như thú nhận “tội lỗi” của mình.
Gui đã xuất hiện hôm chủ nhật, ngày 17 tháng 1, trên truyền hình nhà nước Trung Quốc để thú nhận rằng đã bỏ trốn khỏi hiện trường của một vụ tai nạn xe hơi trong tháng 12 năm 2003 tại thành phố Ningo, làm chết một sinh viên 20 tuổi. Người ta đã nghi ngờ tính hợp pháp của video, một số cho biết mái tóc và áo của Gui khác nhau trong trình tự các cảnh, qua đó cho thấy video này đã được thực hiện bằng cách cắt dán nhiều khung cảnh riêng rẽ.
Biên tập viên thứ 5, quốc tịch Anh Lee Boo, đã gửi một thư tay cho cảnh sát tại Hồng Long trong tháng 12 năm 2015, mà đã bị từ chối yêu cầu đối thoại.
Sự biến mất của Lee tại Hồng Kông vào tháng 12 là do nhân viên an ninh Trung Quốc hoạt động tại cựu thuộc địa của Anh thực hiện.
Nếu được xác nhận hành động của các nhân viên Trung Quốc, thì vụ bắt cóc này là một sự vi phạm của nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” do Trung Quốc áp dụng từ năm 1997, khi lấy lại quyền kiểm soát  Hồng Kông từ người Anh.
William Nee, phát ngôn viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết các tiết lộ mới nhất của Bắc Kinh về việc tạm giữ ba biên tập viên ở một nơi không xác định ở Quảng Đông là không thỏa đáng.
“Các nhà chức trách Trung Quốc phải dừng ngay chiến lược của mình dựa trên trò gian xảo và phải đưa ra một lời giải thích đầy đủ và rõ ràng”, Nee nói.
Điều tra chính thức ở Tứ Xuyên 
Việc xác nhận bắt giữ 3 biên tập viên của Hồng Kông trùng hợp với những báo cáo được công bố vào hôm thứ Sáu cho biết các nhà chức trách Trung Quốc đã phát động một cuộc điều tra chính thức về tham nhũng chống lại cựu thống đốc tỉnh Tứ Xuyên, Ngụy Hoành (Wei Hong).
Ngụy đã bị cáo buộc trên truyền hình nhà nước Trung Quốc là không “trung thực” hay không “trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tứ Xuyên, một trong những nơi bị nhắm đến của cái gọi là chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lãnh đạo, đã từng là trung tâm quyền lực của cựu chiến lược gia an ninh Chu Vĩnh Khang. Ông này sau đó đã bị kết án tù chung thân vào năm 2015 vì tham nhũng. Ngụy đã là người đứng đầu của tổ chức đảng trong thành phố Ya’an trong nhiệm kỳ của Chu.

Chia sẻ bài viết này