Nhà xuất bản l’Archipel: Đây là cuốn sách thứ 6 nằm trong bộ sách “Đất nước và con người”. Trước đó, năm 2006 đã có cuốn “Tunisie – đất nước của những điều nghịch lý”, năm 2008: “Israel liệu có tồn tại?”, “Hussein, cha và con” và “Sống với người Trung Quốc”. Năm 2009 có cuốn “Sống với người Mỹ”.
Mục lục
Lời tựa………………………………………………………………tr 13
Đề dẫn…………………………………………………………………..tr 17
Lần đầu đi chơi tỉnh………………………………………………tr 21
Đường kẻ đỏ chói tai…………………………………………………tr 21
Đảo cán bộ……………………………………………………………tr 25
Thời luận nhỏ về một âm mưu lớn…………………………………tr 29
Ngoại ô cuối cùng, giới hạn đầu tiên………………………………tr 34
Đất cũ, thách thức mới……………………………………………..tr 37
Sống giữa hai cơn bão………………………………………….tr 43
Cơn bão chết người tầm thường………………………………….. tr 44
Hội An: ngập lụt hàng thế kỷ…………………………………….. tr 52
Quảng Ngãi: tàn phá bên bờ biển…………………………………tr 57
Mái trường thân yêu………………………………………….. tr 63
Trường tư nơi “hổng” trường công……………………………… tr 64
Trường công: thu chính, thu phụ……………………………….. tr 74
“Hối lộ hợp pháp”………………………………………………. tr 79
Ở bậc học cơ sở thế tốt rồi, lên trung học có thể làm tốt hơn…… tr 83
Công-Tư: trò ảo thuật cũ rích………………………………… tr 89
Thăng trầm một gia đình doanh nhân…………………………… tr 90
1975: Hà Nội gặp thị trường……………………………………. tr 95
Muốn cứu chế độ, phải cứu Nhà nước!…………………………………. tr 101
Công-Tư: tù mù………………………………………………… tr 104
Nền y tế thiếu đồng bộ ……………………………………. tr 111
Đời sống hai mặt của Hùng, một bác sĩ giỏi………………….. tr 112
Đau đớn và giải thoát…………………………………………. tr 116
“Bàn tay nhờn mỡ của công chức”………………………… tr 123
Những chân gỗ khó tránh và tốn kém…………………………. tr 124
Tuân thuyết phục các bạn ra sao?……………………………….tr 128
Nhà công vụ và bất động sản…………………………………..tr 134
Các yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình: tản quyền và mua chuộc cán bộ………………………………………………………………tr 137
Người ta cảm thấy gì và nghĩ gì?……………………………….tr 144
Trò chơi phong bì, ai được ai mất?……………………………..tr 149
Hiên, một trường hợp kết nạp đảng điển hình……………..tr 153
Tiếp cận và vận động kết nạp………………………………………tr 154
Kiểm tra và kết nạp………………………………………………..tr 158
Chi bộ đảng hoạt động như thế nào?……………………………….tr 165
Càng trong đảng, càng ít làm chính trị……………………………..tr 171
Quân đội: Nhà nước trong Nhà nước, Đảng trong Đảng……….. tr 179
Cán bộ dân sự học quân sự………………………………………….tr 179
Dịch vụ cho người nghèo và người “không nơi nương tựa”………..tr 184
Giải ngũ, tái vũ trang……………………………………………..tr 189
Lực lượng dân quân trong công sở, nhà máy…………………….tr 192
Tự chủ và làm ăn trong quân đội…………………………………tr 195
Tư nhân hoá một phần rất nhỏ các doanh nghiệp quân đội………tr 199
Rắc rối những đối tượng bất đồng chính kiến…………………….tr 202
Bạn của người có thể “xin lại cái quần đùi”………………………tr 205
Việc làm: “Tay làm hàm nhai”…………………………………tr 211
Chim non tìm tổ……………………………………………………tr 211
Kinh tế tư nhân hay phi chính thức?………………………………..tr 215
Việt Nam cũng có thất nghiệp………………………………………tr 223
Sống chui trong thành phố………………………………………….tr 226
Xuất khẩu lao động ư? Vay nợ đi trước đã!……………………………… tr 235
Mất đất!…………………………………………………………tr 243
Tam Đảo, nông dân rời ruộng……………………………………..tr 245
Một thày bói thạo tin giải toả………………………………………tr 250
Nông dân: một gương mặt điển hình, vinh quang và quen thuộc….tr 253
“Bỏ” nhà được đền bao nhiêu?…………………………………………………..tr 258
Nhà ở xã hội thành đối tượng đầu cơ……………………………….tr 261
Đất xanh bóng trắng…………………………………………………tr 265
Chiến lược vét đồ rơi vãi……………………………………………tr 271
Nhà đầu cơ dễ mến………………………………………………tr 275
Hệ thống chia phần: ăn mồi có tổ chức……………………………..tr 277
Hà Nội, sào huyệt của giới đầu cơ………………………………….tr 283
Tôn giáo: Trời hay đất?………………………………………………………tr 287
Một câu chuyện tôn giáo với hai nhát bào………………………..tr 288
Công giáo: Thoả hiệp và kháng cự………………………………..tr 292
Nhà thờ được người ngoại đạo ủng hộ…………………………….tr 296
Đạo phật bị chia nhỏ……………………………………………….tr 298
Sự quan liêu hoá thận trọng của các tôn giáo………………………tr 302
Thánh hoá chính trị…………………………………………………tr 305
Đầu óc phê phán và chế giễu dưới chế độ độc đảng……………tr 307
Giới trí thức mưu mẹo……………………………………………..tr 308
Ngôn từ nước đôi và trở mặt……………………………………….tr 313
Khi nhà báo muốn đưa tin………………………………………….tr 316
Khi tự kiểm duyệt làm tê liệt……………………………………….tr 323
Bà Anastasie trong những bộ đồ nhàu nát………………………… tr 328
Những kẻ chế nhạo………………………………………………… tr 333
“Người buôn gió”…………………………………………………..tr 338
Blog, bất đồng chính kiến, Trung Quốc: khi chính quyền thấy sợ……………………………………………………………… tr 343
Blog, “thông tấn xã vỉa hè”……………………………………….tr 344
Blog và Bloc (khối): sự kết hợp bất đồng chính kiến…………….tr 349
Những phiên toà bất công để sân khấu hoá sự bất công……………tr 353
Trên Internet, các “thế lực thù địch xúi giục bất ổn”………………tr 357
Bóng đen Trung Hoa, bùng nổ chủ nghĩa dân tộc………………….tr 360
Sợ vết dầu loang……………………………………………………tr 364
Sao cho 100 hình ảnh này lan xa!…………………………………..tr 369
Lời tựa
Lời kết mỉa mai của cuốn sách thật hay này chính là chìa khoá. Ban đầu tôi cũng tự hỏi không hiểu cái cảm giác về một sự rõ ràng, tươi mát, “mới mẻ” hoàn toàn khi đọc cuốn sách tìm hiểu thực tế Việt Nam này ở đâu ra. Câu trả lời hoá ra lại đơn giản: đó là do các tác giả đã hoàn toàn bỏ qua các định kiến, mà suy cho cùng các định kiến ấy là do tính chuộng ngoại lai mà ra. Chuộng ngoại lai hiểu cho đúng cũng là một dạng dối trá. Bao giờ cũng dối trá. Chính nó ve vãn và làm khách du lịch lạc lối.
Chúng ta hãy cùng nhớ tới những lời quảng cáo năm này qua năm khác mời gọi ta lên đường. Phần lớn những lời quảng cáo này đều có một tính hai mặt đáng ngờ. Đó chính là nghịch lý căn bản của mỗi chuyến đi, mỗi khám phá (rởm). Có thể tóm lại trong vài từ. Thứ mà chúng ta đi tận chân trời góc bể để kiếm tìm, thứ “ngoại lai” rởm ấy chẳng qua cũng chỉ là “đồ sơn” mà thôi. Cái cứ tưởng là “nơi khác” ấy khiến chúng ta bỏ tiền ra mua lời hứa hẹn trong các ca ta lô của các hãng lữ hành chuyên nghiệp, nó là một trò dối trá thô thiển nhằm đáp ứng một nhu cầu mà ta có thể tạm coi là chủ nghĩa tiêu thụ.
Cái chúng ta tìm kiếm một cách bản năng khi rời khỏi quê hương, khỏi thường nhật, khỏi môi trường quen thuộc, đó không chỉ là vẻ đẹp đặc thù của phong cảnh hay công trình. Chúng ta còn hy vọng sẽ có thêm chút gì thật là khác thường, một sự lạ nước lạ cái hoàn toàn, một sự “khác biệt” càng lớn càng tốt. Đi thăm chợ ả rập, phố Ấn độ hay đường mòn châu Phi, chúng ta muốn được sửng sốt trước những người đàn ông và đàn bà có cách sống khác, truyền thống khác và thế giới quan khác. Khác tuyệt đối.
Tất cả những sản phẩm báo chí nói về lữ hành chẳng qua cũng chỉ nhằm tụng ca một cách ít nhiều khéo léo về sự “khác biệt” này. Phụ nữ cao cổ ở Myanmar, thầy tu khổ hạnh ở Bénarès, người Inuit ở Groenland, nông dân còng lưng dưới ruộng ở Việt Nam: đó là sự lạ mà các hãng lữ hành mời chúng ta tận hưởng.
Vậy mà, cách nhìn thế giới như vậy là ngược lại với sự thật. Trước hết, cái mà chúng ta cho là đẹp như tranh thường là do tác động của nghèo đói. Cái mà chúng ta cho là thú vị (những đám đông chân trần lê bước ở châu Phi, những thành phố lúc nhúc loè loẹt, những bà nông dân còng lưng gánh củi, .v.v.), lại chính là nỗi khốn cùng của người trong cuộc. Trong cái cách mà khách du lịch lượn quanh các chợ nhòm ngó, máy ảnh nháy lia lịa, có chút gì đó hơi dã man.
Sau đó, phải thấy là cả thế giới đã thay đổi, nhất thể hoá, đô thị hoá và phát triển. Những cô bé chăn dê ở châu Phi ngày nay nghe nhạc techno bằng máy kỹ thuật số; sư sãi ở Việt Nam đi taxi và học vi tính; các dân tộc trên thế giới cũng, giống như chúng ta, muốn tham gia vào tất cả những gì gọi là toàn cầu và sự đơn điệu của nó. Sự tầm thường hoá hành tinh đương nhiên làm chúng ta không thoả được cơn khát ngoại lai. Nó làm ta bực bội. Nên ta cứ có xu hướng muốn giữ lại sự hư cấu về cái đẹp đẽ đã qua, nhốt người dân các xứ sở xa xôi trong nhà tù của sự khác biệt. Để đạt được mục đích ấy, ta sẽ lại sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng, còn giả hơn cả đề co sân khấu; ta sẽ quay phim như thể đó là một vườn bách thú màu sắc khổng lồ. Ta sẽ đòi các dân tộc phải giống y hệt ý ta.
Tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện được nghe ở châu Đại dương. Ở quốc đảo Fidji, chính phủ năm nào cũng yêu cầu nhân dân không mặc quần áo kiểu phương Tây trong mùa du lịch để khỏi làm khách thất vọng. Nói thế là đủ hiểu.
Thực ra nước nào cũng có nét ngoại lai đặc thù của mình và cả một bộ sưu tập các hình ảnh mà người ta thường quen gán cho nơi ấy. Đối với trường hợp Việt Nam, các hình ảnh định sẵn ấy trong đầu óc chúng ta có nhiều tầng nghĩa. Tất nhiên trong đó có những hình ảnh về vẻ đẹp rực rỡ của phong cảnh. Ngay cuối thế kỷ XIX, những người đầu tiên phát hiện ra Việt Nam đã mê đắm kể về những ruộng lúa bát ngát bao quanh là những rặng núi ẩn hiện trong mây. Họ tả về những ruộng lúa sắp xếp khéo léo như những tổ ong, phân cách đất và nước từng xăng ti mét một, tới tận chân trời; những ô bờ đê bằng đất sét bao lấy những người đàn bà oằn vai dưới sức nặng của chiếc đòn gánh; những động tác và nhịp điệu ấy – những chiếc gầu tưới mà hai người đàn ông đứng đối mặt cùng nhịp nhàng kéo nước, những con trâu bì bõm trong nước ngập tới nửa ống chân.
Bổ sung vào những tụng ca dai dẳng về vẻ đẹp địa lý – quả thật là không thể chối cãi -, qua thời gian còn có thêm những kỷ niệm về thời thực dân và các cuộc chiến tranh liên tiếp diễn ra sau đó. Lính Pháp, những cựu binh Đông Dương, đã góp phần lớn vào việc làm cho đất nước này có một sự “mê hoặc” đặc biệt. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ, vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, đã phát triển, và làm lan truyền, một nỗi nhớ Việt Nam lạ lùng và da diết. Thậm chí họ còn chế ra từ “namstalgie” để chỉ nỗi nhớ này. Qua bao năm lắng lại, tất cả những hình ảnh này cuối cùng đã tạo ra một Việt Nam tưởng tượng, một Việt Nam ảo trong đó đời sống của nhân dân ra sao, xã hội (thực) biến chuyển thế nào ít ai quan tâm. Phần lớn sách báo và sách hướng dẫn du lịch ở các nước phương Tây đều nói tới nước Việt Nam tưởng tượng này.
Trong khi đó, nước Việt Nam thật lại rất ít được biết đến – giống như phía kia của mặt trăng. Philippe Papin và Laurent Passicousset sẽ giúp chúng ta khám phá “mặt khuất” này. Để làm được như vậy họ có một thái độ bình tĩnh – thậm chí hài hước nhẹ nhàng – mà chỉ những người hiểu tường tận đất nước và ngôn ngữ này mới có được, mà những người như vậy đâu có nhiều.
Với tất cả những ai, giống như người viết những dòng này, yêu mến Việt Nam từ lâu nay, với những ai tưởng rằng mình có chút hiểu biết về đất nước này, có được cuốn sách này quả là duyên trời định, tuy nghe có vẻ nghịch lý. Khách quan nhưng uyên bác, xây dựng nhưng phê phán, những trang sách đưa ta thẳng đến thực tế, một thực tế trần trụi nhưng đáng say mê của một đất nước.
Jean-Claude Guillebaud
Đề dẫn
Với số dân 90 triệu và nằm ở giữa Đông Nam Á và Đông Á, có thể nói Việt Nam là một đất nước có vị thế quan trọng. Ấy thế mà còn nhiều điều về đất nước này mọi người vẫn chưa được biết. Nguyên nhân là do cách trở xa xôi, hẳn là vậy rồi, nhưng còn bởi những biến cố lịch sử gần đây đã dựng lên trước đất nước này một tấm màn chiếu phẳng không góc cạnh. Và người xem bị hút vào những hình ảnh nối tiếp nhau trên cái khuôn hình đó: nào là Đông Dương, nào là Điện Biên Phủ, nào là chiến tranh và bom na-pan, nào là những cảnh trực thăng Mỹ lượn đi lượn lại hay sự sụp đổ của chế độ Sài gòn. Tất nhiên người ta có thể làm cho cái màn hình này dịch chuyển, nhưng khi đó người ta lại thấy những hình ảnh khác hiện ra: một Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản dân tộc, hay những tấm áp phích tuyên truyền, và hình ảnh búa liềm. Khi những hình ảnh này trôi qua, một loạt những hình ảnh mới mẻ hơn, song chẳng kém phần biểu trưng và loá mắt lại xuất hiện.
Đằng sau tấm màn đó mới là một đất nước thực sự đang cựa mình. Dường như nó không thể được tiếp cận. Khi ta không biết ngôn ngữ của người dân bản địa thì đương nhiên việc giao tiếp với họ bị hạn chế. Còn những tiếp xúc nghề nghiệp mang tính hình thức xã giao, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà thôi. Khi chỉ đi lướt qua thì tất nhiên chẳng thể nào thấy được gì nhiều. Nhưng khi ta lưu lại đây lâu thì lại thấy quá nhiều điều đang diễn ra. Quả vậy, giờ nếu ta đặt câu hỏi đâu là xứ sở đang chuyển động, đang sôi lên sùng sục, đang đổi thay liên tục đến nỗi chẳng một ai có thể đưa ra được một nhận định chắc chắn, thì câu trả lời chính là Việt Nam. Từ khi Việt Nam mở cửa ra thế giới vào năm 1994, đất nước này chưa hề vượt qua được một chặng đường dài kì tích như người ta vẫn thường được nghe đi nghe lại quá nhiều. Mọi người đã quá quen với lề lối cũ, đến mức một thay đổi nhỏ nhất dù là trước đây hay bây giờ đều được xem như một sự đảo lộn. Điều đó cũng đúng ngay cả với những điều giản đơn nhất, chẳng hạn như: từ bỏ chiếc áo bông trấn thủ, chiếc mũ cối xanh hay đôi dép cao su Bác Hồ; việc thay chiếc mũ nồi xứ bas-kơ bằng chiếc mũ lưỡi trai kiểu Mỹ; việc mặc quần tất; sự xuất hiện của những chiếc váy in hoa hay những hoạ tiết nữ tính; và cả việc hạ những chiếc loa phóng thanh công cộng hay việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư đường; cuối cùng là quyền phát ngôn, quyền đi lại trong nước và ra nước ngoài…
Sự đồng nhất cách ăn mặc và lối nghĩ vốn đã làm người ta bối rối cách đây hai mươi năm giờ đây đã nhường chỗ cho những sắc thái và quan điểm đa dạng mà ngày nào cũng đập vào mắt ta. Quả thực là xã hội Việt Nam đã trở thành một cơ cấu phức hợp, góc cạnh hơn, nhất là trên phương diện kinh tế hay văn hoá, duy chỉ có hệ thống chính trị dường như có phần biến đổi chậm hơn. Xã hội Việt Nam đã lật qua một số trang cũ và đã viết thêm vài trang mới. Xã hội đó đã trở lại là một quần thể được cấu thành từ vô số những cá thể mà không dễ để ai đó làm phẳng đi. Nó khởi phát từ thành thị, từ nông thôn, từ bắc chí nam, cho tới miền trung, từ những miền đồng bằng và miền núi, từ những người giàu và người nghèo, từ lớp người trung lưu mới nổi, từ giới trẻ, từ người già, từ những cán bộ chính trị, những doanh nhân, rồi dân ghiền Internet. Hơn bao giờ hết, Việt Nam và người Việt Nam giờ đây đang chuyển hoá từ đơn thể sang đa thể. Khi ta chối bỏ sự đa dạng này, khi ta nhìn cuộc sống qua mặt phẳng được bào nhẵn và xem xét con người bằng những chiếc thước đo, ta sẽ không tránh khỏi sa vào cái mớ những sự khái quát và những lối nghĩ rập khuôn vốn đã được nghe đi nghe lại quá nhiều rồi: chúng tôi đã tập hợp tất cả những thứ đó, để thay lời kết luận cuốn sách này.
Ngay khi đọc những chương đầu của cuốn sách, độc giả sẽ hiểu ra rằng mục đích của chúng tôi không phải là chỉ ra phần nổi – bởi lẽ đó là những thứ chẳng mấy chốc sẽ được coi là chuyện dân gian ở những xứ sở xã hội chủ nghĩa nhiệt đới -, mà là thực sự giới thiệu những gì ở đằng sau tấm rèm. Những chuyện đó lại không hề xa lạ với chúng tôi. Chúng tôi đã lục lọi ở những chốn đó từ hai mươi năm nay và chúng tôi thậm chí nắm giữ cả chìa chính và chìa phụ để mở một vài cánh cửa (chúng tôi không có chìa để mở mọi cánh cửa).
Việc chúng tôi tìm cách tìm hiểu và miêu tả mọi người sống như thế nào giải thích những nỗ lực của chúng tôi để định lượng, để đếm, sắp xếp lại những thông tin mà chúng tôi đã thu thập trên thực tế, thuật lại những tình huống xác thực và những trải nghiệm cụ thể. Mối bận tâm đó của chúng tôi cũng minh chứng một điểu rằng tiêu chí duy nhất mà chúng tôi đã theo đuổi là nói những gì có thực dù ở mức độ nào đi nữa.
Dẫu sao, xét ở một góc độ khác thì đất nước này vẫn là một cơ cấu đơn nhất, một bức tường chắn vững chắc, một chiếc mỏ neo bám chặt vào đất và không lay chuyển: đó là chính thể một Đảng duy nhất. Đảng đó chưa bao giờ bị những xu hướng khác thẩm thấu, chưa bao giờ bị chia rẽ hay rạn nứt; và dù bản thân chính Đảng đó đang đứng trước nhu cầu phải thay đổi thì điều đó cũng không ngăn cản Đảng vạch ra cái vòng tròn để giới hạn những gì người ta có thể nói và có thể làm. Và thế là quyền lực tuyệt đối của Đảng đã thống nhất những sự khác nhau, từ cực này cho tới cực kia của đất nước, người ta không có sự lựa chọn nào khác là phải qui thuận theo. Người ta cũng không thể không tính đến sự tồn tại của Đảng, bởi lẽ sự ảnh hưởng của nó lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống thường ngày dù ở những mức độ khác nhau. Bởi vì con người ta không phải là những cỗ máy, cho nên mục đích thực sự của cuốn sách này là miêu tả chi tiết mối quan hệ, sự không tương thích cũng như nguyên lí giải thích tại sao cái cuộc sống hàng ngày này lại không hề diễn ra hoàn toàn đúng theo những gì mà ý chí chính trị mong muốn.
Ngay khi ta đề cập tới các vấn đề về chính trị, về nhà nước, về hệ thống kinh tế được tầng lớp lãnh đạo xã hội tạo dựng nhằm đảm bảo lợi ích lớn nhất cho mình, tất yếu ta sẽ nghe thấy những lời phê phán. Chúng tôi đã không hề né tránh những chỉ trích đó, bởi vốn dĩ chúng tôi luôn trung thành với nguyên tắc của mình là luôn theo sát những gì con người đã trải nghiệm, nhất là những ai ít được phát biểu nhất. Đó không chỉ là những lời bàn tán giễu cợt đâu đó vốn đã luôn tồn tại, mà là một luồng dư luận trái chiều thực sự, một luồng dư luận đang hình thành và đang có xu hướng tách ra thành nhóm. Nhóm này đang bị xử lí nghiêm khắc. Chúng ta lại không thể nhắm mắt làm ngơ và hành động như thể tất cả mọi người đều đồng tình với những diễn biến mới đây liên quan tới chính quyền.
Những lời chỉ trích chúng tôi đưa ra chẳng hề làm giảm đi chút nào những cảm mến của chúng tôi với Việt Nam. Đúng hơn, những ý kiến đó của chúng tôi đã minh chứng một điều rằng chúng tôi không hề coi thường những người dân của đất nước này. Cuối cùng chúng tôi cũng phải thú nhận rằng chúng tôi đã đắn đo rất nhiều khi viết ra những lời đó. Những do dự của chúng tôi có hai loại. Đối với loại thứ nhất, chúng tôi đã không nói ra, bằng cách thay đổi họ và tên, vì chúng liên quan tới sự bình yên của những người đã kể cho chúng tôi những chuyện nhạy cảm. Thế còn loại do dự thứ hai thì sao? Nói ra điều không hay hẳn không phải lúc nào cũng dễ nghe, dù là trong lĩnh vực chính trị. Chính lời nhận xét thẳng thắn sau đây của một người bạn gái Việt Nam – người mà chúng tôi đã tâm sự nói ra những e ngại của mình (cô cũng là người hiểu rõ mức độ kiểm duyệt cũng như cái giá của việc kiểm duyệt nội bộ ) – , đã giúp chúng tôi dẹp đi những do dự này: “Nếu các bạn không nói ra những điều đó, vậy ai sẽ nói ra đây ?”.
Philippe Papin và Laurent Passicousset
http://www.danchimviet.info/archives/43332/s%E1%BB%91ng-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t1/2011/10
3.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét