Bộ đội Việt Nam sẵn sàng ra mặt trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Trong khi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế của quân đội Việt Nam đang đến giai đoạn giành thắng lợi thì ngày 17/2/1979 Trung Quốc đưa quân tràn sang xâm lược suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu.
Tháng 2/1979, Bộ Quốc phòng lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công điều động Tiểu đoàn đặc công 27 và Tiểu đoàn 198 trở về nước nhận nhiệm vụ mới. Đồng thời Bộ điều động Tiểu đoàn đặc công 45 phối thuộc cho Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tham gia chiến đấu.
Quân dân địa phương phối hợp chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979
Tiểu đoàn đặc công 45 nhận nhiệm vụ chiến đấu ngay trong đêm 17/2, lên đường cơ động di chuyển hàng trăm km đến 22h ngày 19/2 tới vị trí tập kết.
Tiểu đoàn lúc đầu do đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, tiếp theo do thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có các cán bộ chỉ huy đặc công của Quân khu 1 và Bộ tư lệnh đặc công.
Tại vị trí tập kết, khí thế của cán bộ chiến sĩ ngùn ngụt nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn trước tình thế nhận lệnh chiến đấu gấp, thời gian chuẩn bị gần như không có; địa bàn tác chiến mới lạ; di chuyển quãng đường dài khiến sức khỏe giảm sút.
Ta cũng chưa rõ trình độ và khả năng chiến đấu của đối phương. Hơn nữa Tiểu đoàn 45 là đơn vị mới thành lập, chưa từng tham gia chiến đấu thực tế trận nào nên còn thiếu kinh nghiệm.
5h sáng ngày 20/2, toàn lực lượng của tiểu đoàn đã khẩn trương vào vị trí, triển khai đào hầm hào, công sự chiến đấu.
Trong đợt 1, từ ngày 20/2 đến 4/3, tiểu đoàn thực hiện đánh phòng ngự giữ chốt lựa thời cơ phản kích nhanh nhằm tạo thế cho đợt chiến đấu thứ 2.
Trong đợt 2, từ 8/3- 14/3, các chiến sĩ của tiểu đoàn triển khai trinh sát 4 điểm, đánh 2 trận, phục kích 1 trận, tập kích 1 trận.
Ngày 10/3 thiếu úy Đào Văn Quân - chính trị viên phó đại đội vừa chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu tổ chức lực lượng luồn sâu đánh hiểm bám theo quốc lộ 3.
Tiểu đoàn chia 3 mũi phối hợp với dân quân bí mật áp sát phục kích địch ở khu vực đồi Nả Cay.
Mật phục tới khi đoàn xe hàng chục chiếc chở quân và đạn tên lửa H12 của địch lọt vào tầm bắn, lệnh công kích phát ra, lính đặc công tiểu đoàn 45 đồng loạt khai hỏa bằng súng AK, B41, lựu đạn, thủ pháo và cối 82 ly.
Cả đoàn xe cơ giới gần 20 chiếc của đối phương bị đánh tan tác, gần 200 tên địch bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu.
Ngay lúc đó, phát hiện có lực lượng địch đóng chốt tại khu vực đồi Thiên Văn, Yên Ngựa bỏ chạy leo lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị tập kích, nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh.
Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa.
Đây thực sự là một trận xuất sắc của đặc công tiểu đoàn 45. Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch kịp phản ứng thì cả đơn vị đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết an toàn.
Bộ đội Việt Nam hành quân lên chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979
Phát huy thắng lợi, tiểu đoàn tiếp tục lập kế hoạch bí mật tổ chức tập kích địch tại khu vực đường số 4. Từ 15/3 đến 17/3, tiểu đoàn bám trụ huy động lực lượng truy kích đối phương trên đường rút chạy.
Xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc bị quân dân ta bắn cháy ở Cao Bằng
Cuối tháng 2/1979, trước tình hình khẩn cấp nơi biên giới, Tổng Tham mưu trưởng quyết định điều động Tiểu đoàn 47 Quân khu 7 về trực thuộc Mặt trận 479 và Tiểu đoàn 406 Quân khu 5 về trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Tiểu đoàn 44 ở lại thuộc đội hình Quân đoàn 4.
Nhận lệnh của Bộ, ngày 1/3, Trung đoàn 198b hành quân gấp về nước tăng cường cho Quân khu 1.
Tiếp đó, tháng 6/1979, Bộ điều động Trung đoàn đặc công 113 đang ở chiến trường Campuchia về nước làm lực lượng cơ động của Bộ. Tiểu đoàn 45 đã sáp nhập và Trung đoàn 113.
Lính Trung Quốc xâm lược phá hoại cơ sở hạ tầng các tỉnh biên giới của Việt Nam
Theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 12/1979, Tiểu đoàn 1a và Đoàn A54, Đoàn S74 hoạt động ở phía Tây được lệnh về nước, trực thuộc Đoàn 1 Bộ Tư lệnh Đặc công.
Như vậy là đến cuối năm 1979, lực lượng cơ động chiến đấu của Binh chủng Đặc công ở Campuchia đã về nước làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc.
Khi chiến sự biên giới phía Bắc bùng nỏ, Bộ Tư lệnh đặc công đã nhanh chóng triển khai nắm đối tượng tác chiến mới trên các hướng, các địa hình, xây dựng thế đánh linh hoạt của đặc công.
Chuyển toàn bộ hoat động của binh chủng vào thời chiến, xây dựng lực lượng luồn sâu đánh hiểm. Đáp ứng yêu cầu chiến đấu, cho đến cuối năm 1979 ở tất các quân khu đều đã tổ chức phòng đặc công, mỗi quân khu có 1 tiểu đoàn đặc công.
Ngày 21/8/1979, Bộ trưởng Quốc phòng ký quyết định thành lập Trung đoàn đặc công nước 820
(Bài có sử dụng tư liệu Lịch sử Bộ đội đặc công QĐND Việt Nam 1945-2007 và Không được đụng đến Việt Nam)
theo Infonet
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét