(Tin tức 24h)- Báo Mỹ tiếp tục hé lộ kế hoạch B của nước này trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra.
Mỹ tính xây căn cứ dự phòng đối phó với Trung Quốc
Ngày 25/2, trang mạng Nationalinterest. Org của Mỹ đưa tin, trong một tài liệu năm 2015, Tổng công ty RAND, nhóm chuyên gia cố vấn có uy tín đã được Lầu Năm Góc thành lập sau Chiến tranh Thế giới II lưu ý rằng, trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công lớn hơn và kéo dài sẽ khiến những vũ khí cứng rắn nhất cũng có thể bị tàn phá, gây thiệt hại lớn về máy bay và đóng cửa kéo dài đối với các sân bay.
Theo như tài liệu này, căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, do vị trí địa lý tương đối gần nên nó sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái đã công khai tuyên bố, tên lửa đạn đạo DF-26 của họ có thể tấn công đến tận căn cứ không quân Andersen ở Guam, cách Trung Quốc đại lục gần 3.000 dặm. Andersen và Kadena là hai trong các căn cứ quân sự lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Mỹ ở nước ngoài.
Trước những hạn chế nhìn thấy rõ, Không quân Mỹ đã chuyển chiến lược sang bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng. Trong đó, Tinian, một hòn đảo nhỏ, nằm gần đảo Guam là một lựa chọn trong phương án B của Không quân Mỹ.
Ngày 10/2 vừa qua, không quân Mỹ thông báo đã chọn Tinian như một điểm trung chuyển trong trường hợp các căn cứ không quân lớn như Andersen, Guam hoặc các căn cứ ở vị trí tây Thái Bình Dương bị hạn chế, hoặc bị từ chối.
Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2017, Washington yêu cầu bổ sung 9 triệu USD để mua thêm 17,5 mẫu đất trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng bay và các sáng kiến tập trận.
Sân bay ở Tinian có thể tổ chức khoảng 12 máy bay tiếp dầu và đội ngũ nhân viên hỗ trợ liên quan đến hoạt động chuyển hướng.
Đánh giá về kế hoạch dự phòng của Lầu Năm Góc, nhà phân tích quốc phòng Alan Vick cho rằng, luân chuyển máy bay trên các địa điểm khác nhau tạo ra nhiều cơ sở vật chất và điều hành, giúp tăng cường an toàn bay trong điều kiện thời tiết xấu hay các tình huống khẩn cấp.
Việc phân tán này cũng làm tăng số lượng các sân bay mà đối phương phải theo dõi và có thể gây khó khăn cho hoạt động nhắm mục tiêu. Nếu xảy ra xung đột, kẻ thù phải huy động nguồn lực lớn để tấn công trên nhiều địa điểm khác nhau.
Ngoài ra, các cơ sở dự phòng sẽ cung cấp thêm nhiều đường băng cho máy bay cất cánh chống lại đối phương.
Nhiều kịch bản xung đột Mỹ - Trung Quốc
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên kịch bản chiến tranh xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc được các đại diện từ phía Washington đưa ra.
Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước.
Bí mật này được giữ kín trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã được "hâm nóng" trong năm 2012 sau khi Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Kịch bản chiến tranh quy mô lớn với Trung quốc là công sức của rất nhiều các chuyên gia Lầu Năm Góc. Họ đã cộng tác cùng nhau trong gần 20 năm để xây dựng lên kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc, và tất nhiên là chỉ khi Trung Quốc gây chiến trước.
Để triển khai cuộc phản công, Mỹ sẽ ưu tiên “hủy diệt các hệ thống radar và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc xây dựng để chống lại các chiến hạm của Mỹ”.
Cũng theo kế hoạch, lực lượng “tiên phong” trong những giờ đầu của cuộc chiến gồm các máy bay ném bom chiến lược tàng hình và tàu ngầm của Quân đội Mỹ. Sau đó, sẽ là các cuộc tập kích với quy mô lớn từ biển và không mà Lầu Năm Góc gọi đó là "học thuyết không - hải chiến".
Ngày 25/2, trang mạng Nationalinterest. Org của Mỹ đưa tin, trong một tài liệu năm 2015, Tổng công ty RAND, nhóm chuyên gia cố vấn có uy tín đã được Lầu Năm Góc thành lập sau Chiến tranh Thế giới II lưu ý rằng, trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công lớn hơn và kéo dài sẽ khiến những vũ khí cứng rắn nhất cũng có thể bị tàn phá, gây thiệt hại lớn về máy bay và đóng cửa kéo dài đối với các sân bay.
Theo như tài liệu này, căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, do vị trí địa lý tương đối gần nên nó sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái đã công khai tuyên bố, tên lửa đạn đạo DF-26 của họ có thể tấn công đến tận căn cứ không quân Andersen ở Guam, cách Trung Quốc đại lục gần 3.000 dặm. Andersen và Kadena là hai trong các căn cứ quân sự lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Mỹ ở nước ngoài.
Báo Mỹ tiếp tục hé lộ kế hoạch B của nước này trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra.
Trước những hạn chế nhìn thấy rõ, Không quân Mỹ đã chuyển chiến lược sang bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng. Trong đó, Tinian, một hòn đảo nhỏ, nằm gần đảo Guam là một lựa chọn trong phương án B của Không quân Mỹ.
Ngày 10/2 vừa qua, không quân Mỹ thông báo đã chọn Tinian như một điểm trung chuyển trong trường hợp các căn cứ không quân lớn như Andersen, Guam hoặc các căn cứ ở vị trí tây Thái Bình Dương bị hạn chế, hoặc bị từ chối.
Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2017, Washington yêu cầu bổ sung 9 triệu USD để mua thêm 17,5 mẫu đất trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng bay và các sáng kiến tập trận.
Sân bay ở Tinian có thể tổ chức khoảng 12 máy bay tiếp dầu và đội ngũ nhân viên hỗ trợ liên quan đến hoạt động chuyển hướng.
Đánh giá về kế hoạch dự phòng của Lầu Năm Góc, nhà phân tích quốc phòng Alan Vick cho rằng, luân chuyển máy bay trên các địa điểm khác nhau tạo ra nhiều cơ sở vật chất và điều hành, giúp tăng cường an toàn bay trong điều kiện thời tiết xấu hay các tình huống khẩn cấp.
Việc phân tán này cũng làm tăng số lượng các sân bay mà đối phương phải theo dõi và có thể gây khó khăn cho hoạt động nhắm mục tiêu. Nếu xảy ra xung đột, kẻ thù phải huy động nguồn lực lớn để tấn công trên nhiều địa điểm khác nhau.
Ngoài ra, các cơ sở dự phòng sẽ cung cấp thêm nhiều đường băng cho máy bay cất cánh chống lại đối phương.
Nhiều kịch bản xung đột Mỹ - Trung Quốc
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên kịch bản chiến tranh xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc được các đại diện từ phía Washington đưa ra.
Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước.
Bí mật này được giữ kín trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã được "hâm nóng" trong năm 2012 sau khi Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Kịch bản chiến tranh quy mô lớn với Trung quốc là công sức của rất nhiều các chuyên gia Lầu Năm Góc. Họ đã cộng tác cùng nhau trong gần 20 năm để xây dựng lên kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc, và tất nhiên là chỉ khi Trung Quốc gây chiến trước.
Để triển khai cuộc phản công, Mỹ sẽ ưu tiên “hủy diệt các hệ thống radar và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc xây dựng để chống lại các chiến hạm của Mỹ”.
Cũng theo kế hoạch, lực lượng “tiên phong” trong những giờ đầu của cuộc chiến gồm các máy bay ném bom chiến lược tàng hình và tàu ngầm của Quân đội Mỹ. Sau đó, sẽ là các cuộc tập kích với quy mô lớn từ biển và không mà Lầu Năm Góc gọi đó là "học thuyết không - hải chiến".
Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Các luận cứ ủng hộ việc lên kế hoạch kịch bản tấn công Trung Quốc là sự “thay đổi” từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ đã nhận ra một thực tế rằng, Trung quốc đã tăng chi tiêu cho quân đội lên đến 180 tỷ USD và luận cứ cuối cùng là Trung quốc đã trở thành kẻ “gây hấn” trên Biển Đông trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, một phần kịch bản này chỉ là trò tâm lý chiến mà phía Washington muốn gây áp lực lên Bắc Kinh.
“Chúng tôi muốn gây áp lực cho các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc khi thực hiện kế hoạch dài hạn. Để triệt tiêu những ý định thách thức chúng tôi", một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết.
Trong khi đó ông Pavel Kamennov thuộc viện nghiên cứu Viễn Đông thì khẳng định: “Quân đội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhất thiết phải phát triển phương án phù hợp để chống lại kẻ thù tiềm năng của mình. Nhưng Trung quốc vẫn còn kém quá xa so với Mỹ và cuộc xung đột sẽ là một thảm họa”.
Hồi tháng 6/2015, phát biểu tại Lầu Năm Góc, nhà tương lai học Peter Singer cũng đã đưa ra lời cảnh báo giới lãnh đạo quân sự Mỹ rằng vấn đề an ninh mạng sẽ làm bùng nổ chiến tranh với Trung Quốc trong thời gian gần.
Theo ông Singer, một ngày nào đó, các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ sẽ bị nổ tung trên bầu trời do sử dụng các vi mạch mà Trung Quốc sản xuất. Trong khi đó, tin tặc Trung Quốc có thể dễ dàng truy cập vào các cơ quan tình báo của quân đội Mỹ.Ngoài ra, binh sĩ Trung Quốc sẽ còn tấn công đánh chiếm đảo Hawaii.
Ông Singer nhận định, lỗ hổng lớn nhất của quân đội nước này là dễ dàng bị tấn công mạng. Đây cũng là lý do khiến cơ hội giành chiến thắng trước Trung Quốc bị giảm đáng kể. Bằng chứng là tin tặc Trung Quốc từng đột nhập vào hệ thống máy tính của Nhà Trắng, đánh cắp các bản kế hoạch của ngành công nghiệp quốc phòng và hàng triệu tập tài liệu bí mật của chính phủ Mỹ.
Lâu nay, giới chức Mỹ cũng đã cảnh báo nguy cơ về cuộc chiến "Trân Châu Cảng trên mạng", khiến chính quyền Tổng thống Obama âm thầm tìm cách giảm thiểu rủi ro.
Rõ ràng, trong lúc Trung Quốc đang tiến hành nhiều hoạt động gây hấn trong khu vực biển Đông, chính quyền Tổng thống Obama đã có những toan tính và chuẩn bị phương án đối phó với Bắc Kinh từ trước để hạn chế đến mức thấp nhất những thất bại có thể xảy ra trong các kế hoạch tác chiến.
Trung Dũng / dvo (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét