Họa sĩ Nguyễn Quân và tôi quen nhau từ 1976. Cuốn sách đầu tiên của tôi là tập SỔ TAY TRUYỆN NGẮN in ra 1980 được anh Quân có bài giới thiệu rất kỹ càng trênVăn Nghệ Quân đội. Nay cuốn sách cuối cùng của tôi tính đến thời điểm này ra mắt bạn đọc, tôi mang sách tới nhờ Quân đọc hộ và anh lại có bài giới thiệu dưới đây trên Lao động cuối tuần, tôi đọc thấy bạn rất hiểu mình, nên cũng đưa lại theo bản mà anh Quân gửi cho bằng email.
Trong bản thảo dưới đây có một chi tiết không đúng, tôi xin đính chính lại. Anh Quân viết rằng "sách bán chạy và sẽ tái bản ngay." Lúc trò chuyện tôi chỉ nói với anh Quân rằng NCTTLHĐđược in ra lần đầu 2009, nay được tái bản. Nhưng Quân nghe nhầm, nên viết như trên. Vậy chúng tôi xin cáo lỗi và mong bạn đọc hiểu cho vì chúng tôi nay đều thuộc loại sức nghe đã kém, khi nói chuyện với nhau phải rất chăm chú, vừa nghe vừa đoán và không ngại hỏi lại, ấy thế mà vẫn cứ có những sai lạc!.
Năm ngoái quà cuối năm cho dân Thành Phố chúng tôi là quảng trường đi bộ đúng là ‘thênh thang lộng gió’ từ sông Sài Gòn tới tòa thị chính .Năm nay quà cuối năm là đường sách cạnh Vương cung thánh đường và tòa nhà bưu điện cổ kính. Đường sách lập tức trở thành một địa chỉ văn hóa, hơn nữa một không gian kiểu tương tác ‘văn hóa đọc’, đô thị mới mẻ. Một loạt các cuộc giao lưu, tọa đàm, giới thiệu, ký tặng sách, triển lãm sách, báo cổ, đấu giá và sưu tầm…được đón nhận.
Từ món quà chung to ấy phần riêng quý cho tôi là tập phiếm luận của nhà nghiên cứu văn hóa/ phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Với cái bìa rất hoạt kê và cái tên rất nghiêm trọng "Những chấn thương tâm lý hiện đại". Những ngày cuối năm có mấy cái thú trong đó có cái thú mua sắm trang hoàng nhà ở và trước đó là dọn dẹp, xăm soi, tỷ mẫn từng cạnh ngách mọi đồ nội dụng, gầm giường, khe tủ, chăn gối, bình lọ, đồ thờ, xoong chảo, gía sách tới mọi thứ ‘chổi cùn rế rách’ …Sau đó cái thú nằm khàn đọc sách (lãng mạn thì thưởng hoa, thâm thúy thì thưởng trà, năng động thì tiệc tùng, cúng vái…). Bật máy lạnh, kê gối cao, đèn sáng vừa đủ đô, tôi nhâm nhi "Những chấn thương…" mà thấy thoải mái tâm trí. Nhớ khi xưa có mục Dọn vườn, tiếp nối những mục nhổ cỏ vườn văn xưa hơn nữa, chẳng phải vạch lá tìm sâu đôi khi cũng là cái thú như phân loại rác hiện đại sao. Dọn vườn văn chương là bắt bệnh và làm đẹp văn chương, dọn vườn phân loại rác tâm lý đám đông cũng là chuẩn bệnh và làm đẹp xã hội. Có lẽ Vương Trí Nhàn tâm huyết với những điều Trần Đại Nghĩa nói từ năm 1976 rằng phải hiện đại hóa giao thông và thông tin (minh bạch) và phải nghiên cứu ‘tâm lý xã hội’. Không nắm được (một cách khoa học) tâm lý nhân dân , quần chúng, đám đông thì không thể quản lý, thúc đẩy tiến bộ xã hội.(trg200).
Từ những năm 1990 Vương Trí Nhàn chuyển từ văn học sang văn hóa với loạt bài nổi tiếng gây tranh cãi về ‘Thói hư tật xấu của người Việt’-theo kiểu như ‘Tự chỉ trích’ cái ‘Người Việt xấu xí’ mà các chí sĩ tiền chiến từng làm trên ngôn luận. Mặt khác đoản văn,tạp văn, tạp luận nhàn đàm, phiếm đàm, văn báo chí nói chung và các thể loại ‘nhỏ’như du kí, sách hường dẫn các loại, sách học làm người, làm giầu, dậy kỹ năng, tự truyện , hồi ký,ký sự , bút ký, viễn tưởng, kinh dị trinh thám, truyền thông khoa học và thể thao, nghệ thuật và ẩm thực…đã làm cho thị trường sách, văn văn hóa đọc nước ta phong phú lên rất nhiều và riêng với văn chương hình như các thể loại ‘nhỏ’ lên ngôi , bùng nổ lấn át các thể loại ‘truyền thống’. Với tôi là người hình thức chủ nghĩa / duy mỹ thì sư riêng biệt của giọng điệu câu văn, tính khí người viết, màu sắc cảm xúc, góc nhìn , cách xoay sở các hệ quy chiếu khi tư biện thảo luận…quan trọng hơn ‘chủ đề ,nội dung, vấn đề, đúc kết/ luận’ vốn là những thứ ‘biết rồi khổ lắm nói mãi’. Tôi đánh gíá cao tác giả và cuốn sách vì cái riêng biệt này. Nếu như khi bàn về thói hư tật xấu cuả người Việt ông tầm chương trích cú, róng riết, nghiêm khắc, trì chiết và nhiều khi nói ‘như đinh đóng cột’, chằng buộc người đọc bằng cách viện dẫn các sách, các cụ xưa thì lần này ông vẫn tẩn mẩn, kĩ/ khó tính mà hiền hậu, khoan dung hơn khiến người đọc thành người đối thoại thảnh thơi, và thư giãn mà tiếp chuyện. Một thứ nhàn đàm ‘mua vui’, ‘cho vui’ của những người thích sự thâm thúy.(có lẽ vì thế mà thành sách bán chạy và sắp tái bản ngay.) Mắt kính nhà tâm lý học đám đông là hai tròng: Luôn nhìn sự vật cụ thể tản mạn khi tỏ khi mờ bằng con mắt người cao tuổi nhiều kinh nghiệm và thói quen thị gíac mà người trẻ không có. Và đồng thời nhìn nó đã được khúc xạ qua lăng kính cuả các nhà văn mà tác giả tâm giao, như thuộc nằm lòng. Trong cuộc phiếm đàm gọn nhẹ không bông lơn mà nghiêm trang về văn hóa ông dùng ba ‘thủ pháp kinh điển’ của trò chuyện là lấy xưa nói nay, lấy ngoài nói trong, lấy người nói ta. Từ cô ô sin tới anh đại gia giầu sổi cùng có tâm lý tạm bợ vô trách nhiệm như nhau. Anh rải đinh khiến người ta té ngã chết con chỉ vì cần tiền nuôi mẹ ốm giống anh bẻ đinh vít đường tầu, xúc cát đá công cộng vì mình không ‘vặt’ thì bọn chúng cũng vặt. Anh cán bộ tham nhũng lý sự kiểu danh tướng công thần Trần Khánh Dư rằng: tướng như chim ưng dân như vịt, lấy vịt nuôi ưng thì có gì lạ .Rồi tác giả cay đắng trích dẫn B. Russel ‘Đọc sử để biết sử ngu xuẩn cuả quá khứ,nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại.” (trg 150). Cái tâm lý hiện đại ‘Việc gì làm ra tiền là có quyền làm. Không có pháp luật,không có lương tâm tự trọng gì hết !’ có liên hệ gốc rễ với triết lý thời chiến : ‘Chiến tranh cho phép làm tất cả miễn là chiến thắng’. Để rồi tác giả cảm thán bao trùm về cả thế hệ vinh quang của mình rằng “nghĩ mình công ít tội nhiều!”(tg 164…). Về vô số nét tâm lý khác từ ưa nói dối, gian manh, trơ tráo, háo danh, ganh ghét, nghiệp dư, học đòi, mê tín, lười biếng, sùng ngoại, sĩ diện hão, thù vặt, thù dai,tàn ác một cách ngu mội, a dua vô thức…tác giả đều mời cùng ta cầm lấy một vụ việc, hành vi cụ thể rồi xoay nó dưới mấy thứ lăng kính trên như xoay khối rubich mà rất khó có được một mặt đồng mầu. Thảo luận trí tuệ thú vị cũng có thể chỉ là một thú tiêu khiển cho đỡ buồn tay. Cũng chả làm sao.
Cái lạ là dọn vườn quét rác tâm lý tùm lum như vậy mà đọc xong chả thấy bi quan, bị chấn thương gì, không thấy cuộc đời hiện đại của mình là nhầy nhụa đen tối hơn xưa, hơn nơi khác, hơn người ta…mà cũng bình thường thôi. Bởi rác ấy, chấn thương ấy xưa đã có, đâu cũng có, người ta cũng có…nó chỉ là câu chuyện nhân văn. Đọc rồi cứ muốn cảm ơn tác giả cho mình lý cớ để vui đón xuân khi lý sự (cùn) rằng nhà nghèo kiết xác thì lấy đâu ra rác, ngu đần thì sao không chất phác, không muốn sạch hơn thì sao thấy bẩn, không mong đẹp hơn thì sao biết xấu…. vv và vv. Thế gọi là thể phiếm đàm có ích.
Laoxao 472 Quà cuối năm “… tâm lý hiện đại”*
Nguyễn Bỉnh Quân
Nguyễn Bỉnh Quân
Năm ngoái quà cuối năm cho dân Thành Phố chúng tôi là quảng trường đi bộ đúng là ‘thênh thang lộng gió’ từ sông Sài Gòn tới tòa thị chính .Năm nay quà cuối năm là đường sách cạnh Vương cung thánh đường và tòa nhà bưu điện cổ kính. Đường sách lập tức trở thành một địa chỉ văn hóa, hơn nữa một không gian kiểu tương tác ‘văn hóa đọc’, đô thị mới mẻ. Một loạt các cuộc giao lưu, tọa đàm, giới thiệu, ký tặng sách, triển lãm sách, báo cổ, đấu giá và sưu tầm…được đón nhận.
Từ món quà chung to ấy phần riêng quý cho tôi là tập phiếm luận của nhà nghiên cứu văn hóa/ phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Với cái bìa rất hoạt kê và cái tên rất nghiêm trọng "Những chấn thương tâm lý hiện đại". Những ngày cuối năm có mấy cái thú trong đó có cái thú mua sắm trang hoàng nhà ở và trước đó là dọn dẹp, xăm soi, tỷ mẫn từng cạnh ngách mọi đồ nội dụng, gầm giường, khe tủ, chăn gối, bình lọ, đồ thờ, xoong chảo, gía sách tới mọi thứ ‘chổi cùn rế rách’ …Sau đó cái thú nằm khàn đọc sách (lãng mạn thì thưởng hoa, thâm thúy thì thưởng trà, năng động thì tiệc tùng, cúng vái…). Bật máy lạnh, kê gối cao, đèn sáng vừa đủ đô, tôi nhâm nhi "Những chấn thương…" mà thấy thoải mái tâm trí. Nhớ khi xưa có mục Dọn vườn, tiếp nối những mục nhổ cỏ vườn văn xưa hơn nữa, chẳng phải vạch lá tìm sâu đôi khi cũng là cái thú như phân loại rác hiện đại sao. Dọn vườn văn chương là bắt bệnh và làm đẹp văn chương, dọn vườn phân loại rác tâm lý đám đông cũng là chuẩn bệnh và làm đẹp xã hội. Có lẽ Vương Trí Nhàn tâm huyết với những điều Trần Đại Nghĩa nói từ năm 1976 rằng phải hiện đại hóa giao thông và thông tin (minh bạch) và phải nghiên cứu ‘tâm lý xã hội’. Không nắm được (một cách khoa học) tâm lý nhân dân , quần chúng, đám đông thì không thể quản lý, thúc đẩy tiến bộ xã hội.(trg200).
Từ những năm 1990 Vương Trí Nhàn chuyển từ văn học sang văn hóa với loạt bài nổi tiếng gây tranh cãi về ‘Thói hư tật xấu của người Việt’-theo kiểu như ‘Tự chỉ trích’ cái ‘Người Việt xấu xí’ mà các chí sĩ tiền chiến từng làm trên ngôn luận. Mặt khác đoản văn,tạp văn, tạp luận nhàn đàm, phiếm đàm, văn báo chí nói chung và các thể loại ‘nhỏ’như du kí, sách hường dẫn các loại, sách học làm người, làm giầu, dậy kỹ năng, tự truyện , hồi ký,ký sự , bút ký, viễn tưởng, kinh dị trinh thám, truyền thông khoa học và thể thao, nghệ thuật và ẩm thực…đã làm cho thị trường sách, văn văn hóa đọc nước ta phong phú lên rất nhiều và riêng với văn chương hình như các thể loại ‘nhỏ’ lên ngôi , bùng nổ lấn át các thể loại ‘truyền thống’. Với tôi là người hình thức chủ nghĩa / duy mỹ thì sư riêng biệt của giọng điệu câu văn, tính khí người viết, màu sắc cảm xúc, góc nhìn , cách xoay sở các hệ quy chiếu khi tư biện thảo luận…quan trọng hơn ‘chủ đề ,nội dung, vấn đề, đúc kết/ luận’ vốn là những thứ ‘biết rồi khổ lắm nói mãi’. Tôi đánh gíá cao tác giả và cuốn sách vì cái riêng biệt này. Nếu như khi bàn về thói hư tật xấu cuả người Việt ông tầm chương trích cú, róng riết, nghiêm khắc, trì chiết và nhiều khi nói ‘như đinh đóng cột’, chằng buộc người đọc bằng cách viện dẫn các sách, các cụ xưa thì lần này ông vẫn tẩn mẩn, kĩ/ khó tính mà hiền hậu, khoan dung hơn khiến người đọc thành người đối thoại thảnh thơi, và thư giãn mà tiếp chuyện. Một thứ nhàn đàm ‘mua vui’, ‘cho vui’ của những người thích sự thâm thúy.(có lẽ vì thế mà thành sách bán chạy và sắp tái bản ngay.) Mắt kính nhà tâm lý học đám đông là hai tròng: Luôn nhìn sự vật cụ thể tản mạn khi tỏ khi mờ bằng con mắt người cao tuổi nhiều kinh nghiệm và thói quen thị gíac mà người trẻ không có. Và đồng thời nhìn nó đã được khúc xạ qua lăng kính cuả các nhà văn mà tác giả tâm giao, như thuộc nằm lòng. Trong cuộc phiếm đàm gọn nhẹ không bông lơn mà nghiêm trang về văn hóa ông dùng ba ‘thủ pháp kinh điển’ của trò chuyện là lấy xưa nói nay, lấy ngoài nói trong, lấy người nói ta. Từ cô ô sin tới anh đại gia giầu sổi cùng có tâm lý tạm bợ vô trách nhiệm như nhau. Anh rải đinh khiến người ta té ngã chết con chỉ vì cần tiền nuôi mẹ ốm giống anh bẻ đinh vít đường tầu, xúc cát đá công cộng vì mình không ‘vặt’ thì bọn chúng cũng vặt. Anh cán bộ tham nhũng lý sự kiểu danh tướng công thần Trần Khánh Dư rằng: tướng như chim ưng dân như vịt, lấy vịt nuôi ưng thì có gì lạ .Rồi tác giả cay đắng trích dẫn B. Russel ‘Đọc sử để biết sử ngu xuẩn cuả quá khứ,nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại.” (trg 150). Cái tâm lý hiện đại ‘Việc gì làm ra tiền là có quyền làm. Không có pháp luật,không có lương tâm tự trọng gì hết !’ có liên hệ gốc rễ với triết lý thời chiến : ‘Chiến tranh cho phép làm tất cả miễn là chiến thắng’. Để rồi tác giả cảm thán bao trùm về cả thế hệ vinh quang của mình rằng “nghĩ mình công ít tội nhiều!”(tg 164…). Về vô số nét tâm lý khác từ ưa nói dối, gian manh, trơ tráo, háo danh, ganh ghét, nghiệp dư, học đòi, mê tín, lười biếng, sùng ngoại, sĩ diện hão, thù vặt, thù dai,tàn ác một cách ngu mội, a dua vô thức…tác giả đều mời cùng ta cầm lấy một vụ việc, hành vi cụ thể rồi xoay nó dưới mấy thứ lăng kính trên như xoay khối rubich mà rất khó có được một mặt đồng mầu. Thảo luận trí tuệ thú vị cũng có thể chỉ là một thú tiêu khiển cho đỡ buồn tay. Cũng chả làm sao.
Cái lạ là dọn vườn quét rác tâm lý tùm lum như vậy mà đọc xong chả thấy bi quan, bị chấn thương gì, không thấy cuộc đời hiện đại của mình là nhầy nhụa đen tối hơn xưa, hơn nơi khác, hơn người ta…mà cũng bình thường thôi. Bởi rác ấy, chấn thương ấy xưa đã có, đâu cũng có, người ta cũng có…nó chỉ là câu chuyện nhân văn. Đọc rồi cứ muốn cảm ơn tác giả cho mình lý cớ để vui đón xuân khi lý sự (cùn) rằng nhà nghèo kiết xác thì lấy đâu ra rác, ngu đần thì sao không chất phác, không muốn sạch hơn thì sao thấy bẩn, không mong đẹp hơn thì sao biết xấu…. vv và vv. Thế gọi là thể phiếm đàm có ích.
*Vương Trí Nhàn Những chấn thương tâm lý hiện đại, Nhã Nam nxb Hội Nhà Văn 2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét