Phần nhận xét hiển thị trên trangSáng nay, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết tại Auckland (New Zealand), kết thúc quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm qua.
Thủ tướng New Zealand - John Key là người mở màn sự kiện này. Ông cho biết TPP "thực sự là một hiệp định lớn" và New Zealand tự hào góp phần đưa hiệp định này tới bàn ký kết hôm nay.
Ông Key cũng nhấn mạnh tất cả quốc gia cần nỗ lực giúp TPP được phê chuẩn trong nước và nó sẽ "chỉ là một tờ giấy" cho đến khi nào có hiệu lực. "Hôm nay là một ngày rất quan trọng với 12 quốc gia tham gia TPP", ông nói.
Đại diện các nước tham gia lễ ký kết TPP hôm nay. Ảnh: USTR
|
Bộ trưởng Thương mại Australia - Andrew Robb là người đầu tiên đặt bút ký vào hiệp định. Và người cuối cùng hoàn thành công việc này là Bộ trưởng Thương mại New Zealand - Todd McClay. Sau lễ ký kết, các Bộ trưởng đã cùng nhau chụp ảnh, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình hiện thực hóa hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Tiếp theo, TPP cần được Chính phủ các nước phê chuẩn và dự kiến có hiệu lực trong 2 năm tới.
Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP |
Ông McClay đã thay mặt 12 quốc gia tuyên bố hoàn tất lễ ký kết TPP và cho biết đây là "một thành tựu mang tính lịch sử". Đại diện Thương mại Mỹ - Mike Froman tự tin rằng TPP sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Bộ trưởng Công Thương Việt Nam - Vũ Huy Hoàng cũng cho biết TPP là "một thỏa thuận cân bằng" và cảm ơn sự nỗ lực của 11 quốc gia khác khi tham gia đàm phán.
TPP gồm các quốc gia New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile. TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Việc đàm phán hoàn tất vào tháng 10 năm ngoái và đến tháng 11, toàn văn hiệp định cũng đã được công bố.
Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, hiệp định sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Hà Thu / VNExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét