Một bài báo đăng trên trang nhất của Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc, vào hôm thứ năm cảnh báo rằng nếu “sự rối loạn” đến Trung Quốc thì nó sẽ tồi tệ hơn sự sụp đổ của Liên Xô.
Sự rối loạn được nhắc đến ở đây ám chỉ bất kỳ bước đi nào tiến tới hệ thống chính trị dân chủ hoặc việc mất quyền lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
“Những kẻ cơ hội, kẻ trí thức và người nổi tiếng có động cơ hiểm độc kia, nếu các người muốn kích động rối loạn ở Trung Quốc bằng cách kiểm soát dư luận thì các người phải bước qua xác của ta.” Vương Tiểu Thi (Wang XiaoShi), tác giả của bài báo viết ở cuối bài công kích. “Ta sẽ không để các người thành công chừng nào ta còn sống.”
Bài báo viết rằng nhiều trí thức quần chúng đang “phỉ báng chế độ xã hội chủ nghĩa”, trong khi quảng bá những ý tưởng lật đổ của chủ nghĩa tư bản và chính phủ lập hiến thông qua truyền thông công cộng. Những điều này, theo tác giả làm kích động sự thù hận lên chế độ hiện tại và thúc đẩy bất ổn xã hội.
“Ta lạnh lùng nhìn những tên nô lệ của phương Tây các ngươi, các ngươi lừa gạt dân chúng trên internet hàng ngày, các người lừa dối người dân Trung Quốc và để cho những kẻ khác bắt nạt Trung Quốc, làm nghèo Trung Quốc và yếu đuối quân đội. Các ngươi là chó của bọn Mỹ. Các ngươi đem đến sự ô nhục và tại họa cho Trung Quốc.” Tác giả viết.
“Sau khi Liên Xô tan rã, có phải người Nga đã đến được bờ hạnh phúc?” Tác giả bài báo hỏi. Hầu hết phần còn lại của bài báo là một câu trả lời “Không” dài.
Bài báo dài gần 5000 từ đánh dấu một loạt mới trong cuộc chiến tuyên truyền chống lại những nhân sĩ tự do, đã được sao chép lại sau đó bởi các phương tiện truyền thông của Đảng ở Trung Quốc. Những cư dân mạng và trí thức có tư tưởng tự do – những kẻ bất lương theo bài báo, nhìn nó một cách hoài nghi.
JumpMan2013 bình luận: “Ai nói rằng Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ hơn Liên Xô, xin hãy hỏi người dân Nga rằng họ có muốn quay lại triều đại khủng bố đó hay không?????”
Cư dân mạng Laoyouwoo nỗ lực chứng minh rằng Nga không đến nỗi tệ. “Xin hãy nhìn xem nước Nga thê thảm thế nào: 1. Chăm sóc y tế miễn phí toàn quốc; 2. Học mẫu giáo, tiểu học và trung học hướng nghiệp miễn phí cộng với miễn phí bữa trưa; 3. Phụ nữ được nhận trợ cập ở tuổi 55 và đàn ông ở tuổi 60; 4. Tệ nhất là người dân Nga có thể đi bỏ phiếu.”
Cư dân mạng Trung Quốc còn tranh luận rằng bài báo né tránh các vấn đề xã hội hiện tại. Du Kiến Dung (Yu Jianrong), một học giả nổi tiếng và là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội tại Học viên khoa học xã hội Trung Quốc – một nhóm tư duy chiến lược liên kết với chính phủ, nói rằng: “Chúng ta hãy nói về ai sẽ dẫn Trung Quốc đến bất ổn trước. Chẳng phải đó là những kẻ quyền thế làm cho khoảng cách giàu nghèo rộng hơn? Chẳng phải là quyền lực chính trị không được kiểm soát tạo ra bất công trong xã hội? Chẳng phải đó là những những tham quan đang hủy hoại đạo đức? Ông không nhìn vào những thứ ấy mà lại đi chỉ trích ngôn luận người khác. Động cơ của ông là gì?”
Một số lượng lớn vụ việc các quan chức tham nhũng đã được đưa tin trực tuyến và qua truyền thông xã hội trong những năm gần đây, và trong khi Đảng nói rằng nó đang nỗ lực quét sạch tham nhũng, Đảng lại cơ bản không hoan nghênh bất kỳ sự tham gia nào của quần chúng. “Chính quyền chỉ muốn bịt miệng dân đen và nhốt chúng ta trong lồng”, một người sử dụng Weibo tự xưng là Louzhushuodedui viết.
“Nếu Trung Quốc đi theo con đường cũ của Liên Xô, nhưng lại không có nhiều tài nguyên như họ thì người dân Trung Quốc lấy gì mà ăn?” Vương Tiểu Thi, Tác giả Tân Hoa Xã van nài độc giả. “Trung Quốc sẽ thê thảm hơn bao nhiêu lần nữa? Các người có chuẩn bị áo bông cho mùa đông không? Các người và gia đình mình có thể sống sót qua mùa đông không?”
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét