Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

ĐƠN GIẢN& PHỨC TẠP

      
Truyện ngắn của Hồng Giang

Tôi bị mắc kẹt giữa hai ông, Đơn Giản và Phức Tạp. Nhiều khi rất khó xử. Được lòng đất mất lòng đò. Được lòng ông này thì mất lòng ông kia. Muốn tránh mà không được vì hai ông đều là hàng xóm, lại là sếp của tôi.
Một ông ăn thế nào cũng được, mặc thế nào cũng xong. Công việc cơ quan miễn là đừng sai nguyên tắc, vi phạm chính sách, kết quả thế nào cũng không khó khăn. Với ông mọi thứ đều là vật “ngoài thân” chả nên tích góp nhiều, soi xét quá.
Thiên hạ xây nhà năm bảy tầng, ông chỉ xây hai tầng, cửa rõ rộng, thêm nhiều cửa sổ. Cốt có nhiều ánh sáng lọt vào, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bản thiết kế cứ nghiền ngẫm thiên hạ, về tự mình vẽ lấy, thuê thợ làm.
Một ông cầu kỳ đón kiến trúc sư tận Hà Nội lên thiết kế. Mẫu nhà vẽ xong rồi ông vẫn chưa yên tâm. Ông đón thêm một nhà kiến trúc nữa vẽ thêm một bản. Có hai bản rồi vẫn chưa yên tâm. Tay trợ lý mách nước:
- Theo em, anh nên cho hội thảo, lấy ý kiến đa số, sau đấy hãy làm. Khi đã làm xong rồi mới thấy thiếu sót, sửa lại rất khó!
Ông bảo:
- Chú xem, như thế có sợ thiên hạ đánh giá mình thế nọ thế kia không?
- Có gì mà sợ hả anh? Mình làm bằng tiền của mình. Có phải tiền nhà nước, tiền nhân dân đâu? Có hội thảo quanh năm cũng chả chết thằng tây, thằng tàu nào! Chả sợ ảnh hưởng gì, anh việc gì phải ngại?
Vợ ông Phức Tạp cũng chen vào:
- Chú ấy nói phải. Gian cửa gian nhà là việc hệ trọng cả đời. Có bàn một tý cũng là việc nên làm..
Thế là hội thảo. Không tổ chức ở cơ quan vì là việc nhà, chỉ làm tại tư gia.
Trợ lý lập tức, ngay hôm đó thông báo cho các bộ phận, những “nhân” chủ chốt.. Tất cả chừng hai chục người. Mỗi ông một ý tốt. Lời hay lẽ phải như mưa móc trên trời, thật là “quá mĩ mãn”.
Xong. Cả bọn được mời ra nhà hàng. Năm người một mâm. Tất nhiên là ông Phức Tạp mở hầu bao vì là việc riêng của nhà mình. Nhưng bù lại tiền “lì xì”, “phong bao” của khách đến dự trả nhà hàng rồi, vẫn còn dư ra quá nửa.
Thời buổi lịch sự, kinh tế “thị trường định hướng”, chả ai dại gì vác mồm đến ăn không để bị mang tiếng là người mất lịch sự, thiếu “nhân văn, văn hóa tính”!
Nhà làm xong. Vẫn là có ý khiêm tốn, chỉ năm tầng. Nhưng là kiểu nhà độc đáo có một không hai ở thành phố này.
Về quy mô, về hình thức, bề ngoài, về cả nội thất bên trong chưa từng có ngôi nhà hay tòa biệt thự nào trong thành phố sánh kịp.
Về thiết kế kiểu dáng đã đành, chất liệu để xây dựng cũng không đơn giản. Gỗ thì mua mãi ở bên In Đô. Gạch  Y ta Ly, nói chung toàn loại quý và hiếm cả.
Biệt thự mặt tiền kiểu Thái, hậu kiểu Pháp. Hội đủ “tinh hoa kiến thức” của Đông Tây kết hợp.
Riêng bên trong nội thất vẫn “giữ vững truyền thống bảo tồn văn hóa dân tộc”. Đồ đạc toàn gỗ tứ thiết nội địa. Đặc biệt  khác là gian phòng trung tâm ốp gỗ Pơmu, kê bộ sa lon Tàu gỗ Thạch Am. Một loại gỗ quý, ngay ông Đơn Giản là người hay đi đó đi đây cũng chưa thấy bao giờ. Đó là một loại gỗ mọc trên núi đá cao có từ hàng trăm năm trước. Gỗ này trong một biến thiên không rõ động đất, hay núi lửa gì đấy, bị vùi dưới bùn sâu. Người ta phải trục vớt nó lên, gian nan như trục vớt một con tàu đắm.. Đặc điểm của loại gỗ này là nó vô cùng bền vững, ngàn năm sau chưa chắc đã hỏng. Hơn nữa lại có hương thơm rất đặc biệt từ thớ sâu trong lòng gỗ tỏa ra hăng hắc nhẹ nhàng. Nhà có bộ ghế này không bao giờ muỗi dãn dám bén mảng. Chuột bọ các loại không dám lại gần. Đặc biệt hơn nữa, ngồi lên đấy cảm giác cứ lâng lâng.
Thỉnh thoảng có công việc, tôi đến cũng được mời ngồi. Về nhà tự nhiên bệnh đau lưng viêm khớp của tôi đỡ hẳn cả tuần. Thật không đơn giản chút nào!
Tôi chả có lý do gì để ngó vào buồng nhà xếp để ngắm cái giường của ông. Như thế là không được phép. Một là thiếu tôn trọng xếp, hai là không đúng với sự “tôn trọng riêng tư” của người khác. Điều này tuyệt đối không.
Họa lớn có thể xảy ra bắt đầu từ những chuyện cỏn con như thế này!
Nhưng thấy anh em trong cơ quan bảo cái giường của xếp nằm còn đặc biệt hơn thế nữa. Nó bằng loại gỗ còn quý hơn Thạch am. Nằm trên đó chả bao giờ gặp ác mộng. Toàn những giấc mơ đẹp “trên cả tuyệt vời”.
Chả thế xếp luôn có những ý kiến rất hay, rất chi xác đáng, người thường không tài nào nghĩ ra được. Thật không đơn giản chút nào!
Hai sếp của tôi cứ như bắc và nam cực, tuy vẫn “đồng tâm phục vụ cách mạng” theo một trục địa cầu, tính cách khác hẳn nhau như bắc và nam vĩ tuyến.
Ông Đơn giản chả giống ông Phức Tạp tý nào. Bà vợ ông Đơn Giản nghe bên nhà ông Phức Tạp có cái giường như thế, thì thầm với chồng:
- “Đêm nằm năm ở”, nhà cố lấy một cái cho nó bõ ngày gian khổ năm xưa?
Phụ nữ vốn vậy, chả chịu thua chị kém em. Ông chỉ cười:
- Ồi dào, cũng chỉ nằm qua đêm. Bà có thấy ai nằm cả ngày không? Chỉ có bệnh nặng mới nằm liệt một chỗ như thế. Vậy cầu kì làm gì? Có là giường bằng vàng, đêm cũng chỉ ngủ trên một cái. Có họa điên mới đêm nằm hai, ba cái giường!
Đến bàn ghế trong nhà cũng vậy. Các con ông bảo:
- Phòng khách là bộ mặt, nên sắm bộ ghế tôn tốt bố ạ!
Ông lại cười:
- Vẽ. Một đời ta muôn vàn đời nó. Hỏng cái này thay cái khác. Miễn là vững chãi, sạch sẽ là được. Người ta trọng là ở cái ăn ở, cư xử với mọi người. Đâu phải trọng vì bộ bàn ghế kê ở trong nhà?
Đơn giản đến thế, còn nói gì được nữa, con cái cứ phụng phịu, không bằng lòng. Thời buổi này mọi thứ đâu có thiếu?
 Cơ man nào là kiểu dáng chất liệu. Cứ có tiền là có tất, đâu có khó khăn gì? Bộ gỗ Thạch am như bên nhà ông Phức Tạp e rằng khó, chứ bộ sa lon giả cổ Đồng Kỵ đâu có khó khăn gì?
Thấy vợ con không bằng lòng, ông chỉ bảo:
- Người ta sống ở đời cần nhất là cái Tâm, cái Trí.. đừng nên quan trọng hóa đồ đạc lên làm gì. Mọi phương tiện dù quý đến đâu cũng chỉ là vật dụng, phục vụ con người. Chả nhẽ mình lại làm nô lệ cho nó, vì đồ đạc mà lao tâm khổ tứ để cố sắm cho kì được?

Lại nói đến ăn mặc, hai sếp của tôi cũng hoàn toàn khác nhau. Một ông lúc nào cũng com lê, ca vát đến sở, giày bóng lộn không một tý bụi. Một ông chỉ đơn giản áo bỏ trong quần, đi dép da. Mùa rét thêm cái bơ lu don bên ngoài, cổ quấn cái khăn len cũ. Chủ trương “đồng phục hóa” cơ quan khi tới công sở vì ông này mà mãi tới nay vẫn chưa thực hiện được. Ông Phức Tạp rất không bằng lòng vì “sự kiện” đó, nhưng không nói. Biết đâu nói ra “phức tạp hóa vấn đề”, gây xáo trộn, mất đoàn kết nội bộ trong cơ quan?

Một hôm nhân cả hai sếp vắng nhà, có buổi họp quan trọng gì đấy “ở trên”, chúng tôi bàn tán với nhau. ( Thường thì bây giờ chỗ nào chả thế? Vắng chủ nhà gà mọc râu tôm. Ngồi phòng máy lạnh, anh thì vào Phây Búc chít chát với ai đó. Anh tò mò chơi Gêm, xem báo mạng. Một số chụm đầu lại với nhau đến phòng “tổng hợp” của tôi uống trà vặt, chuyện gẫu.
Đồng chí Tân nói:
-

( Vui lòng đợi..)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: