NGUYỄN VŨ TIỀM
Nhắc đến nhà thơ Thanh Tùng là nghĩ ngay đến bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc, một ca khúc được phổ biến rất rộng rãi. Ông viết bài thơ ấy nhân có chuyện buồn về tình yêu, tất nhiên không hề nhằm mục đích gửi đăng báo. Thanh Tùng luôn hồn nhiên như thế. Hồi ông làm biên tập thơ ở tạp chí Tài Hoa Trẻ, ông nhiều tuổi nhất cơ quan nhưng tính tình lại hồn nhiên trẻ trung nhất cơ quan.
1. Bản tính hồn nhiên là điểm nổi bật nhất trong thơ Thanh Tùng, điều này có thể thấy trong hầu hết các bài thơ.
Không có trẻ thơ thành phố cũng già đi
Ta cũng già đi vì thiếu những điều vô lý
(Nỗi nhớ trẻ thơ)
Câu trên là một nhận xét bình thường không có gì đặc biệt, nhưng câu dưới hơi bị “quan ngại”. Bài thơ viết về thành phố Hải Phòng năm 1972, năm mà máy bay Mỹ hàng ngày đánh phá thành phố rất ác liệt và thả thủy lôi dày đặc phong tỏa cảng và các cửa sông. Tất cả mọi người đều rời thành phố đi sơ tán chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại nên thành phố thiếu vắng trẻ em. Trong hoàn cảnh như thế, nếu nhớ các em quá và có ý thơ hay về trẻ em thì cũng điều chỉnh cho dễ chấp nhận, chứ người chín chắn cẩn trọng khó có thể viết “ta già đi vì thiếu những điều vô lý”, câu thơ dễ bị quy chụp này nọ về tư tưởng hay ít ra cũng không thể phổ biến được. Nhưng Thanh Tùng thì cứ hồn nhiên vậy bởi ông viết để đọc cho bạn bè nghe chứ không nhằm để đăng báo và như thế ông có câu thơ hay.
Bài “Viên gạch ở Hàng Thao” có câu rất ấn tượng:
Bỗng tôi tin một điều có thật
Tôi đập viên gạch vỡ
Một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ
Ông “tin một điều có thật” mà không bao giờ có thật cả bởi dù anh đập đến ngàn viên gạch vỡ cũng chả tìm thấy một giọt máu chứ chưa nói “một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ”. Người bản tính cẩn trọng sẽ viết thật hơn chứ khó có thể tưởng tượng đến như thế. Nhưng Thanh Tùng đã chứng kiến cái chết của nhiều đồng đội, đồng bào mà thi thể lẫn trong đống gạch vỡ ấy, máu của họ thấm vào những viên gạch ngói vỡ nát, với bản tính hồn nhiên và cái nhìn trực giác ông đã viết được câu thơ tưởng như không thể có mà hóa ra sống động tươi ròng và hay đến thế. Trong bài thơ “Thời hoa đỏ” nổi tiếng của ông:
Hoa như mưa rơi rơi
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say.
Bài thơ này ông cũng viết giữa những năm chiến tranh ác liệt, trong bối cảnh bom đạn lửa khói hồi ấy những “dại khờ”, “đắm say” nhìn chung là rất khó xuất hiện trên báo, nhưng Thanh Tùng vẫn cứ hồn nhiên mặc cho cảm xúc tuôn trào. Năm 1977 nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh về công tác tại Hải Phòng đến thăm Thanh Tùng nghe đọc bài này, ông rất thích nhưng thấy khó đăng. Ông đã ra ga, ngồi chờ tàu, nghĩ ngợi thế nào, ông lại chạy bộ trở lại nhà Thanh Tùng cầm bài thơ về rồi tìm cách cho đăng ở Văn nghệ Quân đội. Năm 1989, nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng mang theo bài thơ này trong chuyến đi thực tế sáng tác ở Liên Xô cũ và phổ nhạc cũng là chuyện rất tình cờ. Cả bài thơ “Thời hoa đỏ” là cảm xúc tiếc nuối, đau buồn nhưng không bi lụy; xa xót mà vẫn vững vàng. Những điều ấy được thể hiện một cách hồn nhiên.
Trường hợp bài “Sám hối”:
Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích
Ghì con về miền hoang lạnh xa xôi
Bỗng trong con xé ra đột ngột
Gió ùa vào ớn vắng đến chân da.
(Sám hối)
Người nào bước vào con đường thơ cũng phải khổ công luyện rèn tay nghề, phải gia công nghệ thuật, kỹ thuật cho tinh xảo, Thanh Tùng cũng vậy. Ở đoạn thơ trên đây, câu đầu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” là sự vận dụng thủ pháp nghệ thuật, luyện công khá rõ. Liên tưởng giỏi nhưng công phu quá thành ra cầu kỳ; nước mắt là thật, nhưng “móc vào nhau thành sợi xích” thì hơi bị giả, vừa ưu điểm lại vừa khuyết điểm. Nhưng ngay câu thơ sau đó, ông lại trở về với cảm xúc mênh mang mơ hồ “miền hoang lạnh xa xôi” là rất Thanh Tùng. Hai câu sau cũng trở về trực giác quen thuộc “trong con xé ra đột ngột/ gió ùa vào ớn vắng đến chân da”, nét chân thực hồn nhiên không thể lẫn.
Luyện công để viết được câu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” không khó lắm. Nhưng để viết được những câu hồn nhiên bình dị “miền hoang lạnh xa xôi”, “gió ùa vào ớn vắng đến chân da” mới thật là khó.
Câu thơ vừa ưu điểm vừa khuyết điểm nêu trên ở cái buổi nhà thơ còn “non trẻ”, nhưng sau đó, nhìn chung, nhà thơ Thanh Tùng có nhiều thành công trong việc kết hợp bản tính hồn nhiên và sự rèn luyện nghệ thuật thơ ca. Tôi rất ấn tượng những bài thơ về Hải Phòng của Thanh Tùng, mỗi câu thơ đều như được chiết xuất từ máu thịt của nhà thơ:
Hải Phòng ơi
Người đã nhận của tôi nước mắt mồ hôi
Rồi trả lại cho tôi những câu thơ lửa…
(Hải Phòng hôm nay)
Tôi đã tìm ra bao cung bậc buồn vui trong tiếng búa
Rắn lên cùng thép gang…
(Hải Phòng muối của đời tôi)
Đặc biệt nhất là bài “Mùi xưa”. Bài thơ có 18 câu, mở đầu:
Tôi đã rất xa mùi xưa
Xanh xao gọi mãi đến vô cùng…
Nhiều nhà thơ đã viết về kỷ niệm rất thành công, Thanh Tùng có lối thể hiện riêng, kết hợp “mùi xưa” gần mà xa cùng với “vô cùng” mênh mang và sâu thẳm.
Mẹ đi về xa xót gió mưa
Em đi về bay lượn trong mơ
Hoa đi về tan tác mùi xưa…
Không hẳn cụ thể và cũng không hẳn ra trừu tượng; thấp thoáng nét dáng nào đấy nhưng lại rất mơ hồ. Thơ viết được như vậy mới là cao thủ, mới khó. Và kết thúc:
Tôi không sao nuôi nấng nổi
Để ngày xưa lụi tàn
Chẳng còn mong trở lại
Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay.
Câu nào cũng hồn nhiên mới mẻ và gợi cảm đến lạ lùng. Câu cuối cùng: “Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay” là câu thơ thật hay.
Không có trẻ thơ thành phố cũng già đi
Ta cũng già đi vì thiếu những điều vô lý
(Nỗi nhớ trẻ thơ)
Câu trên là một nhận xét bình thường không có gì đặc biệt, nhưng câu dưới hơi bị “quan ngại”. Bài thơ viết về thành phố Hải Phòng năm 1972, năm mà máy bay Mỹ hàng ngày đánh phá thành phố rất ác liệt và thả thủy lôi dày đặc phong tỏa cảng và các cửa sông. Tất cả mọi người đều rời thành phố đi sơ tán chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại nên thành phố thiếu vắng trẻ em. Trong hoàn cảnh như thế, nếu nhớ các em quá và có ý thơ hay về trẻ em thì cũng điều chỉnh cho dễ chấp nhận, chứ người chín chắn cẩn trọng khó có thể viết “ta già đi vì thiếu những điều vô lý”, câu thơ dễ bị quy chụp này nọ về tư tưởng hay ít ra cũng không thể phổ biến được. Nhưng Thanh Tùng thì cứ hồn nhiên vậy bởi ông viết để đọc cho bạn bè nghe chứ không nhằm để đăng báo và như thế ông có câu thơ hay.
Bài “Viên gạch ở Hàng Thao” có câu rất ấn tượng:
Bỗng tôi tin một điều có thật
Tôi đập viên gạch vỡ
Một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ
Ông “tin một điều có thật” mà không bao giờ có thật cả bởi dù anh đập đến ngàn viên gạch vỡ cũng chả tìm thấy một giọt máu chứ chưa nói “một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ”. Người bản tính cẩn trọng sẽ viết thật hơn chứ khó có thể tưởng tượng đến như thế. Nhưng Thanh Tùng đã chứng kiến cái chết của nhiều đồng đội, đồng bào mà thi thể lẫn trong đống gạch vỡ ấy, máu của họ thấm vào những viên gạch ngói vỡ nát, với bản tính hồn nhiên và cái nhìn trực giác ông đã viết được câu thơ tưởng như không thể có mà hóa ra sống động tươi ròng và hay đến thế. Trong bài thơ “Thời hoa đỏ” nổi tiếng của ông:
Hoa như mưa rơi rơi
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say.
Bài thơ này ông cũng viết giữa những năm chiến tranh ác liệt, trong bối cảnh bom đạn lửa khói hồi ấy những “dại khờ”, “đắm say” nhìn chung là rất khó xuất hiện trên báo, nhưng Thanh Tùng vẫn cứ hồn nhiên mặc cho cảm xúc tuôn trào. Năm 1977 nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh về công tác tại Hải Phòng đến thăm Thanh Tùng nghe đọc bài này, ông rất thích nhưng thấy khó đăng. Ông đã ra ga, ngồi chờ tàu, nghĩ ngợi thế nào, ông lại chạy bộ trở lại nhà Thanh Tùng cầm bài thơ về rồi tìm cách cho đăng ở Văn nghệ Quân đội. Năm 1989, nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng mang theo bài thơ này trong chuyến đi thực tế sáng tác ở Liên Xô cũ và phổ nhạc cũng là chuyện rất tình cờ. Cả bài thơ “Thời hoa đỏ” là cảm xúc tiếc nuối, đau buồn nhưng không bi lụy; xa xót mà vẫn vững vàng. Những điều ấy được thể hiện một cách hồn nhiên.
Trường hợp bài “Sám hối”:
Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích
Ghì con về miền hoang lạnh xa xôi
Bỗng trong con xé ra đột ngột
Gió ùa vào ớn vắng đến chân da.
(Sám hối)
Người nào bước vào con đường thơ cũng phải khổ công luyện rèn tay nghề, phải gia công nghệ thuật, kỹ thuật cho tinh xảo, Thanh Tùng cũng vậy. Ở đoạn thơ trên đây, câu đầu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” là sự vận dụng thủ pháp nghệ thuật, luyện công khá rõ. Liên tưởng giỏi nhưng công phu quá thành ra cầu kỳ; nước mắt là thật, nhưng “móc vào nhau thành sợi xích” thì hơi bị giả, vừa ưu điểm lại vừa khuyết điểm. Nhưng ngay câu thơ sau đó, ông lại trở về với cảm xúc mênh mang mơ hồ “miền hoang lạnh xa xôi” là rất Thanh Tùng. Hai câu sau cũng trở về trực giác quen thuộc “trong con xé ra đột ngột/ gió ùa vào ớn vắng đến chân da”, nét chân thực hồn nhiên không thể lẫn.
Luyện công để viết được câu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” không khó lắm. Nhưng để viết được những câu hồn nhiên bình dị “miền hoang lạnh xa xôi”, “gió ùa vào ớn vắng đến chân da” mới thật là khó.
Câu thơ vừa ưu điểm vừa khuyết điểm nêu trên ở cái buổi nhà thơ còn “non trẻ”, nhưng sau đó, nhìn chung, nhà thơ Thanh Tùng có nhiều thành công trong việc kết hợp bản tính hồn nhiên và sự rèn luyện nghệ thuật thơ ca. Tôi rất ấn tượng những bài thơ về Hải Phòng của Thanh Tùng, mỗi câu thơ đều như được chiết xuất từ máu thịt của nhà thơ:
Hải Phòng ơi
Người đã nhận của tôi nước mắt mồ hôi
Rồi trả lại cho tôi những câu thơ lửa…
(Hải Phòng hôm nay)
Tôi đã tìm ra bao cung bậc buồn vui trong tiếng búa
Rắn lên cùng thép gang…
(Hải Phòng muối của đời tôi)
Đặc biệt nhất là bài “Mùi xưa”. Bài thơ có 18 câu, mở đầu:
Tôi đã rất xa mùi xưa
Xanh xao gọi mãi đến vô cùng…
Nhiều nhà thơ đã viết về kỷ niệm rất thành công, Thanh Tùng có lối thể hiện riêng, kết hợp “mùi xưa” gần mà xa cùng với “vô cùng” mênh mang và sâu thẳm.
Mẹ đi về xa xót gió mưa
Em đi về bay lượn trong mơ
Hoa đi về tan tác mùi xưa…
Không hẳn cụ thể và cũng không hẳn ra trừu tượng; thấp thoáng nét dáng nào đấy nhưng lại rất mơ hồ. Thơ viết được như vậy mới là cao thủ, mới khó. Và kết thúc:
Tôi không sao nuôi nấng nổi
Để ngày xưa lụi tàn
Chẳng còn mong trở lại
Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay.
Câu nào cũng hồn nhiên mới mẻ và gợi cảm đến lạ lùng. Câu cuối cùng: “Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay” là câu thơ thật hay.
2. Nét tinh tế trong thơ Thanh Tùng.
Về thời tiết “chuyển mùa” ông viết:
Một mặt lá mùa hè còn níu ở
Mặt kia thoáng đã thu đầy
Ta xanh lại trong ta từng hơi thở
Khi chạm vào thảng thốt heo may.
Trong một chiếc lá mà chứa đựng cả hai mùa là một quan sát tinh tế tài tình. Hai câu thơ trên có thể do khổ công rèn luyện mà đạt được, nhưng hai câu dưới thì rõ ràng trở lại nguyên khởi đặc tính hồn nhiên và tinh tế của Thanh Tùng: “Ta xanh lại trong ta từng hơi thở/ Khi chạm vào thảng thốt heo may”. Nói “chạm vào” thường là nghĩ đến vật gì có hình khối, nhưng “thảng thốt heo may” thì khó hình dung nó thế nào. Thật là tinh tế Thanh Tùng, khó lẫn với ai được.
Và khi mùa thu về, ngồi trong nhà nhìn ra mảnh vườn có hàng rào tre vạt nhọn, nhà thơ thấy gió thu mượt mà thổi qua đấy, ông cảm thấy làm sao làn gió kia tránh khỏi bị trầy xước:
Tôi van đấy mảnh giậu nghiêng trước cửa
Đừng sắc thế
Cứ xước lên mình của gió.
Nhà thơ phải thốt lên “tôi van đấy”, đủ biết ông yêu mùa thu biết chừng nào! Nét tinh tế ấy còn trở lại với nhà thơ Thanh Tùng trong bài “Sinh nhật”:
Ngày tôi ra đời gió chưa bị xước
Mọi bông hoa được nở hết mình.
(Sinh nhật)
Như vậy là từ khi nhà thơ có mặt trên cõi đời đến lúc viết bài thơ, thời gian ấy gió thu bị trầy xước nhiều lắm? Điều này khiến ta liên tưởng đến những cơn bão lốc thời cuộc hay những ngổn ngang oan trái từng bày ra trên cõi thế? Câu thơ hàm súc, nói được nhiều điều cả về thiên nhiên và xã hội.
Gió vô hình mà có lúc lại làm điểm tựa cho thi nhân:
Hỡi ngọn gió xưa thơ dại
Về đây cho vịn gió ơi
Một mình với bao chờ đợi
Mà như chẳng đợi chờ ai.
(Khát khao)
Đọc hai câu trên gật gù thấy hay, nhưng hai câu dưới còn hay hơn nữa “Một mình với bao chờ đợi/ Mà như chẳng đợi chờ ai”, một rung cảm nhẹ nhàng và mơ hồ. Lại nhớ câu thơ tuyệt vời của Xuân Diệu “Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Dường như chỉ tâm hồn đa cảm với dàn ăng ten vô cùng bén nhạy của thi nhân mới bắt được tần sóng tế vi ấy của tâm trạng mà thôi.
Nhà thơ Thanh Tùng có nhiều câu thơ bảng lảng mơ hồ:
Em ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu
Rồi hôn lên anh theo cách hôn dài của gió.
(Em và thu)
Thật khó hình dung “ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu” là ra làm sao mà chỉ cảm được phần nào mà thôi: một nhẹ nhàng êm ái đượm buồn chăng? Một gần gũi mà xa xôi chăng? Một xa xót tiếc nuối chăng?... Dẫu là gì thì tựu trung vẫn là một cung thẩm mỹ rung động đến nao lòng. Tôi có cảm tưởng như nếu vụng tay bổ sung thêm một chi tiết cụ thể dù rất nhỏ thôi, câu thơ sẽ đổ ngay.
Bài Chiều có những câu trong trẻo, đẹp đến lạ lùng:
Chiều căng ra ở giữa lòng buồm
Chiều vỡ vụn nơi đầu ngọn sóng
Chiều chết đuối nơi mắt người mong ngóng
Chiều nén đầy đáy giếng góc vườn hoang…
Rõ ràng ông không “tả chân” mà thiên về kỳ ảo. Chiều thuộc khái niệm thời gian, không cầm nắm được mà chỉ cảm nhận, ấy thế mà ông viết “chiều căng ra, vỡ vụn, chết đuối, nén đầy…” toàn những động từ mạnh vốn chỉ quan hệ với những sự vật rất cụ thể, khiến câu thơ sống động, uyển chuyển rất hấp dẫn. Phải có năng lực tưởng tượng, liên tưởng của thi tài, chứ đâu dễ gì viết được thế. Bài “Chiều” là lát cắt rất mỏng của thời gian mà đứng được qua nhiều giông bão thời cuộc.
Sự tinh tế cộng với sức liên tưởng phong phú tạo nên những câu thơ mới lạ:
Thôi rồi đứt nỗi hôm nay
Đành hẹn nối vào kiếp khác
Bây giờ tôi đi giật lùi
Tình yêu ở phía sau tôi.
(Bây giờ)
Hai câu trên làm tiền đề để nối tiếp đến hai câu thật đặc sắc ở dưới: nhà thơ đi giật lùi mong gặp được tình yêu ở phía sau. Ông vẫn muốn nối lại mối tình vừa tan vỡ hay sao? Là phỏng đoán vậy thôi chứ có thể có những ý hướng khác. Thơ hay là mở ra nhiều chiều liên tưởng, ở mỗi hoàn cảnh, mỗi thời gian không gian khác nhau, mỗi người có những liên tưởng khác nhau chứ đừng khuôn vào một cách cảm, cách hiểu. Tôi rất thích những bài thơ, câu thơ gây tranh cãi không hồi kết.
Đặc biệt đề tài về rượu, bài Gặp bạn cũ:
Rượu ấy bây giờ không có nữa
Chỉ còn trong đáy của hồn sâu
Ngày xưa ta ủ trong men dại
Bây giờ mới đủ để mà say
Cái hay trong thơ Thanh Tùng thường rất tự nhiên chứ ít thấy có dấu vết của gia công nghệ thuật, kỹ thuật. “Chỉ còn trong đáy của hồn sâu” là một ví dụ, câu này rất hay và viết được tự nhiên như thế thật là khó, vậy mà Thanh Tùng viết cứ nhẹ nhàng như không. Hoặc câu cuối:
Mỗi đứa lại vội vàng mấy ngả
Bao giờ trở lại uống nhau đây?
Người non tay thì có thể viết: “Bao giờ trở lại uống cùng nhau”. Nhưng Thanh Tùng viết “uống nhau”, thì rất… tửu khách và thi khách.
Nhiều câu thơ hồn nhiên tinh tế khác của ông đã in vào bộ nhớ của tôi:
- Em để lại trong tim tôi một mũi dao
Thi thoảng lại nhấn sâu thêm một chút
Tôi mang nó suốt đời,
Còn em thì không biết
Những mùa thu ướt máu vẫn đi về.
- Tôi rung lên mỗi khi chạm tới bóng cửa ô
Như chạm vào vai gày áo mẹ…
- Tôi có khóc đâu mà gió ướt
Mà nắng rát lên môi mặn chát…
- Tôi đã bị ít nhiều phản phúc
Sao bây giờ toàn nỗi nhớ thương sâu…
- Rượu không say chỉ đủ để buồn thôi…
- Gió tự do thổi rỗng mặt đường…
- Anh đọc được cả những điều nhân dân không nói…
- Anh đang ở trong ngôi nhà mà em đã mua với giá cả một đời cô đơn thiếu nữ. V.v…
Về thời tiết “chuyển mùa” ông viết:
Một mặt lá mùa hè còn níu ở
Mặt kia thoáng đã thu đầy
Ta xanh lại trong ta từng hơi thở
Khi chạm vào thảng thốt heo may.
Trong một chiếc lá mà chứa đựng cả hai mùa là một quan sát tinh tế tài tình. Hai câu thơ trên có thể do khổ công rèn luyện mà đạt được, nhưng hai câu dưới thì rõ ràng trở lại nguyên khởi đặc tính hồn nhiên và tinh tế của Thanh Tùng: “Ta xanh lại trong ta từng hơi thở/ Khi chạm vào thảng thốt heo may”. Nói “chạm vào” thường là nghĩ đến vật gì có hình khối, nhưng “thảng thốt heo may” thì khó hình dung nó thế nào. Thật là tinh tế Thanh Tùng, khó lẫn với ai được.
Và khi mùa thu về, ngồi trong nhà nhìn ra mảnh vườn có hàng rào tre vạt nhọn, nhà thơ thấy gió thu mượt mà thổi qua đấy, ông cảm thấy làm sao làn gió kia tránh khỏi bị trầy xước:
Tôi van đấy mảnh giậu nghiêng trước cửa
Đừng sắc thế
Cứ xước lên mình của gió.
Nhà thơ phải thốt lên “tôi van đấy”, đủ biết ông yêu mùa thu biết chừng nào! Nét tinh tế ấy còn trở lại với nhà thơ Thanh Tùng trong bài “Sinh nhật”:
Ngày tôi ra đời gió chưa bị xước
Mọi bông hoa được nở hết mình.
(Sinh nhật)
Như vậy là từ khi nhà thơ có mặt trên cõi đời đến lúc viết bài thơ, thời gian ấy gió thu bị trầy xước nhiều lắm? Điều này khiến ta liên tưởng đến những cơn bão lốc thời cuộc hay những ngổn ngang oan trái từng bày ra trên cõi thế? Câu thơ hàm súc, nói được nhiều điều cả về thiên nhiên và xã hội.
Gió vô hình mà có lúc lại làm điểm tựa cho thi nhân:
Hỡi ngọn gió xưa thơ dại
Về đây cho vịn gió ơi
Một mình với bao chờ đợi
Mà như chẳng đợi chờ ai.
(Khát khao)
Đọc hai câu trên gật gù thấy hay, nhưng hai câu dưới còn hay hơn nữa “Một mình với bao chờ đợi/ Mà như chẳng đợi chờ ai”, một rung cảm nhẹ nhàng và mơ hồ. Lại nhớ câu thơ tuyệt vời của Xuân Diệu “Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Dường như chỉ tâm hồn đa cảm với dàn ăng ten vô cùng bén nhạy của thi nhân mới bắt được tần sóng tế vi ấy của tâm trạng mà thôi.
Nhà thơ Thanh Tùng có nhiều câu thơ bảng lảng mơ hồ:
Em ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu
Rồi hôn lên anh theo cách hôn dài của gió.
(Em và thu)
Thật khó hình dung “ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu” là ra làm sao mà chỉ cảm được phần nào mà thôi: một nhẹ nhàng êm ái đượm buồn chăng? Một gần gũi mà xa xôi chăng? Một xa xót tiếc nuối chăng?... Dẫu là gì thì tựu trung vẫn là một cung thẩm mỹ rung động đến nao lòng. Tôi có cảm tưởng như nếu vụng tay bổ sung thêm một chi tiết cụ thể dù rất nhỏ thôi, câu thơ sẽ đổ ngay.
Bài Chiều có những câu trong trẻo, đẹp đến lạ lùng:
Chiều căng ra ở giữa lòng buồm
Chiều vỡ vụn nơi đầu ngọn sóng
Chiều chết đuối nơi mắt người mong ngóng
Chiều nén đầy đáy giếng góc vườn hoang…
Rõ ràng ông không “tả chân” mà thiên về kỳ ảo. Chiều thuộc khái niệm thời gian, không cầm nắm được mà chỉ cảm nhận, ấy thế mà ông viết “chiều căng ra, vỡ vụn, chết đuối, nén đầy…” toàn những động từ mạnh vốn chỉ quan hệ với những sự vật rất cụ thể, khiến câu thơ sống động, uyển chuyển rất hấp dẫn. Phải có năng lực tưởng tượng, liên tưởng của thi tài, chứ đâu dễ gì viết được thế. Bài “Chiều” là lát cắt rất mỏng của thời gian mà đứng được qua nhiều giông bão thời cuộc.
Sự tinh tế cộng với sức liên tưởng phong phú tạo nên những câu thơ mới lạ:
Thôi rồi đứt nỗi hôm nay
Đành hẹn nối vào kiếp khác
Bây giờ tôi đi giật lùi
Tình yêu ở phía sau tôi.
(Bây giờ)
Hai câu trên làm tiền đề để nối tiếp đến hai câu thật đặc sắc ở dưới: nhà thơ đi giật lùi mong gặp được tình yêu ở phía sau. Ông vẫn muốn nối lại mối tình vừa tan vỡ hay sao? Là phỏng đoán vậy thôi chứ có thể có những ý hướng khác. Thơ hay là mở ra nhiều chiều liên tưởng, ở mỗi hoàn cảnh, mỗi thời gian không gian khác nhau, mỗi người có những liên tưởng khác nhau chứ đừng khuôn vào một cách cảm, cách hiểu. Tôi rất thích những bài thơ, câu thơ gây tranh cãi không hồi kết.
Đặc biệt đề tài về rượu, bài Gặp bạn cũ:
Rượu ấy bây giờ không có nữa
Chỉ còn trong đáy của hồn sâu
Ngày xưa ta ủ trong men dại
Bây giờ mới đủ để mà say
Cái hay trong thơ Thanh Tùng thường rất tự nhiên chứ ít thấy có dấu vết của gia công nghệ thuật, kỹ thuật. “Chỉ còn trong đáy của hồn sâu” là một ví dụ, câu này rất hay và viết được tự nhiên như thế thật là khó, vậy mà Thanh Tùng viết cứ nhẹ nhàng như không. Hoặc câu cuối:
Mỗi đứa lại vội vàng mấy ngả
Bao giờ trở lại uống nhau đây?
Người non tay thì có thể viết: “Bao giờ trở lại uống cùng nhau”. Nhưng Thanh Tùng viết “uống nhau”, thì rất… tửu khách và thi khách.
Nhiều câu thơ hồn nhiên tinh tế khác của ông đã in vào bộ nhớ của tôi:
- Em để lại trong tim tôi một mũi dao
Thi thoảng lại nhấn sâu thêm một chút
Tôi mang nó suốt đời,
Còn em thì không biết
Những mùa thu ướt máu vẫn đi về.
- Tôi rung lên mỗi khi chạm tới bóng cửa ô
Như chạm vào vai gày áo mẹ…
- Tôi có khóc đâu mà gió ướt
Mà nắng rát lên môi mặn chát…
- Tôi đã bị ít nhiều phản phúc
Sao bây giờ toàn nỗi nhớ thương sâu…
- Rượu không say chỉ đủ để buồn thôi…
- Gió tự do thổi rỗng mặt đường…
- Anh đọc được cả những điều nhân dân không nói…
- Anh đang ở trong ngôi nhà mà em đã mua với giá cả một đời cô đơn thiếu nữ. V.v…
3. Bản năng thơ – nét độc đáo của thơ Thanh Tùng.
Có nhiều người ngại từ bản năng (mà thay bằng năng khiếu), xem ra cũng có cơ sở. Nhưng với Thanh Tùng thì khác, ông bảo rằng, do hoàn cảnh khó khăn, éo le (cha mẹ chia tay nhau từ khi ông còn rất bé), nên không được học hành đến đầu đến đũa, bởi vậy đầu tiên là ông làm thơ theo bản năng rồi tự học. Khách quan mà nói, bản năng thi sĩ là của Trời phú, là vốn quý vô giá không gì có thể so sánh được. Có thể nói nhà thơ Thanh Tùng hơn người ở cái chất bản năng thơ ấy. Suy cho cùng thì hồn nhiên, tinh tế do bản năng mà có.
Nhìn chung, trong quá trình trưởng thành, học tập, rèn luyện, cùng với những ảnh hưởng môi trường, bản năng của con người dần được thay thế bằng tri thức, lý trí, tình cảm. Nhưng với Thanh Tùng thì bản năng thi sĩ được bảo toàn khá vững chắc và bền bỉ. Từ đấy giúp ông phát sinh một khả năng mới, rất đặc biệt đó là ứng tác thơ.
Trong một số cuộc vui, khi có người yêu cầu ứng tác thơ, không bao giờ ông từ chối. Ông đề nghị cử tọa “ra đề”. Khi nhận “đề” rồi, ông trầm ngâm một thoáng tìm thi tứ, sau đó ông hắng giọng đọc liền một mạch xong bài thơ. Tôi để ý thấy thơ ứng tác của ông không hề dễ dãi, mà có ý tứ khá mạch lạc rõ ràng, đôi khi thật bất ngờ có câu thơ mới lạ và hay. Giờ nghĩ lại thấy tiếc khi ấy không có máy ghi âm, không thể nhớ được, thật uổng phí. Nhưng may mắn tôi còn nhớ được vài bài ngắn. Ấy là trong một tiệc cưới, khi cha mẹ và cô dâu chú rể đến bàn tiệc cảm ơn khách và chụp ảnh, chú rể ngỏ ý muốn nhà thơ Thanh Tùng ứng tác bài thơ. Tôi lo cho ông, giữa ồn ào náo nhiệt, lại bừng bừng hơi men rượu, làm sao mà tỉnh táo tìm tứ thơ, rồi ngôn từ, hình ảnh nữa, bao nhiêu thứ chứ đâu phải chuyện đùa chơi… Nhưng tôi thấy ông gật gù vài giây rồi cầm đôi đũa giơ lên như định gắp cái gì, rồi ông đọc:
Chúc hai em
Với đôi đũa ngắn
Gắp được miếng hạnh phúc từ xa.
Mọi người vỗ tay tán thưởng, bài thơ với hình ảnh gần gũi, cụ thể mà có tầm khái quát thật đẹp.
Dường như thi tứ, ngôn từ, hình ảnh luôn thường trực trong con người ông, bất cứ lúc nào gọi là thơ bật ra ngay.
Ai từng làm thơ đều biết, để có được thi hứng, nung nấu tứ thơ, viết, sửa từng câu từng chữ, có khi hàng năm mới được bài thơ. Hồi còn nhỏ tôi mê Văn học Nga, đọc truyện ngắn “Nhà thơ ứng tác”, ấn tượng mãi đến giờ. Tôi nghĩ, người có khả năng ứng tác là một biệt tài Trời phú, trường hợp này trên thế giới vô cùng hiếm hoi. Nhưng đó là truyện, chắc hư cấu thôi, chứ dễ đâu có thật! Vậy mà giờ đây, ngay bên cạnh tôi, cùng làm việc với tôi là một nhà thơ ứng tác tài ba bằng xương bằng thịt, có thật một trăm phần trăm. Nhiều lúc tôi nhìn ông, chiêm ngưỡng ông, và thầm hỏi, con người bình dị vậy mà tài năng đặc biệt đến thế ư? Bí mật Trời phú cho được cất giấu ở chỗ nào vậy?
Và sau đây là bài thơ ứng tác nữa của ông, mà bạn bè ghi lại được vì ngắn. Bài này có in trong tuyển tập thơ Thanh Tùng mang tên “Không đề”.
Em đã tiêu đồng tiền vàng duy nhất
Trong “ngân hàng” xơ xác của tôi
Đã đến ngày tôi nơm nớp đợi
Chống chọi với từng cơn lay nhẹ
Rụng chiếc lá cuối cùng
Trong vườn Thượng Đế để dành cho tôi.
Từ “em” ở câu thơ đầu có lẽ không nhằm đến một người cụ thể nào mà là một biểu tượng, ta có thể hiểu như là cuộc đời chẳng hạn. Nhà thơ đã dâng tặng cuộc đời “đồng tiền vàng duy nhất” chính là nguồn thơ trong tâm hồn thi sĩ. Bài thơ như một điềm báo, “Chiếc lá cuối cùng trong vườn Thượng Đế” đã rụng, ông đã rời cõi thế hơn hai năm nhưng “Thời hoa đỏ” còn “dại khờ” và “đắm say” mãi mãi.
Nhà thơ Thanh Tùng là người của cửa biển Hải Phòng, cuối đời ông sống ở Sài Gòn, vốn quen với những cơn gió mạnh mẽ phóng túng (cả cuộc đời ông cũng vậy), thơ ông tài hoa khoáng đạt sâu sắc mới mẻ. Ông để lại dấu ấn thật đẹp đối với Thi đàn Việt Nam và trong lòng bạn yêu thơ.
Có nhiều người ngại từ bản năng (mà thay bằng năng khiếu), xem ra cũng có cơ sở. Nhưng với Thanh Tùng thì khác, ông bảo rằng, do hoàn cảnh khó khăn, éo le (cha mẹ chia tay nhau từ khi ông còn rất bé), nên không được học hành đến đầu đến đũa, bởi vậy đầu tiên là ông làm thơ theo bản năng rồi tự học. Khách quan mà nói, bản năng thi sĩ là của Trời phú, là vốn quý vô giá không gì có thể so sánh được. Có thể nói nhà thơ Thanh Tùng hơn người ở cái chất bản năng thơ ấy. Suy cho cùng thì hồn nhiên, tinh tế do bản năng mà có.
Nhìn chung, trong quá trình trưởng thành, học tập, rèn luyện, cùng với những ảnh hưởng môi trường, bản năng của con người dần được thay thế bằng tri thức, lý trí, tình cảm. Nhưng với Thanh Tùng thì bản năng thi sĩ được bảo toàn khá vững chắc và bền bỉ. Từ đấy giúp ông phát sinh một khả năng mới, rất đặc biệt đó là ứng tác thơ.
Trong một số cuộc vui, khi có người yêu cầu ứng tác thơ, không bao giờ ông từ chối. Ông đề nghị cử tọa “ra đề”. Khi nhận “đề” rồi, ông trầm ngâm một thoáng tìm thi tứ, sau đó ông hắng giọng đọc liền một mạch xong bài thơ. Tôi để ý thấy thơ ứng tác của ông không hề dễ dãi, mà có ý tứ khá mạch lạc rõ ràng, đôi khi thật bất ngờ có câu thơ mới lạ và hay. Giờ nghĩ lại thấy tiếc khi ấy không có máy ghi âm, không thể nhớ được, thật uổng phí. Nhưng may mắn tôi còn nhớ được vài bài ngắn. Ấy là trong một tiệc cưới, khi cha mẹ và cô dâu chú rể đến bàn tiệc cảm ơn khách và chụp ảnh, chú rể ngỏ ý muốn nhà thơ Thanh Tùng ứng tác bài thơ. Tôi lo cho ông, giữa ồn ào náo nhiệt, lại bừng bừng hơi men rượu, làm sao mà tỉnh táo tìm tứ thơ, rồi ngôn từ, hình ảnh nữa, bao nhiêu thứ chứ đâu phải chuyện đùa chơi… Nhưng tôi thấy ông gật gù vài giây rồi cầm đôi đũa giơ lên như định gắp cái gì, rồi ông đọc:
Chúc hai em
Với đôi đũa ngắn
Gắp được miếng hạnh phúc từ xa.
Mọi người vỗ tay tán thưởng, bài thơ với hình ảnh gần gũi, cụ thể mà có tầm khái quát thật đẹp.
Dường như thi tứ, ngôn từ, hình ảnh luôn thường trực trong con người ông, bất cứ lúc nào gọi là thơ bật ra ngay.
Ai từng làm thơ đều biết, để có được thi hứng, nung nấu tứ thơ, viết, sửa từng câu từng chữ, có khi hàng năm mới được bài thơ. Hồi còn nhỏ tôi mê Văn học Nga, đọc truyện ngắn “Nhà thơ ứng tác”, ấn tượng mãi đến giờ. Tôi nghĩ, người có khả năng ứng tác là một biệt tài Trời phú, trường hợp này trên thế giới vô cùng hiếm hoi. Nhưng đó là truyện, chắc hư cấu thôi, chứ dễ đâu có thật! Vậy mà giờ đây, ngay bên cạnh tôi, cùng làm việc với tôi là một nhà thơ ứng tác tài ba bằng xương bằng thịt, có thật một trăm phần trăm. Nhiều lúc tôi nhìn ông, chiêm ngưỡng ông, và thầm hỏi, con người bình dị vậy mà tài năng đặc biệt đến thế ư? Bí mật Trời phú cho được cất giấu ở chỗ nào vậy?
Và sau đây là bài thơ ứng tác nữa của ông, mà bạn bè ghi lại được vì ngắn. Bài này có in trong tuyển tập thơ Thanh Tùng mang tên “Không đề”.
Em đã tiêu đồng tiền vàng duy nhất
Trong “ngân hàng” xơ xác của tôi
Đã đến ngày tôi nơm nớp đợi
Chống chọi với từng cơn lay nhẹ
Rụng chiếc lá cuối cùng
Trong vườn Thượng Đế để dành cho tôi.
Từ “em” ở câu thơ đầu có lẽ không nhằm đến một người cụ thể nào mà là một biểu tượng, ta có thể hiểu như là cuộc đời chẳng hạn. Nhà thơ đã dâng tặng cuộc đời “đồng tiền vàng duy nhất” chính là nguồn thơ trong tâm hồn thi sĩ. Bài thơ như một điềm báo, “Chiếc lá cuối cùng trong vườn Thượng Đế” đã rụng, ông đã rời cõi thế hơn hai năm nhưng “Thời hoa đỏ” còn “dại khờ” và “đắm say” mãi mãi.
Nhà thơ Thanh Tùng là người của cửa biển Hải Phòng, cuối đời ông sống ở Sài Gòn, vốn quen với những cơn gió mạnh mẽ phóng túng (cả cuộc đời ông cũng vậy), thơ ông tài hoa khoáng đạt sâu sắc mới mẻ. Ông để lại dấu ấn thật đẹp đối với Thi đàn Việt Nam và trong lòng bạn yêu thơ.
Phú Nhuận, Sài Gòn tháng 10 – 2019
N.V.T
N.V.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét