Các bệnh nhân virus Vũ Hán đã hồi phục, đang xếp hàng xét nghiệm lại tại Vũ Hán (Photo by STR/AFP via Getty Images)
Thành phố Vũ Hán - nơi bị phong toả hơn 50 ngày qua - lại có các “ca lây nhiễm từ khu dân cư" trong 5 ngày liên tiếp gần đây, và được phát hiện tại các phòng khám. Các chuyên gia cho rằng đây là số liệu đáng báo động, cho thấy việc cấp bách trước mắt là phải phòng chống dịch, khi dịch bệnh rất có thể sẽ “vực dậy” bùng phát lại lần nữa.
Ngày 18/3, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố rằng từ ngày 13/3 trở đi, Vũ Hán xuất hiện các ca dương tính virus Corona Vũ Hán trong 5 ngày liên tiếp, xuất phát từ các phòng khám bệnh. Một bác sĩ trong đội ngũ chữa trị tại bệnh viện Phương Thương (Vũ Xương) cho biết: “Các khu vực tại thành phố Vũ Hán đều bị phong tỏa, trong tình huống hiện tại mà còn xuất hiện các ca nhiễm mới, được phát hiện ra khi bệnh nhân đi khám bệnh, đó là một dấu hiệu đáng báo động!”
Vị bác sĩ này nói rõ: “Nếu những ca lây nhiễm mới trong vài ngày vừa qua đến từ ‘các ca nghi nhiễm’ tại các điểm cách ly, hoặc là ‘các ca lây nhiễm từ bên ngoài’, thì cho thấy rằng dịch bệnh vẫn còn có thể được khống chế. Sau khi những ca lây nhiễm loại này không còn nữa, khu vực đó có thể dần dần được giải trừ phong toả. Tuy nhiên các ca bệnh mới xuất hiện lại được phát hiện tại các phòng khám, điều này cho thấy phương diện phòng và khống chế dịch bệnh nhất định còn lỗ hổng”.
“Các ca lây nhiễm mới phát hiện tại phòng khám là một vấn đề khó giải quyết, virus không thể lây truyền mà không có căn cứ, người dân trong khu dân cư cơ bản bị cách ly trong nhà hơn 14 ngày, việc làm rõ nguyên nhân lây nhiễm là rất quan trọng”, vị bác sĩ nói thêm và bày tỏ lo lắng rằng có thể sẽ tồn tại nguồn lây bệnh chưa được kiểm soát, khiến virus tái bùng phát.
Những ngày gần đây, ĐCSTQ vội vàng khôi phục lại việc đi làm trở lại, do đó số liệu dịch bệnh các nơi bỗng suy giảm để “phù hợp" với nhu cầu của chính phủ, thậm chí được xóa sổ về “không". Vào trước ngày ông Tập Cận Bình tới khảo sát Vũ Hán vào ngày 10/3, toàn bộ các bệnh viện dã chiến trong thành phố Vũ Hán đều được “dọn đi" sạch sẽ.
Tuy nhiên, người dân Vũ Hán vẫn nghi ngờ về việc liệu thành phố này có thực sự khống chế được bệnh dịch hay chưa. Vào ngày 16/3, một phụ nữ Vũ Hán họ Phó, được bệnh viện dã chiến cho xuất viện, đã trả lời phỏng vấn tờ Epoch Times. Cô cho biết bản thân mình và rất nhiều bệnh nhân khác đều biết rằng, rất nhiều bệnh nhân đi ra từ bệnh viện dã chiến đều không thực sự được chữa khỏi.
Cô nói: “Bệnh viện dã chiến của chúng tôi có một người mà 36 tiếng sau khi xuất viện liền tử vong. Thanh niên đó mới 36 tuổi”.
Bản thân cô Phó sau khi xuất viện cũng cảm thấy trong người không khoẻ. Vào ngày 10/3 cô đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện mình dương tính với virus Corona Vũ Hán, và cần được đến bệnh viện (được chỉ định) để chữa trị.
Theo báo RFA đưa tin, một tình nguyện viên tại bệnh viện dã chiến Vũ hán đã tiết lộ với bên ngoài rằng, bệnh viện dã chiến Vũ Hán có thể nhanh chóng “làm trống giường bệnh" là do yêu cầu từ chính phủ. Chính quyền yêu cầu “giảm con số nhiễm mới xuống, tăng số người xuất viện lên".
Người này còn cho biết: “Trên thực tế, 90% người xuất viện đều mang theo virus, không ít người trở về nhà sau đó tái phát, lây nhiễm cho người thân, dẫn tới lây nhiễm tập thể”.
Anh này còn nói với bạn thân rằng “bây giờ mà kết thúc dịch bệnh thì hãy còn sớm lắm!” và cảm thán: “Chính phủ che trên dấu dưới, giở trò bịp bợm, không biết bao giờ sự lừa dối này mới tới giới hạn”.
Ngày 9/3, người nhà của một vị bác sĩ tại bệnh viện Vũ Hán tiết lộ với tờ The Epoch Times rằng, một số khu dân cư ở quận Hán Dương có người trở về nhà sau khi xuất viện, dù chưa được chữa khỏi, kết quả là cả gia đình nhanh chóng bị lây nhiễm tập thể, những khu dân cư này theo đó mà bị phong toả.
Ngày 14/3, một người dùng mạng tại Vũ Hán đăng tải video nơi cô sống xuất hiện ca nhiễm mới, các tầng của khu dân cư đều bị phong toả.
Ngày 15/3, một bác sĩ tại bệnh viện dã chiến nói trong bản ghi âm: “Ở bệnh viện dã chiến, không phải là bác sĩ chữa bệnh mà là ‘chính trị chữa bệnh’. Phần lớn giường bệnh ở đây đều trống không, nhân viên 4 tầng lầu đều không được tiến hành làm xét nghiệm, liền cho người ta về nhà, thật quá đáng sợ”.
Vị bác sĩ này còn tiết lộ: “Kiểm tra mẫu máu là phương pháp phát hiện virus nhanh nhất, nhưng chính phủ lại bắt ngừng lại, đó chính là vấn đề thuộc về chính trị”.
Cùng ngày, một nhà nhân quyền tên Dương Chiêm Thanh đã đăng tải một video, cho thấy các lãnh đạo tại Vũ Hán đang cho xây dựng một bệnh viện dã chiến mới có sức chứa lên đến 4.000 người, nhưng khu vực này trông giống như trại tập trung. Xung quanh bệnh viện bố trí lưới điện, lưới sắt, người bệnh muốn chạy cũng không thoát nổi.
Người phụ nữ trong video của cô Dương nói giọng Vũ Hán, và cho biết: “Không thể chạy thoát khỏi bệnh viện dã chiến mới, lưới sắt, lưới điện gì cũng đều có, chạy cũng không chạy thoát nổi”.
Người phụ nữ nói rằng nguồn tin của mình “đều có hình ảnh và chân thật”, cô nói: “Người khác lừa tôi để làm gì đây? Hơn nữa người đưa tin này cho tôi chính là người tham gia xây dựng Hoả Diệm Sơn, Lôi Thần Sơn, ông ấy còn nói với tôi loại virus này rất đáng sợ, bạn có thể vượt qua trong ba ngày thì coi như qua, còn không thì đành chờ chết thôi”.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ gần đây đã đưa tin rằng vào ngày 14/3, đội ngũ bác sĩ từ Quảng Tây đã quay trở lại hỗ trợ Hồ Bắc chống dịch, đây là đội thứ tư được cử tới chi viện Vũ Hán cùng Bệnh viện Liên minh Vũ Hán. Người dùng mạng hoài nghi: “Không phải nói là đã ‘không’ còn ai nhiễm bệnh nữa hay sao? Không phải khuyến khích người dân trở lại làm việc sao? Tại sao còn cần đội chi viện làm gì nhỉ?’
Lưu ý: để xoá bỏ sự bôi nhọ và lừa dối của ĐCSTQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi virus Corona Vũ Hán này là “virus Trung Quốc". Tờ Epoch Times cho rằng gọi “virus ĐCSTQ" mới chính xác, vì loại virus này đến từ Trung Quốc, dưới sự thống trị của ĐCSTQ, chính vì chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh mới khiến dịch bùng phát trên toàn cầu. Vì để đính chính lại thay cho người dân Trung Quốc vô tội, cũng là để phân biệt rõ ràng khái niệm “Trung Quốc” và “ĐCSTQ", nên gọi là “virus ĐCSTQ".
Hoàng Hoa /Theo NTDTV
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét