Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Khi cơn ác mộng mang tên Trung Quốc: Phát súng đầu tiên, nước Ý “gục ngã”




Với con số 4.825 người chết, nước Ý đã “vượt mặt” Trung Quốc trở thành quốc gia có số người tử vong vì con virus Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Vì sao Ý lại trở nên nông nỗi này? Vì sao chủng virus này lại lây lan nhanh ra toàn thế giới, khiến một quốc gia như Pháp phải ban bố lệnh Chiến tranh ngay giữa thời bình? Vì sao biên giới dài nhất thế giới Mỹ-Canada phải đóng cửa, và vì sao một siêu cường như nước Mỹ phải ban bố lệnh khẩn cấp quốc gia trong điều kiện thiếu hụt nguồn thuốc và vật tư y tế?
Vì sao?... Vì sao?... Tất cả đều là vì: Trung Quốc.
Nước Ý mộng mơ: Từ thiên đường tới địa ngục trần gian
Nước Ý vừa trải qua những ngày cuối tuần với danh xưng đầy nghiệt ngã: Quốc gia có số người chết vì bệnh viêm phổi Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Thiên tạo đã “bao bọc” nước Ý trong không khí ấm nồng của vùng biển sâu Địa Trung Hải, nơi có những bờ biển dài cát trắng tuyệt đẹp và một nền ẩm thực vô cùng phong phú. Tạo hóa cũng ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ…
Tạo hóa ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ…
Tạo hóa ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ… (Ảnh: Getty)
Nhưng nay “thiên đường” Ý phút chốc trở thành “địa ngục” bởi con virus đến từ Trung Quốc. Số liệu công bố ngày 22/3 cho thấy, trong vòng 24h, virus Trung Quốc đã cướp đi mạng sống của 793 người dân Ý, nâng tổng số 4.825 người đã mất mạng so với 3.245 người tử vong tại Trung Quốc. Nên nhớ, dân số của nước Ý chỉ có 61 triệu người so với 1,45 tỉ người tại Trung Quốc. Tính đến nay, tại Ý đã có 53.578 người bị lây nhiễm và khoảng 2.300 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Với khoảng cách địa lý cách tâm chấn dịch bệnh Trung Quốc hơn 10.000km và được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải, vì sao nước Ý lại trở thành ổ dịch nguy hiểm nhất của thế giới vào lúc này và bị các quốc gia châu Âu khác đóng cửa biên giới và xa lánh?
Để hiểu được điều này, cần phải “dò lần” lại hành trình đã đưa nước Ý tới cơn “bĩ cực” như hiện nay...
Nước Ý “ngây thơ” hay “vô số tội”?
Trong một video đăng vào ngày 12/3, Bộ trưởng Ngoại giao nước Ý Luigi Di Maio đã chỉ vào màn hình và hết lời ca ngợi sự xuất hiện của một chiếc máy bay Trung Quốc đang hạ cánh xuống phi trường nước này: Chúng tôi sẽ nhớ ai đã giúp chúng tôi như Trung Quốc đã làm." Giữa cơn “giông bão” virus Trung Quốc, mọi thứ mà Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio có thể làm lúc này đều là “cậy nhờ” vào đất nước đã gây ra đại dịch thế giới và cuộc khủng hoảng sức khỏe tại Ý.
Tuy nhiên “lô hàng” mà chiếc máy bay Trung Quốc đem đến Ý ngày hôm ấy gồm khẩu trang và máy trợ thở “chỉ là một giao dịch mua bán của nước Ý” - một cựu quan chức Ý tiết lộ, chứ không phải là “Trung Quốc, vì lòng biết ơn đối với Ý đang cung cấp các thiết bị y tế” như lời Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio nói.
“Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao cho Ý 1.000 chiếc máy trợ thở mà Ý đang chuẩn bị mua. Việc ký kết hợp đồng để nhận viện trợ có thể đến trong vài giờ tới. Bộ trưởng Di Maio và người đồng cấp Wang Yi đã nói về sự hợp tác giữa Ý và Trung Quốc sáng nay. Về phía Trung Quốc, họ đã bảo đảm với Di Maio rằng, các đơn đặt hàng của Ý sẽ được các công ty Trung Quốc ưu tiên để bán cho máy thở phổi, một yêu cầu không chỉ của riêng nước Ý mà còn của nhiều quốc gia châu Âu khác vào thời điểm này”.
Ngay tại Trung Quốc, niềm tin của dân chúng dành cho chế độ độc tài của Tập Cận Bình hiện đang suy yếu rất nhiều sau cách xử lý khủng hoảng virus Vũ Hán, và các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đang ngày càng hoài nghi về độ tin cậy của các dữ liệu về dịch bệnh của Trung Quốc. Nhưng cũng có những người như ông Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio và chính quyền nơi ông ta phục vụ vẫn tiếp tục ca ngợi sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Nước Ý vẫn ca ngợi "sự giúp đỡ" của Trung Quốc bất kể cách xử lý khủng hoảng ở nước này gây nên sự phẫn nộ và hoài nghi trong dân chúng cũng như cộng đồng quốc tế.
Nước Ý vẫn ca ngợi "sự giúp đỡ" của Trung Quốc bất kể cách xử lý khủng hoảng ở nước này gây nên sự phẫn nộ và hoài nghi trong dân chúng cũng như cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Getty)
"Chỉ một kẻ bất tài, bất tài và bất tài như Di Maio mới có thể hoan nghênh Trung Quốc - một quốc gia đại diện cho các vấn đề lớn nhất trên hành tinh theo quan điểm của cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm, từ chối các quyền tự do và gây ra sự lây lan của dịch bệnh", Thượng nghị sĩ Maurizio Gasparri đã phát biểu trong một phiên họp tại Quốc hội Ý, vào thời điểm nước này đang dần “quy hàng” trước chủng virus có xuất xứ đến từ đất nước của người bạn quý.
Người dân Ý đã không còn ngạc nhiên trước những lời tán dương Trung Quốc của ông bộ trưởng Luigi Di Maio. Họ gọi ông ta bằng cái tên châm biếm: “Ngài Bộ trưởng Trung Quốc”.
"Trò lừa bịp" của Bộ trưởng Ngoại giao Di Maio về lô "hàng hóa viện trợ" do Trung Quốc gửi đến, một lần nữa xác nhận thêm rằng, Đảng Phong trào 5 sao do ông Luigi Di Maio lãnh đạo đã hoàn toàn phục tùng theo sự chỉ bảo của chính quyền Bắc Kinh, vốn đã gây “dậy sóng” từ việc ký kết thỏa thuận thương mại trong dự án "Con đường tơ lụa mới".
Cách đây đúng 1 năm, vào ngày 23/3/2019, Ý đã chính thức ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”.
Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) - một chương trình ngoại giao kinh tế đầy tham vọng, đã trở thành biểu tượng cho một chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, quyết đoán và độc đoán hơn dưới thời Tập Cận Bình.
Năm 2019, Ý đã ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”.
Năm 2019, Ý đã ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”. (Ảnh: Getty)
Chương trình đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng rộng lớn này đã gây lo ngại trên toàn thế giới về mức độ ảnh hưởng và tầm kiểm soát của Bắc Kinh đối với các cảng biển và hệ thống mạng viễn thông. Và bằng cách thông qua các khoản cho vay rộng lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc và thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia.
Bằng việc ký kết này, nước Ý đã làm nên lịch sử khi trở thành thành viên đầu tiên trong nhóm G7 chính thức tán thành BRI, khiến các đồng minh truyền thống còn lại kinh ngạc và đặc biệt khiến Mỹ phải “thảng thốt”. Bản ghi nhớ mà Ý ký với Trung Quốc có việc cả hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau trong các lĩnh vực như khai thác cảng biển, vận chuyển, viễn thông và dược phẩm.
Đây chính là cầu nối dẫn đến sự hiện diện lớn hơn của Trung Quốc trong các tài sản mà Liên minh châu Âu (EU) coi là chiến lược nhạy cảm, đặc biệt là an ninh mạng và các cảng biển Bologna và Genova của Ý. Việc ký kết cũng diễn ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm trong quan hệ Trung Quốc-EU, khi cộng đồng khối này kêu gọi Bắc Kinh ngừng đối xử bất công với các công ty châu Âu. Chuyên gia kinh tế người Italia Andrea Goldstein từng nói rằng, việc chinh phục được nước Ý chính là cánh cửa lý tưởng để Trung Quốc đặt chân vào EU.
Dù các chính phủ Ý trước đây đều mong muốn thiết chặt hơn mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng chưa có ai dám rời khỏi “hàng ngũ” G7 bằng cách “tạt” sang BRI. Nhưng chính phủ liên minh dân túy gồm Đảng Phong trào Năm sao do ông Luigi Di Maio lãnh đạo và đảng Liên minh Dân chủ đã áp dụng một cách tiếp cận khác đối với ngoại giao quốc tế kể từ khi lên nắm quyền.
Lãnh đạo của cả hai đảng cầm quyền này đã nhiều lần thể hiện sự sẵn sàng bỏ qua các công ước ngoại giao tiêu chuẩn, bất chấp cả việc đụng độ với Ủy ban châu Âu chỉ để củng cố thêm quyết tâm được sát gần với Trung Quốc. Đảng Phong trào 5 sao và ĐCSTQ đã “ve vãn” nhau bằng một thỏa thuận được ví von như kiểu Ý đã “bán mình” cho Trung Quốc.
Bằng cách thông qua các khoản cho vay rộng lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc và thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia. Ảnh: Sri Lanka nhượng chủ quyền 99 năm cảng Hambantota cho Trung Quốc.
Thông qua các khoản cho vay lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc, thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia. Ảnh: Sri Lanka nhượng 99 năm cảng Hambantota cho Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Kể từ lúc đó, chính quyền Bắc Kinh đã đóng vai trò như là ông chủ “thương hiệu” của chủ nghĩa dân tộc kinh tế, bằng cách giúp quảng bá cái gọi là sản phẩm xa xỉ từng làm nên tên tuổi của nước Ý. Trên con đường tấn tới không còn chướng ngại, “ông chủ” Bắc Kinh đã thâu tóm Công ty sản xuất lốp Pirelli, nhà sản xuất máy trộn bê tông Cifa và Krizia - một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng với bề dày 60 năm đã bị Tập đoàn Shenzhen Marisfrolq của Trung Quốc non trẻ 21 năm tuổi đời thôn tính.
Thành phố Milan nổi tiếng là trung tâm về thương mại và dịch vụ của Italia, đã được “tiếp sức” bởi ngài Thị trưởng Milan Giuseppe Sala, người kể từ khi nhậm chức đã liên tục bay đến Trung Quốc để thắt chặt mối quan quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư của nước này. Từ đây, Milan đã trở thành “vùng đất vàng” có cộng đồng người Hoa tập trung làm ăn đông nhất.
Thêm một cú sốc nữa cho người Ý khi 2 câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng là Inter Milan và AC Milan cũng được chuyển nhượng nốt cho Trung Quốc. Ngoài ra, thành phố Milan cũng chọn một doanh nghiệp Thượng Hải - chứ không phải một công ty châu Âu nào khác - để cung cấp hệ thống dịch vụ dùng chung xe đạp với khoảng 12.000 xe được đưa vào phục vụ vào tháng 10/2017.
Trong nỗ lực tìm kiếm mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện “bức tranh” hợp tác toàn diện, chính phủ Ý tiếp tục mở cửa đón nhận công nghệ 5G của tập đoàn Huawei trước sự e dè của châu Âu và sự phản đối của nước Mỹ.
Nhiều nghị sĩ Ý cũng đã lên tiếng phản đối sự hợp tác này. Ngay cả ông phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Matteo Salvini đã nhiều lần cảnh báo rằng, các ngành công nghiệp nhạy cảm chiến lược của nước Ý cần phải được bảo vệ:
“Các dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, phải được giám sát bởi các tổ chức của Ý. Tôi không muốn dữ liệu điện thoại di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới tính đến những lý do kinh tế”.
Bộ trưởng Matteo Salvini cảnh báo: “Dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, tôi không muốn dữ liệu di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới đến tính đến những lý do kinh tế”.
Bộ trưởng Matteo Salvini cảnh báo: “Dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, tôi không muốn dữ liệu di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới đến tính đến những lý do kinh tế”. (Ảnh: Getty)
Ngày càng có nhiều quốc gia lo ngại rằng, Huawei có thể được chính quyền Bắc Kinh sử dụng vào các mục đích hoạt động gián điệp. Một số chính phủ các nước châu Âu đã công khai loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong việc xây dựng hạ tầng mạng không dây 5G vì rủi ro an ninh thông tin.
Thật không may cho nước Ý, khi giới lãnh đạo đã chọn Kinh tế đứng trước nguy cơ An ninh quốc gia thì gói đầu tư trị giá 3,1 tỉ đôla của Huawei “dành tặng” cho nước Ý đã được Thủ tướng Ý Giuseppe Conte ca ngợi hết lời và coi mối quan hệ gần gũi giữa Rome và Bắc Kinh như là một chiến thắng lớn cho chính phủ của ông ta.
Để ca ngợi tình hữu nghị Italia - Trung Quốc, một Viện Khổng Tử đã được khánh thành tại quê hương Macerata của nhà truyền giáo nổi tiếng Matteo Ricci (thế kỷ 17). Có thể nói, nước Ý đã tìm mọi cách để lấy lòng Bắc Kinh nhằm không bị loại ra khỏi “Con đường tơ lụa mới”.
Nhờ mối quan hệ hữu hảo, Virus Trung Quốc tìm đường sang Ý 
Ngày 20/1, sau 3 tuần giấu nhẹm thông tin về dịch bệnh, Tập Cận Bình đột ngột lao vào một cuộc chiến tổng lực vô tiền khoáng hậu với con virus Vũ Hán khi vào 20/1 đã ra lệnh: “Kiên quyết chống việc virus corona lan tràn” và đe dọa trừng phạt bất cứ ai giấu thông tin.
Một ngày sau, vào ngày 21/1, khi các quan chức hàng đầu tại Trung Quốc cảnh báo rằng, bất kỳ ai che giấu virus Vũ Hán đều sẽ bị “đóng đinh vào cây cột ô nhục đến muôn đời” thì ở cách đó hơn 10 ngàn cây số, ngài Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch của Ý lại mở “rộng cửa” tiếp đón một phái đoàn Trung Quốc sang thăm nước Ý, trong một buổi hòa nhạc hoành tráng tại Học viện Quốc gia Santa Cecilia để chào đón năm Văn hóa và Du lịch Ý-Trung Quốc.
Theo NTD online

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: