Tạ Duy Anh
Xin chia sẻ với độc giả BVN!
Ban biên tập BVN
Tiêu đề của cuốn sách Cái chết chìm của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc hàm ý rõ ràng rằng, các vị, tức là người dân Trung Quốc, hãy chọn lựa tương lai của mình. Rằng,“Trong mấy chục năm qua người dân bách tính Trung Quốc đã phải trả một cái giá rất lớn cho hình tượng đạo đức giả và sự ngu xuẩn của những kẻ cầm quyền, lẽ nào có thể để lịch sử như thế này tiếp tục đi về phía tương lai hay sao?”. Các vị nghe cho rõ nhé, tôi – Lưu Hiểu Ba – muốn các vị nhớ lấy sự thật ấy.
Đây là lần đầu tiên tôi được đọc một tác phẩm hoàn chỉnh của Lưu Hiểu Ba, về chủ đề chính trị và văn hóa gắn với Trung Quốc. Tôi xin mách trước với bạn đọc là bạn sẽ bắt gặp những chuyện không khác xa với những gì vẫn xảy ra xung quanh mình, được Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc, thuật lại, bằng thứ ngôn ngữ có phần chua chát và đầy nhạo báng theo truyền thống Trung Hoa.
Mỗi người, tất nhiên, sẽ tìm thấy trong cuốn sách điều mình quan tâm, tự rút ra nhận định của riêng mình. Đó là quyền to lớn nằm trong số quyền mà Lưu Hiểu Ba cố sống cố chết đòi cho bạn và cũng được thể hiện mạnh mẽ trong cuốn sách này (có thể bạn không biết, không cần biết điều này). Quyền đó là quyền tự do biểu đạt ý kiến, quyền nói lên sự thật về mọi vấn đề lớn hay nhỏ, trong đó có ý kiến không bị định hướng về cuốn sách này.
Tôi rất tò mò muốn được bạn chia sẻ ý kiến, và tôi sẽ chờ.
Về phần mình, nói thật là tôi rất khoái sự mô tả (đúng ra phải là bóc trần sự thật) của Lưu Hiểu Ba về cách thức mà nhà nước Trung Quốc dùng để quản lý báo chí và xuất bản, thuộc về lĩnh vực tự do ngôn luận, một trong bốn tự do lớn mà bất cứ ai từ lọt lòng sinh ra cũng đều được hưởng, không phụ thuộc vào ý chí người khác. Tôi thích thú vì nó động đến lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay của tôi: Biên tập sách, một nghề gần như vô tích sự nhưng luôn bị coi là nguy hiểm. Tôi, thậm chí còn cười phá lên khi lần đầu tiên tôi chính thức công nhận, những gì Trung Quốc đang áp dụng trong việc xuất bản sách, phát hành, tạm dừng hay đình chỉ phát hành, thu hồi tiêu hủy v.v, cũng như việc kiểm soát in ấn, định hướng thông tin khi có sự cố truyền thông… giống hệt như những gì các cơ quan quản lý xuất bản của nước ta đang làm. Giống nhau như bản chính và bản photocopy. Nghĩa là nếu có khác thì chỉ là một đằng mầu mè lòe loẹt, một đằng trần trụi mầu đen.
Có thể các lĩnh vực khác cũng như vậy. Chẳng hạn bạn sẽ thấy rất nhiều mưu mô nhằm ức hiếp dân lành, thao túng thông tin, bảo kê lợi ích nhóm, cấu kết nhau để đục khoét đất nước của giới quyền lực bị tha hóa và nhóm tư bản thân hữu… cứ như đang xảy ra ngay bên cạnh bạn. Đến mức bạn sẽ phải thốt lên: Sao mà sự xấu xa, đểu cáng nó dò tìm thấy nhau, liên minh với nhau nhanh và bền chặt đến thế. Nhưng chúng ta thỏa thuận là sẽ không mất thời gian cãi nhau bên nào bản chính, bên nào bản sao, bởi nói như Lưu Hiểu Ba, chó nhà và chó gác cửa tưởng là giống nhau nhưng lại vẫn có chỗ khác nhau.
Chó còn thế nữa là chuyện quốc gia đại sự kinh thiên động địa.
Những gì tôi muốn nói với bạn khi đọc xong cuốn sách này, chỉ có chừng ấy. Đoạn sau đây là tôi cóp từ các nguồn tư liệu có sẵn.
Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên. Lưu Hiểu Ba, mặc dù là người Trung Quốc, nhưng lại “mặc định” bị coi là cùng hội cùng thuyền với “thế lực thù địch” ở Việt Nam. Ngoài ra tên của ông còn gắn với một sự kiện tàn khốc của lịch sử hiện đại Trung Quốc và vì nhiều lý do, vẫn luôn bị coi là “nhạy cảm” khi nhắc đến ở Việt Nam, đó là cuộc thảm sát Thiên An Môn diễn ra ngày 4 tháng 6 năm 1989. Vào thời điểm đó, Lưu Hiểu Ba đang thỉnh giảng đại học ở Hoa Kỳ. Hiểu rõ mối nguy hiểm của hàng ngàn sinh viên còn non nớt trước họng súng của chính quyền được chỉ huy bởi những kẻ lão luyện trong việc giết chóc, Lưu Hiểu Ba đã quyết định quay trở lại Trung Quốc để tham gia phong trào, với hy vọng hạn chế sự manh động có thể gây thảm họa không cần thiết cho những người biểu tình. Và ông đã không lầm. Sau này, Lưu Hiểu Ba được coi là một trong “bốn lãnh đạo chính trong vụ Thiên An Môn” đã đứng ra thuyết phục hàng trăm sinh viên rời quảng trường, nhờ vậy họ được cứu sống.
Sau sự kiện đen tối đó, sự kiện mãi mãi là vết nhơ của lịch sử và nền văn hóa Trung Quốc, mặc dù đối mặt với vô vàn hiểm nguy, Lưu Hiểu Ba, thay vì chọn sự an toàn là trở lại Hoa Kỳ, thì ông đã quyết định ở lại Tổ Quốc vĩ đại của mình, sát cánh cùng những người dân thấp cổ bé họng, giúp họ nói lên tiếng nói của công lý và quyền được sống trong tự do. Đây chính là giai đoạn ông bị sách nhiễu, bị trả thù khốc liệt từ phía chính quyền. Bất chấp điều đó, tiếng nói Lưu Hiểu Ba vẫn tìm mọi cách đến với các tầng lớp dân chúng và ông trở thành phát ngôn nhân cho tương lai của đất nước Trung Quốc.
Cuốn sách này là một bằng chứng về điều đó, không thể bị hủy diệt bằng bất cứ vũ khí gì.
Năm 2010, Ủy ban Hòa bình Na Uy, bỏ qua mọi sức ép của Chính quyền Trung Quốc, đã trao Giải thưởng Nobel cho Lưu Hiểu Ba, vào lúc ông đang là tù nhân, với bản án 11 năm vì tội “kích động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngay lập tức, Trung Quốc điên cuồng đưa ra phản ứng, tuyên bố ở cấp Nhà nước phản đối giải thưởng, dọa cắt quan hệ thương mại với Vương quốc Na Uy. Trên thực tế nhiều hợp đồng, thỏa thuận làm ăn với Na Uy bị Trung Quốc đơn phương đình chỉ. Trong nước, chính quyền mở một đợt tuyên truyền rầm rộ bôi nhọ uy tín của Giải Nobel, coi việc trao Giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba là trao cho tên tội phạm!
Vì sao chính quyền Trung Quốc vốn sở hữu trong tay một sức mạnh khổng lồ, lại run sợ trước tiếng nói của một kẻ trói gà không chặt như Lưu Hiểu Ba? Trên thực tế họ không ngại bỏ ra rất nhiều công sức, vận dụng mọi biện pháp để vô hiệu tiếng nói ấy. Bạn hãy đọc kỹ cuốn sách này sẽ lập tức có câu trả lời. Với tôi, thì chính nhờ sự ầm ĩ đầy yếu đuối của chính quyền Trung Quốc, mà tôi biết rằng, Lưu Hiểu Ba có thể xếp vào cùng danh sách với Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi… những người có thừa khả năng hưởng vinh hoa phú quý nhưng đã chọn dấn thân vào con đường nguy hiểm, luôn đối mặt với tra tấn, tù đày, chết chóc để đòi lại cho nhân dân của mình những quyền “không ai có thể xâm phạm” đã bị tước bỏ bằng bạo lực, bằng sự dối trá. Mandela đã thành công, trở thành người Cha của đất nước Nam Phi từ bỏ vết nhơ phân biệt chủng tộc, là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu thương và khát vọng tự do. Aung San Suu Kyi, sau hàng chục năm bị giam cầm, đầy ải, cuối cùng cũng đã có cơ hội được hoàn thành tâm nguyện. Chỉ riêng Lưu Hiểu Ba là chết đau đớn trong tù, khi những gì ông mong muốn cho đất nước Trung Quốc còn xa vời.
Trung Quốc là một nước lớn, một nền văn hóa vĩ đại, nhưng về mặt chính trị, chưa bao giờ nó thoát khỏi thân phận một con bệnh khổng lồ. Thứ mà họ luôn thiếu là những vị bác sĩ tinh thần. Nếu trước đây, văn hào Lỗ Tấn đã chỉ ra căn bệnh cố hữu của người Trung Quốc là luôn tự mị mình bằng “phép thắng lợi tinh thần”, thì gần một thế kỉ sau, Lưu Hiểu Ba dùng chính con dao mổ mà Lỗ Tấn đã dùng để rạch một nhát vào đúng tim đen của căn bệnh cuồng vọng quyền lực, vốn có gốc rễ rất sâu trong văn hóa chính trị Trung Quốc nhưng được đẩy lên tới đỉnh cao nhờ Mao Trạch Đông. Căn bệnh sau này có căn nguyên từ căn bệnh trước. Nhưng nếu căn bệnh trước chỉ khiến người Trung Quốc hèn yếu, ảo tưởng, bỏ mặc bị xâu xé, chấp nhận tụt hậu, thì căn bệnh sau có nguy cơ khiến Trung Quốc trở thành tai họa cho thế giới cả về sự hung hãn và thói trá ngụy mà sự tàn bạo trước hết đổ lên đầu người dân Trung Quốc. Ông viết:
“Cuồng vọng là căn bệnh ung thư về đạo đức đối với tất cả những kẻ độc tài, càng là những kẻ độc tài nhiều quyền lực càng cuồng vọng, không cần nhắc tới nước ngoài, chỉ cần Trung Quốc thôi cũng đã có Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thái Tổ, Khang Hy, Càn Long, Mao Trạch Đông… ví dụ quá đầy đủ! Những nhân vật chính trị đầy quyền lực này cũng đầy đủ năng lực để cưỡng ép, khuếch tán những tế bào ung thư ra toàn xã hội.”
Và đây là điều ông chỉ ra:
“Tuy rằng xã hội Trung Quốc hiện tại đã nói lời từ biệt với thời đại của những nhà độc tài chính trị, nhưng lại chưa thể thoát lối tư duy thống trị của chế độ độc tài: Đạo đức trong tất cả những chế độ xã hội chuyên chế đều thối nát, giả dối, dã man.”
Căn bệnh trên tìm thấy mảnh đất mầu mỡ từ học thuyết về đấu tranh giai cấp để trở thành một thứ trăm hoa đua nở, phủ khắp mặt đất đủ thứ xấu xa, độc hại:
“Khi anh không tuân thủ theo những tiêu chuẩn đạo đức lễ nghi của bọn họ, ví dụ như anh có những ý kiến bất đồng với kẻ thống trị về mặt chính trị, bọn họ tất nhiên sẽ không chỉ sử dụng những lý lẽ đạo đức để thuyết phục anh, mà còn sử dụng hệ thống nhà tù thậm chí là hủy diệt cơ thể anh để thủ tiêu một cách triệt để cơ hội và quyền lợi được cất lên tiếng nói của anh…”
Thối nát, giả dối, dã man… là những gì Lưu Hiểu Ba lột tả xã hội Trung Quốc ngày nay, mà kẻ chịu trách nhiệm chính là thể chế chính trị của Trung Quốc. Trông bề ngoài, nếu chỉ dựa vào những tiến bộ về kinh tế, sức mạnh quốc gia, người ta dễ nhầm tưởng đó là thành công, là sự tốt đẹp gắn với đất nước Trung Quốc. Nhưng với Lưu Hiểu Ba, thì đó chỉ là vẻ hào nhoáng có được bằng sự trả giá quá đắt của hàng tỷ người và được chính quyền dày công tô vẽ. Bên trong nó là một mớ bùng nhùng bệnh tật, không sức nào kể hết, là kết quả của sự đánh đổi vụ lợi được dẫn dắt bởi những kẻ có máu độc tài, trước tiên chỉ để thỏa mãn thói cuồng vọng quyền lực của họ. Những biểu hiện của các loại bệnh bên trong và bên ngoài ấy ngày ngày đang hiện hữu trước mắt nhân loại. Đó là sự độc đoán, áp chế, cắt bỏ hầu hết những quyền thiên định và hiến định (Hiến pháp bày ra để lòe bịp người dân và thiên hạ) của người dân trong nước, với lý lẽ chỉ cần được nuôi ăn, được vỗ béo. Người dân phải trả giá quá cao cho tương lai của mình, thậm chí đến mức “đẫm máu và nước mắt” để có được sự vỗ béo ấy, sự vỗ béo biến phần lớn dân đen thành một thứ súc vật còn những kẻ đại diện tinh hoa thì “Một khi nhận được sự thưởng thức và ân sủng của chủ nhân, họ lại thấy rằng phương thức đầu tư tốt nhất cho tương lai nô tài của mình chính là không ngừng bày trò để chủ nhân cảm thấy hứng thú và vui thích, phục vụ hầu hạ tốt với chủ nhân là đối đãi tốt với bản thân.” Đó là sự bành trướng sức mạnh dưới mọi dạng thức, để uy hiếp, thao túng, khống chế lân bang xóm giềng, gây rối loạn khắp nơi rồi đục nước béo cò.
Sự cuồng vọng quyền lực, nghiện dùng sức mạnh, nghiệt ngã trong cai trị, dối trá và vô đạo đức là một chuỗi liên hoàn các căn bệnh có mối gắn bó mật thiết với nhau. Hậu quả cuối cùng là nó reo rắc sự khiếp sợ trong đại bộ phận nhân dân. Khiến người dân khiếp sợ, cưỡng bức họ tuân phục quyền lực là mong muốn và cũng là mục đích duy nhất của những kẻ độc tài. Lưu Hiểu Ba quyết không cho nó biện hộ bằng bất cứ giáo lý nào khoác áo vì sự tiến bộ, bằng cách lộn trái nó ra, phơi bày không thương tiếc trước toàn thế giới. Bởi vì tự do là tài sản chung của nhân loại, mọi sự nhân danh tự do để bức hại nó, đều tiềm ẩn nguy cơ cả nhân loại sẽ phải trả giá đau đớn.
Cái đích cuối cùng mà Lưu Hiểu Ba chỉ ra cho bạn đọc, là nền chính trị Trung Quốc hiện nay không có tương lai, càng không thể là lựa chọn của nhân loại như nhiều người hoang tưởng rêu rao. Trung Quốc, như con khủng long bạo chúa, trước sau cũng chết chìm vì chính sức nặng của thân xác nó, sức nặng có được do tham lam và tàn bạo ngốn hết sạch nguồn dự trữ của tương lai.
Có nhiều người cho rằng Lưu Hiểu Ba đã hy sinh vô ích, hy sinh một cách không cần thiết cho thứ mà hàng trăm triệu người dân Trung Quốc ngày nay không chờ đợi. Bởi vì họ vẫn đang vui vẻ với thứ mà ông coi là xiềng xích. Họ thậm chí còn nguyền rủa ông đã làm cho Trung Quốc mất mặt với thế giới! Với những người ấy, có thể họ không cần thiết phải đọc cuốn sách này mặc dù Lưu Hiểu Ba viết cả cho họ, vì họ. Nhưng đó chỉ là những tiếng nói vọng lên từ nấm mồ, từ quá khứ. Trong khi đây là cuốn sách được viết cho tương lai, nhằm thức tỉnh thế hệ tương lai, của không chỉ người dân Trung Quốc, mà cho tất cả chúng ta, những người không có khả năng vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua những toan tính vụ lợi, để một lần đối mặt và nói lên sự thật.
T.D.A.
Ghi chú: Tác phẩm “ Cái chết chìm của siêu cường” của Lưu Hiểu Ba
Hồ Như Ý dịch
Từ nguyên bản tiếng Trung Quốc Đại Quốc trầm luân – Tả cấp Trung Quốc đích bị vong lục
Ngoài Giờ xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2018.
Trình bày: I design / Bìa: Vũ Luân
Bản quyền bản dịch Tiếng Việt © 2018, Hồ Như Ý.
Trên trang Uyen Nguyen vừa đăng bài viết của Tạ Duy Anh, bình luận về cuốn sách “Cái chết chìm của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc” của tác giả Lưu Hiểu Ba, nhà văn Trung Quốc được trao giải Nobel năm 2010. Thông qua lời bình về cuốn sách, ta sẽ càng hiểu hơn về một đất nước Trung Hoa dưới thời cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như qua đó càng hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam hôm nay.
Xin chia sẻ với độc giả BVN!
Ban biên tập BVN
Tiêu đề của cuốn sách Cái chết chìm của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc hàm ý rõ ràng rằng, các vị, tức là người dân Trung Quốc, hãy chọn lựa tương lai của mình. Rằng,“Trong mấy chục năm qua người dân bách tính Trung Quốc đã phải trả một cái giá rất lớn cho hình tượng đạo đức giả và sự ngu xuẩn của những kẻ cầm quyền, lẽ nào có thể để lịch sử như thế này tiếp tục đi về phía tương lai hay sao?”. Các vị nghe cho rõ nhé, tôi – Lưu Hiểu Ba – muốn các vị nhớ lấy sự thật ấy.
Đây là lần đầu tiên tôi được đọc một tác phẩm hoàn chỉnh của Lưu Hiểu Ba, về chủ đề chính trị và văn hóa gắn với Trung Quốc. Tôi xin mách trước với bạn đọc là bạn sẽ bắt gặp những chuyện không khác xa với những gì vẫn xảy ra xung quanh mình, được Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc, thuật lại, bằng thứ ngôn ngữ có phần chua chát và đầy nhạo báng theo truyền thống Trung Hoa.
Mỗi người, tất nhiên, sẽ tìm thấy trong cuốn sách điều mình quan tâm, tự rút ra nhận định của riêng mình. Đó là quyền to lớn nằm trong số quyền mà Lưu Hiểu Ba cố sống cố chết đòi cho bạn và cũng được thể hiện mạnh mẽ trong cuốn sách này (có thể bạn không biết, không cần biết điều này). Quyền đó là quyền tự do biểu đạt ý kiến, quyền nói lên sự thật về mọi vấn đề lớn hay nhỏ, trong đó có ý kiến không bị định hướng về cuốn sách này.
Tôi rất tò mò muốn được bạn chia sẻ ý kiến, và tôi sẽ chờ.
Về phần mình, nói thật là tôi rất khoái sự mô tả (đúng ra phải là bóc trần sự thật) của Lưu Hiểu Ba về cách thức mà nhà nước Trung Quốc dùng để quản lý báo chí và xuất bản, thuộc về lĩnh vực tự do ngôn luận, một trong bốn tự do lớn mà bất cứ ai từ lọt lòng sinh ra cũng đều được hưởng, không phụ thuộc vào ý chí người khác. Tôi thích thú vì nó động đến lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay của tôi: Biên tập sách, một nghề gần như vô tích sự nhưng luôn bị coi là nguy hiểm. Tôi, thậm chí còn cười phá lên khi lần đầu tiên tôi chính thức công nhận, những gì Trung Quốc đang áp dụng trong việc xuất bản sách, phát hành, tạm dừng hay đình chỉ phát hành, thu hồi tiêu hủy v.v, cũng như việc kiểm soát in ấn, định hướng thông tin khi có sự cố truyền thông… giống hệt như những gì các cơ quan quản lý xuất bản của nước ta đang làm. Giống nhau như bản chính và bản photocopy. Nghĩa là nếu có khác thì chỉ là một đằng mầu mè lòe loẹt, một đằng trần trụi mầu đen.
Có thể các lĩnh vực khác cũng như vậy. Chẳng hạn bạn sẽ thấy rất nhiều mưu mô nhằm ức hiếp dân lành, thao túng thông tin, bảo kê lợi ích nhóm, cấu kết nhau để đục khoét đất nước của giới quyền lực bị tha hóa và nhóm tư bản thân hữu… cứ như đang xảy ra ngay bên cạnh bạn. Đến mức bạn sẽ phải thốt lên: Sao mà sự xấu xa, đểu cáng nó dò tìm thấy nhau, liên minh với nhau nhanh và bền chặt đến thế. Nhưng chúng ta thỏa thuận là sẽ không mất thời gian cãi nhau bên nào bản chính, bên nào bản sao, bởi nói như Lưu Hiểu Ba, chó nhà và chó gác cửa tưởng là giống nhau nhưng lại vẫn có chỗ khác nhau.
Chó còn thế nữa là chuyện quốc gia đại sự kinh thiên động địa.
Những gì tôi muốn nói với bạn khi đọc xong cuốn sách này, chỉ có chừng ấy. Đoạn sau đây là tôi cóp từ các nguồn tư liệu có sẵn.
Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên. Lưu Hiểu Ba, mặc dù là người Trung Quốc, nhưng lại “mặc định” bị coi là cùng hội cùng thuyền với “thế lực thù địch” ở Việt Nam. Ngoài ra tên của ông còn gắn với một sự kiện tàn khốc của lịch sử hiện đại Trung Quốc và vì nhiều lý do, vẫn luôn bị coi là “nhạy cảm” khi nhắc đến ở Việt Nam, đó là cuộc thảm sát Thiên An Môn diễn ra ngày 4 tháng 6 năm 1989. Vào thời điểm đó, Lưu Hiểu Ba đang thỉnh giảng đại học ở Hoa Kỳ. Hiểu rõ mối nguy hiểm của hàng ngàn sinh viên còn non nớt trước họng súng của chính quyền được chỉ huy bởi những kẻ lão luyện trong việc giết chóc, Lưu Hiểu Ba đã quyết định quay trở lại Trung Quốc để tham gia phong trào, với hy vọng hạn chế sự manh động có thể gây thảm họa không cần thiết cho những người biểu tình. Và ông đã không lầm. Sau này, Lưu Hiểu Ba được coi là một trong “bốn lãnh đạo chính trong vụ Thiên An Môn” đã đứng ra thuyết phục hàng trăm sinh viên rời quảng trường, nhờ vậy họ được cứu sống.
Sau sự kiện đen tối đó, sự kiện mãi mãi là vết nhơ của lịch sử và nền văn hóa Trung Quốc, mặc dù đối mặt với vô vàn hiểm nguy, Lưu Hiểu Ba, thay vì chọn sự an toàn là trở lại Hoa Kỳ, thì ông đã quyết định ở lại Tổ Quốc vĩ đại của mình, sát cánh cùng những người dân thấp cổ bé họng, giúp họ nói lên tiếng nói của công lý và quyền được sống trong tự do. Đây chính là giai đoạn ông bị sách nhiễu, bị trả thù khốc liệt từ phía chính quyền. Bất chấp điều đó, tiếng nói Lưu Hiểu Ba vẫn tìm mọi cách đến với các tầng lớp dân chúng và ông trở thành phát ngôn nhân cho tương lai của đất nước Trung Quốc.
Cuốn sách này là một bằng chứng về điều đó, không thể bị hủy diệt bằng bất cứ vũ khí gì.
Năm 2010, Ủy ban Hòa bình Na Uy, bỏ qua mọi sức ép của Chính quyền Trung Quốc, đã trao Giải thưởng Nobel cho Lưu Hiểu Ba, vào lúc ông đang là tù nhân, với bản án 11 năm vì tội “kích động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngay lập tức, Trung Quốc điên cuồng đưa ra phản ứng, tuyên bố ở cấp Nhà nước phản đối giải thưởng, dọa cắt quan hệ thương mại với Vương quốc Na Uy. Trên thực tế nhiều hợp đồng, thỏa thuận làm ăn với Na Uy bị Trung Quốc đơn phương đình chỉ. Trong nước, chính quyền mở một đợt tuyên truyền rầm rộ bôi nhọ uy tín của Giải Nobel, coi việc trao Giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba là trao cho tên tội phạm!
Vì sao chính quyền Trung Quốc vốn sở hữu trong tay một sức mạnh khổng lồ, lại run sợ trước tiếng nói của một kẻ trói gà không chặt như Lưu Hiểu Ba? Trên thực tế họ không ngại bỏ ra rất nhiều công sức, vận dụng mọi biện pháp để vô hiệu tiếng nói ấy. Bạn hãy đọc kỹ cuốn sách này sẽ lập tức có câu trả lời. Với tôi, thì chính nhờ sự ầm ĩ đầy yếu đuối của chính quyền Trung Quốc, mà tôi biết rằng, Lưu Hiểu Ba có thể xếp vào cùng danh sách với Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi… những người có thừa khả năng hưởng vinh hoa phú quý nhưng đã chọn dấn thân vào con đường nguy hiểm, luôn đối mặt với tra tấn, tù đày, chết chóc để đòi lại cho nhân dân của mình những quyền “không ai có thể xâm phạm” đã bị tước bỏ bằng bạo lực, bằng sự dối trá. Mandela đã thành công, trở thành người Cha của đất nước Nam Phi từ bỏ vết nhơ phân biệt chủng tộc, là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu thương và khát vọng tự do. Aung San Suu Kyi, sau hàng chục năm bị giam cầm, đầy ải, cuối cùng cũng đã có cơ hội được hoàn thành tâm nguyện. Chỉ riêng Lưu Hiểu Ba là chết đau đớn trong tù, khi những gì ông mong muốn cho đất nước Trung Quốc còn xa vời.
Trung Quốc là một nước lớn, một nền văn hóa vĩ đại, nhưng về mặt chính trị, chưa bao giờ nó thoát khỏi thân phận một con bệnh khổng lồ. Thứ mà họ luôn thiếu là những vị bác sĩ tinh thần. Nếu trước đây, văn hào Lỗ Tấn đã chỉ ra căn bệnh cố hữu của người Trung Quốc là luôn tự mị mình bằng “phép thắng lợi tinh thần”, thì gần một thế kỉ sau, Lưu Hiểu Ba dùng chính con dao mổ mà Lỗ Tấn đã dùng để rạch một nhát vào đúng tim đen của căn bệnh cuồng vọng quyền lực, vốn có gốc rễ rất sâu trong văn hóa chính trị Trung Quốc nhưng được đẩy lên tới đỉnh cao nhờ Mao Trạch Đông. Căn bệnh sau này có căn nguyên từ căn bệnh trước. Nhưng nếu căn bệnh trước chỉ khiến người Trung Quốc hèn yếu, ảo tưởng, bỏ mặc bị xâu xé, chấp nhận tụt hậu, thì căn bệnh sau có nguy cơ khiến Trung Quốc trở thành tai họa cho thế giới cả về sự hung hãn và thói trá ngụy mà sự tàn bạo trước hết đổ lên đầu người dân Trung Quốc. Ông viết:
“Cuồng vọng là căn bệnh ung thư về đạo đức đối với tất cả những kẻ độc tài, càng là những kẻ độc tài nhiều quyền lực càng cuồng vọng, không cần nhắc tới nước ngoài, chỉ cần Trung Quốc thôi cũng đã có Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thái Tổ, Khang Hy, Càn Long, Mao Trạch Đông… ví dụ quá đầy đủ! Những nhân vật chính trị đầy quyền lực này cũng đầy đủ năng lực để cưỡng ép, khuếch tán những tế bào ung thư ra toàn xã hội.”
Và đây là điều ông chỉ ra:
“Tuy rằng xã hội Trung Quốc hiện tại đã nói lời từ biệt với thời đại của những nhà độc tài chính trị, nhưng lại chưa thể thoát lối tư duy thống trị của chế độ độc tài: Đạo đức trong tất cả những chế độ xã hội chuyên chế đều thối nát, giả dối, dã man.”
Căn bệnh trên tìm thấy mảnh đất mầu mỡ từ học thuyết về đấu tranh giai cấp để trở thành một thứ trăm hoa đua nở, phủ khắp mặt đất đủ thứ xấu xa, độc hại:
“Khi anh không tuân thủ theo những tiêu chuẩn đạo đức lễ nghi của bọn họ, ví dụ như anh có những ý kiến bất đồng với kẻ thống trị về mặt chính trị, bọn họ tất nhiên sẽ không chỉ sử dụng những lý lẽ đạo đức để thuyết phục anh, mà còn sử dụng hệ thống nhà tù thậm chí là hủy diệt cơ thể anh để thủ tiêu một cách triệt để cơ hội và quyền lợi được cất lên tiếng nói của anh…”
Thối nát, giả dối, dã man… là những gì Lưu Hiểu Ba lột tả xã hội Trung Quốc ngày nay, mà kẻ chịu trách nhiệm chính là thể chế chính trị của Trung Quốc. Trông bề ngoài, nếu chỉ dựa vào những tiến bộ về kinh tế, sức mạnh quốc gia, người ta dễ nhầm tưởng đó là thành công, là sự tốt đẹp gắn với đất nước Trung Quốc. Nhưng với Lưu Hiểu Ba, thì đó chỉ là vẻ hào nhoáng có được bằng sự trả giá quá đắt của hàng tỷ người và được chính quyền dày công tô vẽ. Bên trong nó là một mớ bùng nhùng bệnh tật, không sức nào kể hết, là kết quả của sự đánh đổi vụ lợi được dẫn dắt bởi những kẻ có máu độc tài, trước tiên chỉ để thỏa mãn thói cuồng vọng quyền lực của họ. Những biểu hiện của các loại bệnh bên trong và bên ngoài ấy ngày ngày đang hiện hữu trước mắt nhân loại. Đó là sự độc đoán, áp chế, cắt bỏ hầu hết những quyền thiên định và hiến định (Hiến pháp bày ra để lòe bịp người dân và thiên hạ) của người dân trong nước, với lý lẽ chỉ cần được nuôi ăn, được vỗ béo. Người dân phải trả giá quá cao cho tương lai của mình, thậm chí đến mức “đẫm máu và nước mắt” để có được sự vỗ béo ấy, sự vỗ béo biến phần lớn dân đen thành một thứ súc vật còn những kẻ đại diện tinh hoa thì “Một khi nhận được sự thưởng thức và ân sủng của chủ nhân, họ lại thấy rằng phương thức đầu tư tốt nhất cho tương lai nô tài của mình chính là không ngừng bày trò để chủ nhân cảm thấy hứng thú và vui thích, phục vụ hầu hạ tốt với chủ nhân là đối đãi tốt với bản thân.” Đó là sự bành trướng sức mạnh dưới mọi dạng thức, để uy hiếp, thao túng, khống chế lân bang xóm giềng, gây rối loạn khắp nơi rồi đục nước béo cò.
Sự cuồng vọng quyền lực, nghiện dùng sức mạnh, nghiệt ngã trong cai trị, dối trá và vô đạo đức là một chuỗi liên hoàn các căn bệnh có mối gắn bó mật thiết với nhau. Hậu quả cuối cùng là nó reo rắc sự khiếp sợ trong đại bộ phận nhân dân. Khiến người dân khiếp sợ, cưỡng bức họ tuân phục quyền lực là mong muốn và cũng là mục đích duy nhất của những kẻ độc tài. Lưu Hiểu Ba quyết không cho nó biện hộ bằng bất cứ giáo lý nào khoác áo vì sự tiến bộ, bằng cách lộn trái nó ra, phơi bày không thương tiếc trước toàn thế giới. Bởi vì tự do là tài sản chung của nhân loại, mọi sự nhân danh tự do để bức hại nó, đều tiềm ẩn nguy cơ cả nhân loại sẽ phải trả giá đau đớn.
Cái đích cuối cùng mà Lưu Hiểu Ba chỉ ra cho bạn đọc, là nền chính trị Trung Quốc hiện nay không có tương lai, càng không thể là lựa chọn của nhân loại như nhiều người hoang tưởng rêu rao. Trung Quốc, như con khủng long bạo chúa, trước sau cũng chết chìm vì chính sức nặng của thân xác nó, sức nặng có được do tham lam và tàn bạo ngốn hết sạch nguồn dự trữ của tương lai.
Có nhiều người cho rằng Lưu Hiểu Ba đã hy sinh vô ích, hy sinh một cách không cần thiết cho thứ mà hàng trăm triệu người dân Trung Quốc ngày nay không chờ đợi. Bởi vì họ vẫn đang vui vẻ với thứ mà ông coi là xiềng xích. Họ thậm chí còn nguyền rủa ông đã làm cho Trung Quốc mất mặt với thế giới! Với những người ấy, có thể họ không cần thiết phải đọc cuốn sách này mặc dù Lưu Hiểu Ba viết cả cho họ, vì họ. Nhưng đó chỉ là những tiếng nói vọng lên từ nấm mồ, từ quá khứ. Trong khi đây là cuốn sách được viết cho tương lai, nhằm thức tỉnh thế hệ tương lai, của không chỉ người dân Trung Quốc, mà cho tất cả chúng ta, những người không có khả năng vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua những toan tính vụ lợi, để một lần đối mặt và nói lên sự thật.
T.D.A.
Ghi chú: Tác phẩm “ Cái chết chìm của siêu cường” của Lưu Hiểu Ba
Hồ Như Ý dịch
Từ nguyên bản tiếng Trung Quốc Đại Quốc trầm luân – Tả cấp Trung Quốc đích bị vong lục
Ngoài Giờ xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2018.
Trình bày: I design / Bìa: Vũ Luân
Bản quyền bản dịch Tiếng Việt © 2018, Hồ Như Ý.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét