ảnh Nguyễn Công Vỹ
. “TÍCH CỐC PHÒNG CƠ”!
“Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” (tích lúa phòng đói, tích quần áo phòng rét)- đó là lời của cổ nhân ta vẫn lưu răn con cháu bởi cái “bệnh lo xa” của những người đã trải qua sự thấm thía của đói rét.
Việt Nam là một nước nghèo lại nằm trong tốp giá trị đồng tiền không ổn định trên thế giới. Hầu hết vật giá vẫn tăng nhanh theo thường niên nhưng thu nhập bình quân hầu như tăng rất chậm nên sự ổn định về kinh tế cũng không có độ bền vững.
Khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc được Tổng thống Donanq Trump khai hoả rồi dẫn đến căng thẳng đã khiến cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung chững lại và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi hàng rào thuế quan của Mỹ thì lại đến đại dịch corona đã gây những cú sốc lớn cho một nền kinh tế vốn đang èo uột càng trở nên rệu rã và tin rằng không thể trong một thời gian ngắn mà khắc phục được.
Vốn dĩ sự chủ quan về vựa lúa miền Tây từ lâu đã thấm vào quan niệm của người dân Việt càng dễ làm cho người ta yên tâm rằng an ninh lương thực của nước nhà sẽ không bao giờ trở thành “vấn đề”, rằng cứ yên tâm với nhu cầu lương thực của một xã hội không còn là thiết yếu như thực phẩm và các mặt hàng cao cấp khác.
Liệu có thể trở nên nguy hiểm nếu người ta cứ bảo lưu quan điểm ấy khi đồng bằng sông Cửu Long đang gặp đại hạn cùng sự xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiẻm trọng báo hiệu sự “thất bát” không còn là cục bộ và nhất thời cùng với diện tích đất nông nghiệp ở khắp nơi trong nước bị thu hẹp quá nhiều nhường chỗ cho đô thị hoá và công nghiệp hoá?
Khi vấn đề lương thực mỗi ngày bị giảm sản lượng đáng kể thì ngay trong đại dịch này, nhu cầu mua lương thực của Trung Quốc bất ngờ tăng thần tốc cùng với các nước khác cũng đang lao vào chiến dịch tích trữ lương thảo mà chắc gì chỉ do nguyên nhân duy nhất là để phòng chống dịch corona? Họ đến Việt Nam như một điểm đến tất yếu để sẵn sàng nâng giá cao mà bằng mọi cách có lương thực đem về nước thì cũng tất nhiên là sau một thời gian dài lương thực của Việt Nam bị tồn ứ sẽ được các nhà sản xuất, các nhà tiêu thụ coi đây là thời cơ để giải phóng và nâng cao thu nhập có thể sẵn sàng dốc bồ mà bán đi đến hạt cuối cùng!
Chưa nói đến mức khan hiếm có thể gây đói kém nhưng cái chuyện đã thành một quy tắc bất biến ở Việt Nam rằng: vật giá khi đã lên thì rất khó xuống hoặc lên mạnh nhưng xuống nhẹ, lên ảo nhưng xuống thật khiến cho thị trường gạo có thể rối loạn, ảnh hưởng không nhỏ tới tầng lớp lao động có thu nhập thấp và ai giám khẳng định vấn đề lương thực trong thời gian dài sẽ không thể mất an ninh?
Bởi vậy, sự chủ quan sẽ có thể là nguyên nhân chính cho sự “chảy máu lương thực” là điều khó tránh cùng với tâm lý giải quyết cơn khát tiền trước mắt có thể là mầm hoạ lâu dài nếu như người ta vẫn giữ nguyên cái lối sống “ăn xổi ở thì” từ tư tưởng các nhà vận hành đến mọi tầng lớp nhân dân.
Hơn lúc nào hết là ngay từ bây giờ, vấn đề “tích cốc phòng cơ” là việc làm thiết yếu đối với “nhà nghèo” bởi dù gặp bất trắc đến đâu, khi đã có lương thực thì cuộc sống sẽ được đảm bảo một cách chắc chắn rằng: chúng ta đang an toàn.
Việt Nam là một nước nghèo lại nằm trong tốp giá trị đồng tiền không ổn định trên thế giới. Hầu hết vật giá vẫn tăng nhanh theo thường niên nhưng thu nhập bình quân hầu như tăng rất chậm nên sự ổn định về kinh tế cũng không có độ bền vững.
Khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc được Tổng thống Donanq Trump khai hoả rồi dẫn đến căng thẳng đã khiến cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung chững lại và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi hàng rào thuế quan của Mỹ thì lại đến đại dịch corona đã gây những cú sốc lớn cho một nền kinh tế vốn đang èo uột càng trở nên rệu rã và tin rằng không thể trong một thời gian ngắn mà khắc phục được.
Vốn dĩ sự chủ quan về vựa lúa miền Tây từ lâu đã thấm vào quan niệm của người dân Việt càng dễ làm cho người ta yên tâm rằng an ninh lương thực của nước nhà sẽ không bao giờ trở thành “vấn đề”, rằng cứ yên tâm với nhu cầu lương thực của một xã hội không còn là thiết yếu như thực phẩm và các mặt hàng cao cấp khác.
Liệu có thể trở nên nguy hiểm nếu người ta cứ bảo lưu quan điểm ấy khi đồng bằng sông Cửu Long đang gặp đại hạn cùng sự xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiẻm trọng báo hiệu sự “thất bát” không còn là cục bộ và nhất thời cùng với diện tích đất nông nghiệp ở khắp nơi trong nước bị thu hẹp quá nhiều nhường chỗ cho đô thị hoá và công nghiệp hoá?
Khi vấn đề lương thực mỗi ngày bị giảm sản lượng đáng kể thì ngay trong đại dịch này, nhu cầu mua lương thực của Trung Quốc bất ngờ tăng thần tốc cùng với các nước khác cũng đang lao vào chiến dịch tích trữ lương thảo mà chắc gì chỉ do nguyên nhân duy nhất là để phòng chống dịch corona? Họ đến Việt Nam như một điểm đến tất yếu để sẵn sàng nâng giá cao mà bằng mọi cách có lương thực đem về nước thì cũng tất nhiên là sau một thời gian dài lương thực của Việt Nam bị tồn ứ sẽ được các nhà sản xuất, các nhà tiêu thụ coi đây là thời cơ để giải phóng và nâng cao thu nhập có thể sẵn sàng dốc bồ mà bán đi đến hạt cuối cùng!
Chưa nói đến mức khan hiếm có thể gây đói kém nhưng cái chuyện đã thành một quy tắc bất biến ở Việt Nam rằng: vật giá khi đã lên thì rất khó xuống hoặc lên mạnh nhưng xuống nhẹ, lên ảo nhưng xuống thật khiến cho thị trường gạo có thể rối loạn, ảnh hưởng không nhỏ tới tầng lớp lao động có thu nhập thấp và ai giám khẳng định vấn đề lương thực trong thời gian dài sẽ không thể mất an ninh?
Bởi vậy, sự chủ quan sẽ có thể là nguyên nhân chính cho sự “chảy máu lương thực” là điều khó tránh cùng với tâm lý giải quyết cơn khát tiền trước mắt có thể là mầm hoạ lâu dài nếu như người ta vẫn giữ nguyên cái lối sống “ăn xổi ở thì” từ tư tưởng các nhà vận hành đến mọi tầng lớp nhân dân.
Hơn lúc nào hết là ngay từ bây giờ, vấn đề “tích cốc phòng cơ” là việc làm thiết yếu đối với “nhà nghèo” bởi dù gặp bất trắc đến đâu, khi đã có lương thực thì cuộc sống sẽ được đảm bảo một cách chắc chắn rằng: chúng ta đang an toàn.
N.C.V.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét