Các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã châm ngòi cho một đợt bùng nổ kinh tế mà chúng ta chưa được chứng kiến trong hàng chục năm, nếu không muốn nói là chưa từng có. Nhưng nay, đối mặt với một cơn đại dịch đã kéo lùi nền kinh tế toàn thế giới, ông phải đối mặt với một nhiệm vụ không tránh được: cố gắng đẩy lùi cuộc khủng hoảng sức khỏe quốc gia trước mắt mà không tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế dài hạn mà hậu quả đối cuộc sống của người dân có thể còn tồi tệ hơn.
Vì thế, trong khi việc tổng thống tiếp tục nhận được lời khuyên của các chuyên gia y tế là quan trọng, như từ Bác sĩ Anthony Fauci và những người khác, các tuyên bố gần đây của ông Trump cho thấy rõ rằng ông cũng có những tính toán phù hợp về những tác động nhân mạng đối với các quyết định về kinh tế mà ông sẽ phải đưa ra.
Đây là một kiểu phân tích đa chiều và là một quyết định cực kỳ khó khăn mà ông buộc phải thực hiện. Trong khi những nhà phân tích sách vở có sự xa xỉ của việc được tùy chọn những thống kê và những sự kiện mà họ muốn để chứng minh cho quan điểm của mình, tổng thống buộc phải cân nhắc đến tác động tới thế giới thật của mọi hành động mà ông làm. Và khi quyết định của bạn ảnh hưởng tới 325 triệu công dân Mỹ, thậm chí hàng tỷ người dân thế giới, thì số lượng biến số mà bạn phải cân nhắc là vô tận.
Trong tình huống này, mỗi quyết định cần có nguồn thông tin đầu vào cực kỳ tốt. Đây là điều ông Trump đã, đang thực hiện khi ông bổ nhiệm các chuyên gia hàng đầu thế giới vào “lực lượng tác chiến” chống đại dịch của mình.
Nhưng mỉa mai là, giới truyền thông thông Mỹ lại đang đóng vai trò tiêu cực. Họ khiến người Mỹ ngập lụt trong những kịch bản tồi tệ nhất và những dự đoán về ngày tận thế, thường là đến từ những người có động cơ chính trị bên trong. Chẳng hạn Andy Slavitt, một trong những kiến trúc sư của Obamacare, đã dự đoán rằng hệ thống bệnh viện quốc gia sẽ quá tải vào ngày 23/3. Rõ ràng lời tiên đoán này đã được chứng minh là trật lất.
Mô hình dự đoán mới của nhóm chuyên gia về Sinh thái học Tiến hóa của Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Oxford ám chỉ rằng “ít hơn 1/1000 người bị nhiễm COVID-19 sẽ bị ốm nặng đến mức cần điều trị tại bệnh viện”. Gần như toàn bộ những ca tử vong vì virus Sars-CoV-2 xảy ra ở những người có nhiều yếu tố bệnh tật.
Vì thế, thay vì đóng chặt nền kinh tế trong nhiều tháng chưa biết bao giờ kết thúc, các quan sát này chỉ ra rằng chính phủ nên tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong dân số quốc gia, trong khi cho phép hầu hết người Mỹ quay trở lại làm việc. Cách này sẽ giúp duy trì hàng triệu việc làm và tái khởi động nền kinh tế.
Đây chính là những điều mà tổng thống muốn nói khi ông tweet; “Không thể để giải pháp tồi tệ hơn vấn đề”. Virus rất có khả năng đã gây ra suy thoái kinh tế. Chính phủ không nên biến nó thành một cuộc đại suy thoái bằng cách ra quyết định dựa trên khủng hoảng và lo sợ. Tạm thời phong tỏa để bảo vệ công chúng là bình thường, nhưng cưỡng ép cô lập toàn bộ nền kinh tế trong dài hạn là công thức phá hủy kinh tế mà từ đó chúng ta có thể không bao giờ phục hồi được.
Hãy cân nhắn một thực tế rằng Washington sắp bơm hàng nghìn tỷ vào nền kinh tế vốn đã phải tạm dừng trong vài tuần, và dù thế chúng ta vẫn đang phải đối mặt với một sự gia tăng đột biến trong thất nghiệp và sự đóng cửa của hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ. Hãy tưởng tượng tình huống mà công thức này tiếp diễn trong nhiều tuần, nhiều tháng nữa. Miệng ăn núi lở, bao nhiêu tiền chính phủ đổ vào cứu trợ cũng không bao giờ đủ. Chỉ có cách mở cửa lại cỗ máy kinh tế vĩ đại nhất là thị trường tự do Hoa Kỳ thì chúng ta mới đảm bảo có thể phục sinh từ đống tro tàn.
Tất nhiên, lựa chọn này phải được thực hiện theo một cách thức an toàn nhất. Một số đề nghị bao gồm: tiếp tục cách ly người già và người có bệnh từ trước – nhóm người gặp nguy hiểm lớn nhất trong đại dịch. Hậu quả về sức khỏe chung của mỗi ý tưởng cần được cân nhắc nghiêm túc. Nhưng chúng ta cũng phải tính đến tác động con người của việc mất việc, mất nhà và mất sự nghiệp – sự loại bỏ cuộc mưu cầu hạnh phúc, nói theo lời của các vị lập quốc chúng ta.
Các nhà kinh tế, các chủ doanh nghiệp nhỏ và những người Mỹ chăm chỉ không nên bị nguyền rủa là nhẫn tâm hay vô lý chỉ vì họ dám chỉ ra hậu quả kinh tế của những quyết định đang được thực thi.
Trong thời gian tôi làm việc tại Tòa Bạch Ốc, tôi thấy tổng thống là người cực kỳ giỏi trong việc lắng nghe các ý kiến đa chiều, suy xét vô số biến số và ra những quyết định dứt khoát mà ông tin là tốt nhất cho người Mỹ.
Hôm nay, có lẽ ông đang phải đối mặt với quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp tổng thống của mình. Liệu chúng ta có chấp nhận một thất bại kinh tế dưới tay của kẻ thù vô hình, hay chúng ta sẽ bảo vệ được người dân của mình song song với việc tái khởi động nước Mỹ? Tôi tin Tổng thống sẽ có lựa chọn đúng đắn.
Tác giả: Cliff Sims, cựu trợ lý đặc biệt kiêm Giám đốc Chiến lược Truyền thông tại Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Donald Trump.
Trọng Đức biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét