Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Hậu trường chính trị: Mối lo tàu nghiên cứu Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu Thám tác số 1 đã rời Hải Nam (Trung Quốc) để bắt đầu hoạt động trong năm 2020 tại Biển Đông. Một số nhà nghiên cứu cảnh báo tàu có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu nước sâu trong EEZ hoặc thềm lục địa của các nước khác ở Biển Đông.
Tàu Thám tác số 1 của Trung Quốc /// THX
Tàu Thám tác số 1 của Trung Quốc

Cách đây vài ngày, mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGNT) đưa tin tàu Thám tác số 1 đã rời khỏi cảng ở TP.Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) để bắt đầu chuyến thám hiểm khoa học đầu tiên của tàu này trong năm 2020.
Tàu Thám tác số 1 chở theo tàu lặn có người lái mang tên Dũng sĩ biển sâu, có khả năng lặn ở độ sâu 4.500 m. Tàu lặn này đã có nhiều chuyến thám hiểm ởBiển Đông trong vài năm gần đây, trong đó có lần ngang nhiên hoạt động ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 20 ngày lần này, 60 nhà khoa học trên tàu Thám tác số 1 sẽ hoàn tất việc khảo sát sinh vật biển, địa chất và thu thập mẫu của nhiều núi ngầm ở Biển Đông, đồng thời thử nghiệm dự án do thám nước sâuvà một số thiết bị quan trọng, theo CGNT.
Trong khi đó, ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Đại học Philippines, cảnh báo Bắc Kinh có thể dùng nghiên cứu khoa học biển (MSR) để củng cố “các quyền quá đáng” của Trung Quốc và “cố đẩy mạnh quyền lực biển”. Ông Batongbacal còn cảnh báo Bắc Kinh có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu nước sâu trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của các nước khác ở Biển Đông.
“Tình trạng Trung Quốc từng đơn phương tiến hành MSR trong vùng biển thuộc quyền tài phán của những nước ven Biển Đông khác sẽ không thay đổi”, ông Batongbacal khẳng định.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: