Duong Tieu
Sau tút hôm qua, có cô em gái đang định cư bên Anh nhắn. Xin lược lại như sau:
1. Hàng tuần vẫn có những container "toàn người" vào UK. Hoạt động vận chuyển người như này rất tinh vi nên khó phát hiện. Thi thoảng có lần đen nên dính thôi. Những người đi nhờ đường container được mang theo smart phone chỉ dùng khi cần thiết. Không được nhắn tin, không gọi, họ liên lạc bằng cách dùng định vị. (Như vậy tin nhắn của cô bé kia có thể gửi từ container, xin lỗi cacc vì hồ đồ trong tút trước).
Những người đi Tây theo đường phi chính thức thường là họ hàng làng nước. “Quê em nhà nào có mái thì chỉ có người già và trẻ em, thanh niên nam nữ đi hết”, một người di cư kể.
Trở lại đường dây "cơm thầy cơm cô" thời hiện đại có người Việt Nam, người Trung Quốc và một số nước khác nữa. Các băng nhóm Trung Quốc chuyên làm hộ chiếu giả cho người nhập cư lậu. Dạng VIP thì bay VNA còn cỏ thì đi xe thùng hoặc tàu vượt eo biển.
Các băng đưa người thường khá uy tín, sang đến nơi người nhà ở Việt Nam mới phải trả tiền, không phải đặt cọc. Đi cỏ 20-25 ngàn £, đi VIP 30-40 ngàn £ (ai thạo đổi hộ xem giá 1 lần đi Tây bi nhiêu?).
Đường đi theo diện máy bay thường là bay sang Thái ở 1 tháng, xong sang Pháp rồi từ Pháp đi cano qua eo biển sang Anh.
Em có đứa anh em là mắt xích của một đường. Tuần nào nó cũng xin nghỉ đi đón “gà”, cô bạn kể.
2. Sang đến nơi, không ngạt thở, không bị cảnh sát bớ thì bắt đầu con đường kiếm tiền chuyển về nhà.
Có thời gian mấy chú điên nặng bên UK cứ thấy nhà nào hóa đơn điện tăng vọt là báo cớm vì gần như chắc chắn trồng cỏ. Sau khôn lên, người Việt anh hùng tìm cách qua mặt cả hệ thống chính trị UK.
Họ mang thói câu trộm điện từ thời là khách hàng EVN sang áp dụng tại vương quốc của Nữ hoàng. Trước đây, dễ phát hiện nhà trồng cỏ, cứ thấy mái nhà nào không có tuyết biết ngay trồng cỏ, giờ climate change hiếm khi có tuyết. Hơn nữa bên này sống nhà nào biết nhà đó không nhòm ngó thăm hỏi như Việt Nam nên hàng xóm khó mà phát hiện. Địa bàn rộng nữa. Người trồng cỏ lại không phải lúc nào cũng thắp điện. Những người rơm căn giờ để cho cây ăn sưởi cho cây, tránh giờ cảnh sát tuần tra là được.
Phụ nữ thì nhẹ nhàng hơn, sang sinh con thuê người nhận là có visa ở lại, sinh tiếp đứa 2 cho bố thật ăn theo.
Các nghề khác như trông trẻ cũng thu nhập 350£/tuần
Làm nail giỏi không giấy tờ: 500-600£/tuần.
Có giấy tờ: 600-700£.
Làm nail giỏi không giấy tờ: 500-600£/tuần.
Có giấy tờ: 600-700£.
Người Việt và một số tộc sang nhiều quá thừa thợ các công việc chân tay. Phụ nữ có giá hơn cả trong nghề nails và giúp việc. Nam thì chỉ có lựa chọn là chui vào nhà cỏ số ít trụ đc nghề nails.
Nhưng dẫu sao, thu nhập kể trên cũng cao so với trình độ ace Nghệ Tĩnh nói chung nên nhiều người bấp chấp rủi ro như vụ 39 người qua đời trong container vừa qua. Nhưng cô bạn cũng cho biết: Ít người Việt Nam giàu lên từ nails đa số dùng nails để rửa tiền.
Nước lạ, người lạ, tiếng tăm chả biết, cũng chẳng có thú gì vui. Ngoài đi làm, chỉ còn tụ tập ăn uống hút sách và đi bar sàn.... 100 người đi sàn thì cả 99 người ngậm kẹo (thuốc lắc). Già trẻ, gái trai ai cũng hút cỏ.
Theo lời cô bạn, những người có thể thích ứng được thì không sao, nhiều người vỡ mộng mà không thể quay về vì đống nợ ở nhà. Có nhiều người sang mấy năm mà chả để được đồng nào gửi về cho gia đình. Học nghề lương thấp, chi phí cao, còn thừa đồng nào hút hút hết. Còn đâu.
Trả lời câu hỏi, sao nhiều người ở nhà tử tế nà sang đó đổ đốn?, cô bạn trả lời: Chán anh ah. Trồng cần thì có tiền nhưng nhiều khi bị nợ bị quỵt. Không có giấy tờ làm đen nên phải chịu.
Nói về độ láu cá, người Việt đứng thứ 2 thì không ai dám đứng nhất. Ví dụ nhập cư lậu bị bắt th khai là nạn nhân buôn người. Thế là được nhân viên công tác xã hội lo liệu từ nơi ăn chốn ở tạm thời đến tiền phí luật sư. Chả may được ở lại hợp pháp thì đời lên hương.
Người Việt thường dùng hộ chiếu giả lại nhỏ con nên thường bày nhau khai là trẻ vị thành niên để né pháp luật. Nhưng cũng có lần dở khóc dở cười vì khai trẻ em nên chủ tiệm nail bị phạt sml vì "sử dụng lao động trẻ em". Ra nước ngoài, người Trung Quốc thì đoàn kết còn người Việt hay dìm nhau.
3. Người Việt tại Anh nếu có giấy tờ (visa dài hạn) nếu đi làm báo thuế thì tự thuê nhà và chi trả. Thất nghiệp thì được cho chỗ ở và tiền trợ cấp hàng tuần, đc miễn phí nhiều dịch vụ công cộng: bệnh, luật sư, học hành... Nếu có báo thuế thì tuỳ mục đích. Báo thuế mua nhà, bảo lãnh người thân thì báo cao. Không thì báo vừa đủ. Vì chủ yếu làm nghề chân tay, nhận tiền mặt nên chính phủ Anh Cát Lợi cũng khó kiểm soát. Người nào không đi làm nhưng muốn báo thuế thì có thể gửi thuế ở shop nào đó.
Muốn gửi tiền về Việt Nam, thì chỉ có cách gửi chợ đen. Phí 60£/1.000£.
Sang Anh, những không biết tiếng, không hiểu luật thì mất tiền cho những người làm dịch vụ. Từ đi bác sĩ, luật sư. Có những phiên dịch người Việt Nam sau nhiều năm lăn lộn, trở thành chuyên viên tư vấn luật, môi giới dịch vụ. Họ chuyên giúp người Việt Nam lách luật để có giấy tờ ở lại nhưng phí rất cao.
Có trường hợp bị bắt ở vườn cỏ, có lệnh trục xuất ấn định ngày bay về Việt Nam mà họ (những người làm dịch vụ trợ giúp pháp lý) vẫn giúp lách luật hoãn huỷ được. Có khi còn giúp có giấy tờ ở lại. Có phụ nữ bị bắt vườn cỏ bị ngồi tù sau đó kiện ngược lại là bị tổn thương tinh thần trong quá trình điều tra thẩm vấn rồi được chấp nhận và đc đền bù 70 ngàn £.
Nhưng có một số người dựa vào ng Việt không cóo giấy tờ để kiếm chác. Ví dụ người không giấy tờ cần chỗ khám bác sĩ mà không biết ở đâu với không biết tiếng nên cần qua dịch vụ. Phải mất 150£ nếu có địa chỉ nhà, 350£ nếu ko có địa chỉ nhà. Người làm dịch vụ trích ra 50£ thuê sinh viên dẫn đi và phiên dịch còn lại họ đút túi.
Cũng có người làm dịch vụ đen như thi hộ lý thuyết lái xe, nào là mua điểm bằng lái khi bị phạt. Những người bị phát hiện làm dịch vụ chui toàn người Việt, đọc báo mà xấu hổ, cô bạn nói. "Toàn trốn thuế, nói láo, lách luật sống không biết điều nên Tây nó ghét". Tây, ở đây là người Anh nói riêng và người Âu Mỹ nói chung tốt và tử tế lắm. Nhiều khi mình nhận sự giúp đỡ từ họ còn cảm thấy xấu hổ. Trong khi đó, người Việt đang lợi dụng lòng tốt của họ, lợi dụng chính sách nhân đạo của Chính phủ Anh.
Có người sống lâu năm không bị bắt sinh con cái. Khi con 7 tuổi được định cư và mẹ được cấp giấy tờ ăn theo. Đấy chỉ là một số ví dụ mà cô bạn kể.
Kết thúc câu chuyện, cô bạn cho rằng, việc đưa người sang Anh chỉ tạm lắng rồi sẽ tiếp tục. Đợt này, nhiều người chết nên sẽ căng hơn và trước mắt, giá cả dịch vụ sẽ tăng. Cách đây 2 tháng, cô bạn tôi hỏi hộ giá đưa trẻ vị thành niên sang Anh đã 40 ngàn £ người lớn thì rẻ hơn. Giờ giá thế nào chờ xong vụ án 39 người mới biết.
Duong Tieu, 14, From Lao Kay With Love.
P/s: Tây rất thông minh, họ biết cả nhưng lờ đi thôi. Họ sống nhân văn, tin yêu con người không như đồng bào trong nước. Giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt cho 39 người qua đời để tìm cách rủa xả, móc máy kiểu "đi Tây thế này đi làm dell". Mỗi gia đình mỗi cảnh. Đi hay ở đều xót xa cả thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét