Drone được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm trinh sát, khảo sát môi trường biển, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Chúng có thể bay tới các ngõ ngách khuất nẻo để thu thập dữ liệu âm thanh, hình ảnh và đồng thời truyền dữ liệu theo thời gian thực về các trung tâm chỉ huy và kiểm soát cố định hoặc di động mà không lo phải đối đầu các lực lượng thực thi pháp luật của nước ngoài như kiểm ngư, cảnh sát biển…
Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố rằng, drone của họ chỉ phục vụ mục đích thu thập dữ liệu về môi trường để giám sát ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm rác thải nhựa trên đại dương, nghiên cứu khoa học biển, cứu trợ thiên tai, trợ giúp nhân đạo.
Tháng 9/2019, Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc tuyên bố họ triển khai, quản lý một mạng lưới drone được trang bị camera độ phân giải cao, thiết bị liên lạc hiện đại để giám sát các đảo và đá ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Có một thực tế rằng, drone có thể được sử dụng phục vụ các mục đích liên quan an ninh, chủ quyền biển đảo, nhưng chúng cũng hữu ích trong các vấn đề môi trường, kinh tế-xã hội. Nhiều chuyên gia hoạch định chính sách và phân tích quốc phòng cho rằng, các mối nguy cơ phi quân sự đi kèm việc thiếu tiếp cận các nguồn tài nguyên có thể gây những hậu quả khôn lường. Suy thoái môi trường, khai thác hải sản quá mức, phá hủy môi trường sống ven biển, phát triển nông nghiệp không theo quy hoạch… được coi là các nguy cơ thực sự đối với lợi ích quốc gia.
Gần đây, một số nước Đông Nam Á đã mua drone ScanEagle của hãng Insitu (công ty con của Boeing). Ví dụ, chính phủ Malaysia mua 12 drone và thiết bị liên quan, Indonesia và Philippines mỗi nước mua 8 chiếc. ScanEagle nhỏ gọn, bền, bay ở tầm thấp, được sử dụng để trinh sát, tuần thám biển. Những lực lượng sử dụng nhiều ScanEagle bao gồm Hải quân Mỹ, Thủy quân lục chiến Mỹ và Lục quân Úc. Giá mỗi chiếc đi kèm hệ thống điều khiển mặt đất ở mức trên dưới 1 triệu USD tùy từng năm sản xuất.
Theo Công ty Nghiên cứu Kinh doanh (TBRC), thị trường drone thương mại toàn cầu đạt 3,45 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến tăng lên 7,13 tỷ USD vào năm 2022. Các nước châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán mua nhiều drone vì nhận thức về ứng dụng drone dân dụng tăng trong khi chính phủ vừa cho phép sử dụng drone cho các mục đích thương mại vừa gia tăng ứng dụng quân sự liên quan an ninh biên giới.

Đối phó 'chiến thuật vùng xám' trên biển Đông

Tại hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” kết thúc hôm 7/11 ở Hà Nội, các đại biểu đề cập chiến thuật vùng xám mà Trung Quốc áp dụng trên biển Đông.

Tranh chấp biến Đông: Tiền lệ nguy hiểm khi diễn giải luật trái chuẩn chung

Trong xu thế hướng ra đại dương, tăng cường hợp tác biển và đại dương toàn thế giới nói chung, chúng ta thấy không khỏi lo ngại trước các thách thức nổi lên đối với hoà bình và ổn định ở biển Đông, trong đó có các hoạt động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế xảy ra trên các vùng biển khu vực, trong đó có vùng biển của Việt Nam.

Những sự việc ở biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế

Phát biểu trước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo ASEAN, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ hôm qua tái khẳng định quan điểm Washington phản đối hành vi ngăn cản các hoạt động kinh tế hợp pháp trên biển, không tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước và luật pháp quốc tế ở biển Đông.

Mỹ đánh giá cao lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề biển Đông

Tổng thống Donald Trump và chính quyền Mỹ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và tôn trọng luật pháp quốc tế, đánh giá cao lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề biển Đông cũng như các vấn đề an ninh và kinh tế tại khu vực...

Quan điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đông rõ ràng, nhất quán

Cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cần đẩy mạnh các nỗ lực ở cả cấp độ song phương và đa phương đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, không để lặp lại các hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế trên Biển Đông.