Thiên Văn Bùi đếnHội Văn Nghệ Hòa Bình
NGÀY NÀY NĂM ẤY: 31-10-2009, Tiền Học Sâm (Qian Xue-sen) chuyển sang từ trần. Tất tần tật các trùm sò xứ Tàu như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc… đềuđến dự đám tang. Ngạc nhiên chưa!
Ai mà gớm thế? Cha đẻ của ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc đấy. Tên ông khi ở Mỹ là Hsue Shen Tsien.
Tốt nghiệp ĐH Giao thông Thượng Hải, năm 1935 Tiền Học Sâm sang Mỹ du học, năm 1939 lấy bằng tiến sĩ tại Học viện Công nghệ California, được giữ lại giảng dạy và tham gia chế tạo tên lửa. Thế chiến 2 bùng nổ, ông tham gia chế tạo bom nguyên tử. Sau chiến tranh, ông tham gia chế tạo tên lửa của quân đội Mỹ, mang lon đại tá. Từ đây, Tiền Học Sâm trở thành một trong những chuyên gia tên lửa hàng đầu thế giới.
Năm 1949 nước CHND Trung Hoa ra đời. Sự kiện này như quả tạ ném vào đĩa cân, đối đầu quốc tế lên đỉnh điểm. Hai phe cuống quýt chạy đua vũ trang, trọng tâm là vũ khí hạt nhân và tên lửa. Tình báo Hoa Nam tiếp cận và “giác ngộ” Tiền Học Sâm tính chuyện về nước. Đồng thời, CIA cũng ghi tên ông vào sổ đen, loại dần ra khỏi những nghiên cứu bí mật quân sự. Đơn xin trở về Tàu của ông bị chính phủ Mỹ gạt phắt. Thứ trưởng Bộ Hải quân Mỹ nói: “Tiền Học Sâm nắm được tất cả các bí mật của công trình tên lửa Mỹ, con người ấy có giá trị ngang với mấy sư đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tôi thà bắn chết người này còn hơn để ông ta về với Trung Quốc cộng sản”. Thế là ông bị quản thúc chặt, cắt mọi liên lạc với bên ngoài.
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên kế hoạch giải cứu. Tháng 4-1954 các nước lớn họp hội nghị Giơnevơ bàn về Triều Tiên và Đông Dương. Qua môi giới, phái đoàn Mỹ gặp phái đoàn Tàu để mặc cả. Tuy nhiên, Mỹ sẵn sàng đổi lủ khủ các kiều dân Tàu bị bắt tại Mỹ để đổi lấy các nhân viên tình báo Mỹ bị bắt ở Tàu và các phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Triều Tiên, chỉ trừ Tiền Học Sâm vì cớ: Tàu chưa có lý do thật sự thuyết phục.
Tình báo Tàu liên lạc với Tiền Học Sâm, bảo ông viết thư đề nghị chính phủ Tàu giúp ông trở về nước, rồi bí mật chuyển ra. Có bằng chứng này, Mỹ hết đường từ chối. Ngày 17-9-1955 Tiền Học Sâm (44 tuổi) cùng vợ và 2 con nhỏ trở về cố hương. Biết tin, nhà khoa học Von Karman thốt lên: “Thế là nước Mỹ biếu không cho Trung Quốc Đỏ một chuyên gia tên lửa xuất sắc nhất thế giới”.
Tiền Học Sâm được trọng dụng quá cỡ thợ mộc, muốn gì được nấy, cần gì có nấy, thường xuyên được Mao Chủ tịch mời nhậu (ảnh). Ông vừa nghiên cứu vừa đào tạo đội ngũ kế cận, khiến “công trình chế tạo tên lửa và bom nguyên tử của Trung Quốc hoàn thành sớm trước thời hạn ít nhất 20 năm”.
Thật vậy, chỉ 5 năm sau khi Tiền Học Sâm về nước, Tàu đã phóng thành công quả tên lửa đầu tiên (1960); năm 1964 thử thành công bom nguyên tử; năm 1970 phóng thành công vệ tinh nhân tạo Đông Phương Hồng 1; năm 2003 phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 chở người; năm 2008 phóng vệ tinh Hằng Nga bay quanh Mặt Trăng, trở thành quốc gia thứ 5 đưa được vật thể lên đó, sau Nga, Mỹ, Nhật và châu Âu; năm 2011 và 2016 phóng thành công 2 trạm không gian Thiên Cung; hôm 3-01-2019 lại phóng tàu vũ trụ hạ cánh ngon lành xuống bề mặt tối của Mặt Trăng. Kinh!
Có người phán: Thế mới gọi là trọng người tài chớ!
Nhiều kẻ giả nhời: Mất cảnh giác quá! Tay này thành phần trí thức tiểu tư sản, nhiễm nặng văn hóa Mỹ, lại từng đeo lon đại tá Mỹ, biết đâu thuộc thế lực thù địch, giả vờ ngoan ngoãn về nước để ngấm ngầm phá hoại thì sao? Chó ngáp phải ruồi thôi! Sau này, các nước đàn em cảnh giác hơn nhiều.
Tui chỉ kể chuyện thôi, ứ nhận xét gì sất.
Ai mà gớm thế? Cha đẻ của ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc đấy. Tên ông khi ở Mỹ là Hsue Shen Tsien.
Tốt nghiệp ĐH Giao thông Thượng Hải, năm 1935 Tiền Học Sâm sang Mỹ du học, năm 1939 lấy bằng tiến sĩ tại Học viện Công nghệ California, được giữ lại giảng dạy và tham gia chế tạo tên lửa. Thế chiến 2 bùng nổ, ông tham gia chế tạo bom nguyên tử. Sau chiến tranh, ông tham gia chế tạo tên lửa của quân đội Mỹ, mang lon đại tá. Từ đây, Tiền Học Sâm trở thành một trong những chuyên gia tên lửa hàng đầu thế giới.
Năm 1949 nước CHND Trung Hoa ra đời. Sự kiện này như quả tạ ném vào đĩa cân, đối đầu quốc tế lên đỉnh điểm. Hai phe cuống quýt chạy đua vũ trang, trọng tâm là vũ khí hạt nhân và tên lửa. Tình báo Hoa Nam tiếp cận và “giác ngộ” Tiền Học Sâm tính chuyện về nước. Đồng thời, CIA cũng ghi tên ông vào sổ đen, loại dần ra khỏi những nghiên cứu bí mật quân sự. Đơn xin trở về Tàu của ông bị chính phủ Mỹ gạt phắt. Thứ trưởng Bộ Hải quân Mỹ nói: “Tiền Học Sâm nắm được tất cả các bí mật của công trình tên lửa Mỹ, con người ấy có giá trị ngang với mấy sư đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tôi thà bắn chết người này còn hơn để ông ta về với Trung Quốc cộng sản”. Thế là ông bị quản thúc chặt, cắt mọi liên lạc với bên ngoài.
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên kế hoạch giải cứu. Tháng 4-1954 các nước lớn họp hội nghị Giơnevơ bàn về Triều Tiên và Đông Dương. Qua môi giới, phái đoàn Mỹ gặp phái đoàn Tàu để mặc cả. Tuy nhiên, Mỹ sẵn sàng đổi lủ khủ các kiều dân Tàu bị bắt tại Mỹ để đổi lấy các nhân viên tình báo Mỹ bị bắt ở Tàu và các phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Triều Tiên, chỉ trừ Tiền Học Sâm vì cớ: Tàu chưa có lý do thật sự thuyết phục.
Tình báo Tàu liên lạc với Tiền Học Sâm, bảo ông viết thư đề nghị chính phủ Tàu giúp ông trở về nước, rồi bí mật chuyển ra. Có bằng chứng này, Mỹ hết đường từ chối. Ngày 17-9-1955 Tiền Học Sâm (44 tuổi) cùng vợ và 2 con nhỏ trở về cố hương. Biết tin, nhà khoa học Von Karman thốt lên: “Thế là nước Mỹ biếu không cho Trung Quốc Đỏ một chuyên gia tên lửa xuất sắc nhất thế giới”.
Tiền Học Sâm được trọng dụng quá cỡ thợ mộc, muốn gì được nấy, cần gì có nấy, thường xuyên được Mao Chủ tịch mời nhậu (ảnh). Ông vừa nghiên cứu vừa đào tạo đội ngũ kế cận, khiến “công trình chế tạo tên lửa và bom nguyên tử của Trung Quốc hoàn thành sớm trước thời hạn ít nhất 20 năm”.
Thật vậy, chỉ 5 năm sau khi Tiền Học Sâm về nước, Tàu đã phóng thành công quả tên lửa đầu tiên (1960); năm 1964 thử thành công bom nguyên tử; năm 1970 phóng thành công vệ tinh nhân tạo Đông Phương Hồng 1; năm 2003 phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 chở người; năm 2008 phóng vệ tinh Hằng Nga bay quanh Mặt Trăng, trở thành quốc gia thứ 5 đưa được vật thể lên đó, sau Nga, Mỹ, Nhật và châu Âu; năm 2011 và 2016 phóng thành công 2 trạm không gian Thiên Cung; hôm 3-01-2019 lại phóng tàu vũ trụ hạ cánh ngon lành xuống bề mặt tối của Mặt Trăng. Kinh!
Có người phán: Thế mới gọi là trọng người tài chớ!
Nhiều kẻ giả nhời: Mất cảnh giác quá! Tay này thành phần trí thức tiểu tư sản, nhiễm nặng văn hóa Mỹ, lại từng đeo lon đại tá Mỹ, biết đâu thuộc thế lực thù địch, giả vờ ngoan ngoãn về nước để ngấm ngầm phá hoại thì sao? Chó ngáp phải ruồi thôi! Sau này, các nước đàn em cảnh giác hơn nhiều.
Tui chỉ kể chuyện thôi, ứ nhận xét gì sất.
Từ Facebook của nhà báo Hữu Thọ
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét