Năm 938 có một "sự cố" trên sông Bạch Đằng, khi 2 vạn quân Nam Hán đưa thuyền vào đây câu cá và bị quân Ngô Quyền đánh cho tan xác, Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo phải bỏ mạng trong "sự cố" này.
Trận chiến đã đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc Việt và tên tuổi của vị anh hùng Ngô Quyền được lưu truyền nghìn thu.
Những năm cuối thế kỷ XII, nước ta có 3 "sự cố" lớn, mà nát nhất là khi Hốt Tất Liệt đã cho con trai mình là Thoát Hoan thống lĩnh 50 vạn đại quân vào nước ta mua dê, câu nói cửa miệng "tiền nhiều như quân Nguyên" cũng từ đây mà ra.
Tuy nhiên với tài giải quyết "sự cố" được đào tạo chuyên nghiệp từ trường lý luận chính trị quần chúng nhân dân, Quốc công Trần Hưng Đạo đã chỉ huy quân đội nhà Trần đánh cho tan tác chim muông. Thoát Hoan đã phải chui trong rọ tre ngoài bọc đồng lá để tránh tên đạn và chấp nhận bị quân lính kéo lê dọc trên đường như lợn để hòng thoát thân.
Đến cuối thế kỷ XVII, lại một "sự cố" tại thành Thăng Long khi được sự giúp sức theo công hàm của đồng chí Lê Chiêu Thống, Tôn Sỹ Nghị đã mang 29 vạn đại quân nhà Thanh vào nước ta để phát quà tết cho trẻ em và những gia đình khó khăn.
Chưa kịp thưởng thức trà Việt Nam để xem trà Trung Quốc ngon hơn như thế nào, đã bị đạo quân của vua Quang Trung đánh cho không còn manh giáp, đồng chí Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng và cho quân lính kéo chạy để trốn về nước.
Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua hàng trăm nghìn cuộc chiến lớn nhỏ với giặc phương Bắc (Trung Quốc), tuy luôn là một nước nhỏ, nhưng Việt Nam chưa bao giờ nhược và sợ "sự cố" đến độ không dám kêu đích danh nó theo cách chủ ý của bọn ác tạo ra, mà chỉ dám nói mấp mé theo cách "chuyện này là vô tình, là ngoài ý muốn, chỉ là sự cố" như vậy.
Phen này không biết các tiền nhân có đội mồ mà sống dậy không nữa. 😁
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét